Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Anh Trang ơi...Anh lẫn quá rồi đấy!

Từ lâu, nhân danh chống Trung Quốc xâm lược đã được những kẻ chống phá đất nước khoác lên hòng che giấu dã tâm thực sự của mình. Bởi vậy, họ săn lùng, bấu víu, không bỏ sót bất cứ “cơ hội” nào để tìm cớ công kích, lên án Đảng, Nhà nước “lãng quên”, “hèn nhát hòng lòe bịp, kích động dân chúng bất mãn, hoài nghi quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chế độ hiện nay.


Chẳng hạn, như dịp tưởng niệm trận hải chiến chống quân Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (14/03/1988) mới đây, những kẻ tự xưng là yêu nước, đấu tranh dân chủ cho Việt Nam như ông Mạc Văn Trang lại tìm cớ để công kích chế độ, bất kể nhà nước đang hành xử sơ sót hay thỏa đáng. Chẳng hạn, khi biết tỉnh Khánh Hòa và Đà Nẵng vừa tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma, ông ta liền dèm pha rằng các cấp chính quyền đã theo sau họ trong những hoạt động tri ân kiểu này. Ông ta viết trên Facebook cá nhân:

“Nhớ hồi Nông Đức Mạnh làm TBT, thấy người dân viết tắt hai chữ HS, TS công an cũng sục sạo truy tìm thủ phạm; cái bia  ở Lạng Sơn phải đục bỏ chữ chống quân xâm lược Trung Quốc…

Đến những năm sau, dân tụ tập Tưởng niệm ngày 27/2 đồng bào và chiến sĩ bị Trung cộng xâm lược giết hại; Tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa 1974, hy sinh ở Gạc Ma 1988 đều bị phá quấy, dẹp bỏ…

“Lòng dân” không hợp “ý Đảng”!

Nay thấy việc Tưởng niệm 64 chiến sĩ bị quân Trung cộng thảm sát ở Gạc Ma 1988, đã được Đảng cho tổ chức công khai rồi.

Vậy là trong việc này, “Ý Đảng” theo kịp “Lòng Dân”?”

Trong status của mình, Mạc Văn Trang đã cố tạo ấn tượng rằng nhà nước Việt Nam từng ngăn cấm mọi sự đả động đến trận Gạc Ma. Nhưng mô tả này của ông ta rất sai lệch so với sự thật lịch sử. Trong thực tế, ngay sau ngày 14/03/1988, chính phủ Việt Nam đã lập tức lên tiếng phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại bãi đá Gạc Ma. Những bài báo ở thời điểm đó, thật đáng ngạc nhiên khi Mạc Văn Trang không nhớ chúng.

Khác hẳn với mô tả của ông ta, Nhà nước Việt Nam cũng đã ghi ơn đầy đủ những chiến sĩ đã tham gia trận hải chiến. Tàu HQ 505 được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Các chiến sĩ Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được truy tặng và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Hàng chục tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công các loại.

Gần đây, việc ghi ơn này còn được luật hóa. Hướng dẫn số 124/HD-CT ngày 22/01/2015 của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam có quy định như sau:

“III. KHEN THƯỞNG Ở TUYẾN 1 BIÊN GIỚI PHÍA BẮC, HẢI ĐẢO XA

1) Đối tượng khen thưởng: Quân nhân, công nhân viên quốc phòng có thời gian phục vụ dài hạn ở tuyến 1 biên giới phía Bắc, ở hải đảo xa được xét khen thưởng theo niên hạn như sau: những người có 05 năm trở lên phục vụ trong quân đội, trong đó có 03 năm làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa, hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên được tặng thưởng Huân chương Chiến công, tùy theo thành tích của mỗi người.

2) Tiêu chuẩn khen thưởng:

– Huân chương Chiến công hạng Nhất tặng: Những người có 07 năm trở lên làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa, trong đó có 01 năm trở lên là cán bộ tiểu đoàn.

– Huân chương Chiến công hạng Nhì tặng: Những người có 05 năm trở lên làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa, trong đó có 01 năm trở lên là cán bộ đại đội.

– Huân chương Chiến công hạng Ba tặng: Những người có 05 năm trở lên phục vụ trong quân đội, trong đó có 03 năm làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa.”

Việc tưởng niệm trận hải chiến Gạc Ma cũng không phải là điều mới mẻ gì. Từ nhiều năm nay, các cấp chính quyền đã thường xuyên tổ chức những lễ tưởng niệm có hàng nghìn người tham dự:

Những lễ tưởng niệm ấy diễn ra lặp đi lặp lại hàng năm, tại sao ông Mạc Văn Trang có thể không biết? Vì ông Mạc Văn Trang và đồng bọn của ông không còn đọc báo, mà chỉ ngồi dưới đáy giếng với nhau? Hay vì ông không dám nhớ những dữ kiện trái với định kiến của mình?

Hay nếu ghi nhận những hoạt động tri ân vừa nêu, ông ta sẽ không thể khoác lớp áo “chống Tàu” lên các cuộc biểu tình chống chế độ, để rồi thừa cơ lu loa là mình bị đàn áp vì “xuống đường bảo vệ biển đảo”?

Qua đó càng thấy, chỉ vì dã tâm đen tối, cho dù là một kẻ có trình độ, học vấn và lớn tuổi như ông Mạc Văn Trang trong làng zân chủ kia mà còn hành xử nhem nhuốc như vậy, trách sao đám hậu bối đồng bọn của ông ta luôn lật trắng đổi đen, gian manh, trắng trợn không chừa thứ gì không xuyên tạc, bịa đặt, bất chấp bị dư luận nhiều lần vạch trần, chỉ mặt đặt tên những thủ đoạn đó./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét