Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Pháp luật là phương tiện để Nhà nước điều hòa lợi ích và phát triển hài hòa, ổn định xã hội

 




Trên trang Tiếng Dân News, ngày 24/9/2023 có bài viết của Nguyễn Thông với tiêu đề: “Luật để làm gì” Nội dung bài viết nói về vụ băng bó gốc cây, cột điện..từ đó nêu ra và nhấn mạnh rằng đây là một trong muôn vàn ví dụ nhằm bôi xấu và xằng bậy, xỏ xiên rằng ở đó là sự bất lực, yếu kém, ấu trĩ … của chính quyền cơ sở. Tác giả cho rằng việc này nằm trong tầm tay của quản lý đô thị tại địa phương nhưng ngặt cái dính vào xử lý rất phiền phức mất nhiều thời gian, công sức mà chẳng có lợi lộc gì như việc quản lý cát, đất, đá xây dựng. Thực ra, mọi điều chỉ làm khi có lợi ích cá nhân của chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ công chức nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn nhận công bằng thì điều mà bài viết nêu ra không hoàn toàn sai, tuy nhiên góc nhìn còn phiến diện chưa đầy đủ, đánh giá còn tiêu cực, bởi giải pháp chung trong thực thi pháp luật là làm sao cho hiệu quả, phù hợp thì còn phải tính, bởi pháp luật là đời sống, và đời sống sẽ giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.

Vai trò của pháp luật trong việc góp phần định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển, Nhà nước cũng như pháp luật là công cụ và phương tiện đảm đương vai trò dẫn dắt và chi phối xã hội bằng việc kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý như nhau đối với các thành viên trong xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau phát huy khả năng của mình để khởi nghiệp và phát triển. Pháp luật đảm đương vai trò kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý bình đẳng cho mọi thành viên của xã hội phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực để hoàn thiện và phát triển bản thân mình, đồng thời phát triển xã hội. Với vai trò này, xã hội nói chung và các thành viên của xã hội nói riêng sẽ có điều kiện để phát triển. Pháp luật là phương tiện có khả năng bảo đảm bình đẳng xã hội. Bởi pháp luật của nhà nước pháp quyền XHCN là những giá trị bình đẳng mà xã hội có, xã hội cần và ủng hộ. Nhà nước lại có một bộ máy hùng mạnh với các cơ quan, tổ chức bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nên bình đẳng và công bằng xã hội được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật có khả năng trở thành hiện thực. Vì vậy, nhà nước có vai trò đối với phát triển xã hội và quản lý được quá trình phát triển đó, để xã hội không rơi vào trạng thái rối loạn hoặc phát triển tự phát, thiếu tổ chức và kỷ luật. Pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước điều hòa lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, bảo đảm cho xã hội phát triển hài hòa và ổn định. Xã hội luôn có xu hướng phân hóa giàu nghèo do sự tác động của nhiều yếu tố. Đó có thể là sự phân hóa giàu nghèo do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, do sự yếu thế của bản thân một lớp người nào đó, như bị bệnh tật, bị khuyết tật bẩm sinh, những người già yếu, những người có nhiều đóng góp cho xã hội, như thương binh, gia đình liệt sĩ…Pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, giữ gìn an ninh, an toàn xã hội cho con người. Vì vậy, pháp luật XHCN có vai trò là phương tiện phát triển con người và quản lý quá trình đó để cho con người được sống tốt hơn, an ninh hơn, có điều kiện để phát triển bản thân và phát triển xã hội một cách bền vững. Nó là phương tiện có hiệu lực và hiệu quả trong việc thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng ta về xây dựng con người mới.

Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đối với đời sống xã hội, pháp luật có những vai trò nổi bật sau đây:

Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ nhất định. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể. Qua đó, pháp luật củng cố và tàng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù họp với quy luật khách quan. Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó. Ngược lại, pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đời sống, trái với mục đích, định hướng của nhà nước.

Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, kể cả các cuộc cải cách, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược lại, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hẳn. Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chỉnh các biến đổi xã hội quan trọng đó” Bằng pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự tồn tại của chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo ngược, vì vậy đừng xuyên tạc, phủ nhận toàn bộ những giá trị, ý nghĩa quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội./.

 Duyên Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét