Tuyên ngôn đầu tiên của Đảng ta về
văn hóa cách mạng
“Đề Cương văn hoá Việt Nam” (viết tắt:
Đề cương) là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa; có ý
nghĩa khai sáng, mở đường cho văn hóa nước nhà phát triển, thiết thực phục vụ sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề cương đã định
hướng toàn diện và sâu sắc những vấn đề có tính chất nền tảng về nguyên tắc, phương
châm, nhiệm vụ và phương hướng, giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho nền văn hóa Việt Nam do Đảng lãnh đạo thấm đẫm
tính nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Giá
trị và ý nghĩa đích thực của bản Đề cương là hiện thực cuộc sống cách mạng; đã
thể hiện sâu sắc ở sự khái quát cô đọng tư tưởng của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Bởi vì,
hơn 80 năm qua, dưới ánh sáng soi đường, dẫn lối của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đề
cương văn hóa Việt Nam 1943 đã lan tỏa, thấm sâu vào đời sống tinh thần xã hội
ta, góp phần tích cực trong giáo hóa, nâng tầm tư tưởng, định hình lối sống, đạo
đức cách mạng; tích cực tham gia xây dựng đời sống mới, nhất là tham gia ở tuyến
đầu – mặt trận nóng bỏng của cuộc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
Đất nước và nhân dân ta có được cuộc sống hòa
bình, hạnh phúc hôm nay, một phần quan trọng là do sự lan tỏa, tác động và ảnh
hưởng to lớn của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943.
Từ định kiến đến nhận thức sai lầm, cần
vạch trần, phản bác
Một
số người đã nhìn nhận thiếu biện chứng, đánh giá thiếu “khách quan, toàn diện,
cụ thể, lịch sử và phát triển”; phán xét sai lầm, thiếu chuẩn mực về tầm vóc,
giá trị, ý nghĩa của bản Đề cương văn hóa Việt Nam 1943. Họ cho rằng, bản Đề cương
chỉ có gần 1.500 chữ, ra đời đã lâu, bị quy định bởi thời cuộc và tính lịch sử
nên nó chỉ có “ý nghĩa nhất thời” và nó “đã hết vai trò lịch sử khi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp kết thúc”, “nó không liên quan đến nhiệm vụ xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ý kiến
này đã cố tình xuyên tạc giá trị, ý nghĩa của bản Đề cương và cáo buộc “các cơ
quan tham mưu của Đảng đã thổi phồng giá trị, ý nghĩa của bản Đề cương để mua
vui, làm đẹp lòng lãnh đạo”, “gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của
nhân dân”.
Với
thái độ hư vô lịch sử, những người này đã phớt lờ và làm ngơ hiện thực, không đếm
xỉa đến nội dung tư tưởng, quan điểm cơ bản của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 để
phục vụ cho ý đồ thâm sâu của họ là “cắt dán, lắp ghép, sao chép, xuyên tạc nội
dung của Đề cương” rồi quy chụp tác giả bản Đề cương “sao chép tư tưởng văn hóa
của chủ nghĩa Mác – Lênin và các văn bản bàn về văn hóa của Liên Xô, đã biến
cái chung thành cái riêng”, “của người phúc ta”. Họ phán rằng: “Đề cương không
xứng tầm là tuyên ngôn về văn hóa của Đảng”, “không thể đại diện cho đường lối
văn hóa của Đảng về nền văn hóa dân tộc Việt Nam” mà thực chất là phủ nhận vai
trò lãnh đạo văn hóa của Đảng ta.
Vào
hùa với các quan điểm lệch lạc, sai trái nêu trên, một số người dân đã thiếu tỉnh
táo trước cái nhìn định kiến hẹp hòi về Đề cương văn hóa Việt Nam 1943, đã vội
cho rằng, “báo chí, truyền hình và các hội thảo, tọa đàm khoa học đã tuyên truyền
thái quá về bản Đề cương”; rằng “hàng ngàn bài viết đăng trên các tạp chí, sách
báo…đều không có cái mới, sao chép giống nhau”, v.v..
Có
người còn cho rằng, các cơ quan chuyên trách của Đảng, Nhà nước đã “tìm cách
moi tiền của dân”, “thổi phồng” giá trị cơ bản của Đề cương và cáo buộc rằng,
các nhà lãnh đạo, nhà văn, nhà báo, nhà giáo “đã bịa ra nhiều nội dung tư tưởng
mà Đề cương không có, không bàn”, “đây là việc làm theo chỉ đạo của Ban Tuyên
giáo các cấp”, “không ít nhà báo đã phản ứng lại sự áp đặt này”… Dụng ý của
quan điểm này là “té nước theo mưa”, lấy cớ đợt tuyên truyền kỷ niệm 80 năm
Ngày ra đời bản Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 để ngầm ý phủ nhận chủ trương, đường
lối, chính sách văn hóa của Đảng, Nhà nước
Việt Nam; phủ nhận nền văn hóa XHCN; mà thực chất là xuyên tạc, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, thành quả cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo kể
từ ngày bản Đề cương ra đời đến nay.
Rõ
ràng, điệp khúc nêu trên là “bồn cũ soạn lại”, đã “tua đi tua lại nhiều lần”, cốt
để làm lung lay ý chí, lập trường, quan điểm của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và
quần chúng; làm cho họ hiểu sai chủ trương, đường lối, phương hướng phát triển
văn hóa cách mạng mà Đề cương đã vạch ra. Họ đã cố tình xuyên tạc lịch sử, phủ
nhận các ý kiến cụ thể trong những tình huống cụ thể, rồi nhấn mạnh sự lý giải
của tư tưởng văn hóa phải gắn với thời cuộc, thời kỳ. Đồng thời, họ đã lấy một
vài ý kiến, một vài luận điểm nào đó để quy kết sự sai lầm của Đảng, thổi phồng
“tính hạn chế bởi tính lịch sử của bản Đề cương quy định”; cho rằng chủ trương,
đường lối, phương hướng văn hóa do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là “thực hiện mục
tiêu đảng hóa văn hóa”, “chính trị hóa văn hóa”, “Đảng đã đem ý kiến chủ quan để
áp đặt một cách sai lầm cho đường lối văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự trì trệ của đất
nước hiện nay; thậm chí những người này đã đòi Đảng ta phải từ bỏ nguyên tắc
này hay nguyên tắc khác trên cơ sở “kết tội” bản Đề cương “thiếu chính xác về mặt
khoa học”, “không có tính dân tộc, đại chúng”; không còn sức sống, chẳng cần kế
thừa, vận dụng bản Đề cương đã viết hơn 80 năm trước đây vào thời kỳ mới do cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư xác lập các giá trị văn hóa mới, v.v..
Những giá trị căn cốt của Đề cương
văn hóa Việt Nam 1943
Trái
với các quan điểm sai trái, cáo buộc nêu trên; thực tiễn cách mạng Việt Nam đã
khẳng định: Đề cương là kiểu mẫu về phân tích, đánh giá thực trạng đời
sống văn hoá của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và
phát xít Nhật, chỉ ra nguy cơ “bị tha hóa, biến chất” bởi
“sự xâm lăng của văn hoá ngoại lai” đối với dân tộc Việt Nam bởi ách thống
trị của quân xâm lược và bè lũ tay sai.
Nhân
dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đều hiểu rằng, dưới ách thống trị của quân xâm lược,
các giá trị nhân văn, nhân đạo và bản sắc của nền văn hóa dân tộc “đã bị bào
mòn, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đã bị tước bỏ” vì quân xâm lược và bè lũ tay
sai cùng vào hùa với nhau để “trói buộc và giết chết nền vǎn hoá dân tộc”.
Phản
ánh đúng tình hình thực tiễn ấy, bản Đề cương đã chỉ ra quan điểm, mục tiêu,
nguyên tắc, nhiệm vụ và đề xuất các biện pháp đấu tranh chống lại “chính sách
ngu dân”, chống lại sự xâm nhập, ảnh hưởng của các sản phẩm văn hoá phản động,
gây họa cho dân tộc, nhất là tác hại của trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải
lương, bi quan, bế tắc, làm thui chột và suy giảm ý chí, nhuệ khí, tinh thần
tham gia kháng chiến, kiến quốc của quần chúng nhân dân…Điều này đã được nhiều
văn nghệ sĩ, nhà báo cách mạng đã lên tiếng khẳng định; bác bỏ các quan điểm
sai trái, vu khống, cáo buộc bởi cái nhìn đầy định kiến hẹp hòi, lệch lạc đối với
bản Đề cương.
“Đề cương văn hoá Việt Nam” đã: (1) Xác định rõ phạm vi, vị
trí, nội dung và vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc
và cách mạng xã hội chủ nghĩa; (2) Cách mạng văn hóa muốn thành công nhất
thiết phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (3) Để thực hiện cuộc cách
mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”: “dân tộc, đại
chúng và khoa học”; (4) Xây dựng một nền văn hóa mới cần nhiều hình
thức, đồng thời, phải kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ “xây” và “chống”,
“xây” là chính, “chống” là quan trọng.
Dấu ấn đặc sắc của “Đề Cương hoá Việt Nam” là chỉ rõ tính chất phản động của “chính
sách văn hoá ngu dân”, “đầu độc dân” và “sự tàn bạo của thực dân Pháp và
phát xít Nhật”. Qua đó, trình bày những định hướng lớn để xây dựng nền văn hóa mới. Đồng thời, trang bị lý luận cơ bản cho cán bộ,
chiến sĩ làm công tác văn hóa – tư tưởng của Đảng. Đề Cương khẳng
định: Văn hóa là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt
trận ấy. Cùng với mặt trận kinh tế và chính trị, mặt trận
văn hóa phải đưa được đường lối của Đảng đến cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhanh
nhất, hiệu quả nhất; xây dựng được văn hoá cách mạng, tiến tới xây dựng nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN.
Thực
tế này đã được sử sách và thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định tầm vóc, giá
trị, ý nghĩa của bản Đề cương. Những người bất mãn, bất đồng chính kiến với Đảng,
Nhà nước ta dù có dùng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khác nhau để
xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Đề cương thì cũng không thể lừa gạt được
nhân dân ta; không ai tin chúng. Bởi lẽ, nội dung của bản Đề cương đọng lại vô
cùng sâu sắc ở tính toàn diện, tầm tư tưởng lớn, nhất là 3 nguyên tắc chỉ đạo
xây dựng nền văn hóa mới: dân tộc – đại chúng – khoa học, xuyên suốt các cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó luôn được cập
nhật, bổ sung một số điểm mới, mang tính bộ phận, còn mặt đường lối, phương hướng
trong nội dung cốt lõi thì nhất quán và được giữ nguyên bản cho tới ngày nay;
nó rất cần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không có bản Đề cương, chúng ta không thể
giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, tiến hành công
cuộc đổi mới thành công, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành tựu
của văn hóa cách mạng thật to lớn, được Đảng ta khẳng định tại Hội nghị văn hoá
toàn quốc lần thứ 75 ngày 24-11-2021. Đảng ta đã đánh giá thực trạng, kết quả
xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới, khái quát những
bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hoạt động xây
dựng, phát triển nền văn hóa cách mạng với những phẩm chất tốt đẹp, hướng đến
chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học;
thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Chấn hưng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ mới
Bước
qua những thiên kiến hẹp hòi, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và cái
nhìn siêu hình, duy tâm; nội dung tư tưởng của bản Đề cương văn hóa Việt Nam
1943 tiếp tục được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kế thừa, bổ sung, phát triển,
làm phong phú qua thực tiễn lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; rõ nhất là quan điểm, định hướng xây dựng, phát triển nền văn hóa nước
nhà trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và
phát triển nền văn hóa của dân tộc trong thời kỳ mới. Tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất
nước…, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của
mọi người dân Việt Nam. Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển,
hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp gắn với giữ gìn, phát huy giá trị
gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia dân tộc kết hợp nhuần
nhuyễn với giá trị truyền thống với giá trị thời đại.
Thực
tiễn cách mạng Việt Nam bác bỏ các quan điểm lệch lạc, sai trái về tầm vóc, giá
trị, ý nghĩa của bản Đề cương. Đồng thời, chứng minh sức sống mãnh liệt của những
quan điểm cơ bản mà Đề cương văn hóa Việt Nam đã xác định. Tiếp tục khẳng định giá
trị nền “gốc”, cốt lõi của bản Đề cương và định hướng cho sự nghiệp đổi mới,
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hôm nay và mai sau.
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đến bến bờ
vinh quang, hạnh phúc, sự thật là như vậy; không thể đảo ngược. Trước đây và hiện
nay, mãi mãi không bao giờ có chuyện những người thiếu văn hóa lại đứng ra phán
xét bản Đề cương văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa của Đảng. Những kẻ luôn
có định kiến sai lầm và cái nhìn lệch lạc, sai trái về Đề cương văn hóa Việt
Nam 1943 cần phải vạch mặt, xử lý đúng với đạo lý và pháp lý Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét