Chúng
xuyên tạc về công tác cán bộ và vu khống Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người
độc đoán, chuyên quyền, muốn triệt hạ ai, muốn đề bạt, bổ nhiệm ai đều do ông
quyết định: “Sau hai năm đấu với đá, ông
Nguyễn Phú Trọng đã ra tay dẹp được trụ Chủ tịch nước không thuận mắt và thay
vào đó là một thuộc hạ thân cận, đó là Võ Văn Thưởng. Ghế Thường trực Ban Bí
thư lần này do bàn tay ông Trọng sắp xếp, ngoài ông Trọng, chẳng ai thọc vào được.
Nếu quật được ghế Thủ tướng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa được người của ông
trám vào”… Những luận điệu này hết sức nhảm nhí, cố tình xuyên
tạc công tác cán bộ của Đảng và vu khống Tổng Bí thư độc đoán, gia trưởng, áp đặt
ý kiến cá nhân trong công tác nhân sự. Thực tế hơn 90 năm qua, cho thấy Đảng Cộng
sản Việt Nam là một khối thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ
làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách.
Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Trong toàn Đảng,
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, mọi cấp ủy đều thực hiện sự lãnh đạo tập
thể, thực hành dân chủ rộng rãi, mọi công việc đều được bàn bạc kỹ càng và quyết
định tập thể. Vì vậy, việc kỷ luật, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ của Đảng đều do cấp
ủy (theo phân cấp quản lý cán bộ) quyết định. Việc ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ
các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu và ông Võ Văn Thưởng được giữ chức Chủ tịch
nước, bà Trương Thị Mai giữ chức Thường trực Ban Bí thư đều phải triệu tập các
cuộc họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương, của Quốc hội để quyết định. Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thực hiện nghiêm túc và luôn nêu cao tinh thần
gương mẫu trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổng Bí thư phê phán mạnh
mẽ tình trạng tập trung quan liêu, gia trưởng, độc đoán, không tôn trọng ý kiến
cấp dưới, không phát huy trí tuệ tập thể và thường xuyên quán triệt sâu sắc rằng,
bất cứ người đứng đầu nào cũng không được lợi dụng quyền lực của mình để mưu cầu
lợi ích cá nhân/nhóm lợi ích và bất cứ người lãnh đạo nào cũng không tự đặt
mình ra ngoài tổ chức, tự cho mình nói và làm khác quyết định của tập thể.
Chúng
bịa ra trong “Tứ trụ” có “hai phe” và bình luận về tình thế của từng
“phe”: “Xem như, trong Tứ trụ có 4, thì chỉ còn
hai phe, phe 3 trụ và phe 1 trụ. Trong phe 3 trụ đó, ông Nguyễn Phú Trọng đều dễ
dàng sai khiến hai trụ kia. Nếu xét trong phạm vi lãnh đạo chủ chốt thì phe ông
Trọng chiếm 4 trong 5 người, và trong Bộ Chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng ảnh hưởng
hơn 50%. Cho nên, quyết định quan trọng nào ông Nguyễn Phú Trọng cũng dễ dàng
triển khai và thực hiện được. Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính giờ đây lấy 1 chọi
3 trăm bề khó khăn. Bên trên ông Phạm Minh Chính bị vây 3 phía, bên trong Chính
phủ, ông Chính bị sứt mẻ lực lượng đến 75%, thực sự ông Chính ở thế vừa bị bao
vây vừa sứt mẻ nội lực. Trong thế 1 chọi 3 trong Tứ trụ, ông Phạm minh Chính
đang muốn gia cố thành trì của ông trong Bộ Quốc phòng, để trụ vững trước các
“đòn thù” của phe địch”.
Mục
đích để “phe” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quật
ngã Thủ tướng Phạm Minh Chính mà bọn chúng nêu ra là: “Ông Phạm Mnh Chính thuộc loại “ngọa hổ tàng long”. Khi đang
là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Chính rất ngoan ngoãn, nhưng khi chớp cơ
hội nắm chức Thủ tướng, thì ông Chính không còn ngoan ngoãn dễ bảo nữa. Nếu
dùng loại người có chút mạnh mẽ làm thuộc hạ e là ông Trọng sẽ hao tổn năng lượng
để đối phó với những con người này. Ông Trọngmuốn lập nên trụ Thủ tướng
cũng là mẫu người “dạ vâng” như hai trụ đấy, thì xem như ông Nguyễn Phú Trọng
hoàn toàn kiểm soát tứ trụ. Nếu quật được ghế Thủ tướng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ
đưa được người của ông trám vào, đến lúc đó, hai tay ông Trọng có thể “xoay” được
cả 4 ghế trong Tứ Trụ”.
Toàn Đảng,
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn thực hiện lời căn dặn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ
gìn con ngươi của mắt mình”. Vì thế công tác xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng luôn được Đảng ta coi là nhiệm vụ hàng đầu, là nền tảng cho mọi
thành công. Đoàn kết thống nhất trong Đảng không chỉ là vấn đề sinh tử của từng
tổ chức đảng các cấp mà còn là sinh mệnh của toàn Đảng, là vấn đề sống còn của
cách mạng. Đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu của Đảng trong suốt hơn
90 năm qua. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là những
tập thể mẫu mực của đoàn kết nội bộ, không có chuyện phe này, phái nọ như bọn
chúng rêu rao. Từ đó, những lý do để loại bỏ Thủ tướng Phạm Minh Chính mà bọn
chúng tung ra là hoàn toàn bịa đặt và chỉ nhằm chống phá chúng ta về tổ chức
nhân sự, tập trung vào lãnh đạo cao cấp chủ chốt, chia rẽ đoàn kết nội bộ và
bôi nhọ các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, đặc biệt là xúc phạm, vu khống Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng.
Chuyện
bịa đặt, thêu dệt ra các phe phái trong nội bộ Đảng và đấu đá giữa các phe để
tranh giành quyền lực là việc làm thường xuyên và đã từ rất lâu của các thế lực
thù địch, chẳng có gì mới cả. Nhưng gần đây chúng chĩa mũi dùi, trực tiếp đến
các lãnh đạo chủ chốt của Đảng với sự xuyên tạc trắng trợn, giọng điệu, từ ngữ
thô thiển, xấc láo (ông Trùm, thuộc hạ, sai khiến,
quật ngã, thọc vào, ngoan ngoãn, đoàn thù của phe địch…) cho
thấy mức độ chống phá của chúng ngày càng điên cuồng, ngày càng thô bạo, xảo
quyệt. Đây chính là các thế lực thù địch triển khai thực hiện chủ trương “đánh
gục” số cán bộ đương chức, tập trung vào những đồng chí lãnh đạo chủ chốt,
trung kiên ở cấp cao, chúng gọi là đột phá vào những “boong ke” đề làm mất niềm
tin, mất chỗ dựa cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Nhưng ai tin bọn chúng? Tôi nghĩ
chỉ có bọn cơ hội chính trị, những kẻ chống phá, bất mãn với chế độ mới tin và
hùa theo những chuyện bịa đặt này. Còn đại đa số người dân, với trình độ nhận
thức cao hơn trước rất nhiều, và được tiếp nhận với nhiều luồng thông tin, đặc
biệt là tình hình thực tế đất nước hiện nay mà người dân hàng ngày chứng kiến
thì không ai tin vào những luận điệu xằng bậy kia. Thực tế đất nước từ khi đổi
mới, đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển
có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh
mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, bảo đảm mọi người dân được
hưởng lợi từ quá trình phát triển. GDP bình quân giai đoạn 2016 – 2019, đạt
6,8%. Năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19 nhưng nền
kinh tế vẫn tăng trưởng 3% là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng
dương trong khu vực và trên thế giới. Năm 2022, GDP tăng 8,02%, GDP bình quân đầu
người đã đạt 4.110 USD, tăng 400 USD so với năm 2021. Nền kinh tế Việt Nam phục
hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định , lạm phát trong tầm kiểm soát, các
cân đối lớn được đảm bảo. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, các thị
trường vận hành thông suốt tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tập
trung sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế
– xã hội, tạo được sự tin tưởng và ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Tình hình chính trị, xã hội ổn định, an toàn. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% năm 2010 xuống còn
3,8% năm 2020. Đánh giá của một số tổ chức quốc tế về tình hình phát triển của
Việt Nam cũng rất lạc quan: Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố chỉ số nhận thức
tham nhũng CPI hàng năm. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180 quốc gia và vùng
lãnh thổ, với 36 điểm. Năm 2021, Việt Nam tăng thêm 3 điểm (39 điểm) xếp thứ
87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 17 bậc so với năm 2020). Trong 10 năm
qua, Việt Nam là một trong 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cải thiện đáng kể về
chỉ số CPI. Chỉ số Hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 là 5,8, đứng thứ 65/150 quốc
gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Singapore,
Malaysia, Thái Lan), tăng 12 bậc từ vị trí 77 năm 2022 lên vị trí 65 năm 2023.
Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội nêu trên được nhân dân đánh giá
cao; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực. Kết quả của công cuộc đổi
mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhờ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đoàn kết
là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi, đoàn kết là then chốt của thành công. Đất
nước ta không thể có được cơ đồ như ngày nay, nếu Đảng bị chia rẽ bởi các phe
phái, lục đục đấu đá nhau để tranh giành quyền lực như bọn chúng bịa đặt./.
Viết Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét