Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

Tôi yêu Tổ quốc tôi!

 Trần Quyết Chiến sinh năm 1984 là một trong những tay cơ hàng đầu Việt Nam, từng 4 lần tham dự World Cup Billiards và xếp hạng ba thế giới. Ngày 23/9, Trần Quyết Chiến được mời tham dự một sự kiện thi đấu giao hữu do Liên đoàn Billiards thế giới (UMB) phối hợp Liên đoàn Billiards và Snooker Trung Quốc (CBSA) tổ chức tại Thượng Hải. Giải đấu này có sự tham dự của 04 tay cơ hàng đầu thế giới ở nội dung carom ba băng, gồm: Dick Jaspers (Hà Lan), Tayfun Tasdemir (Thổ Nhĩ Kỳ), Cho Myung Woo (Hàn Quốc) và Trần Quyết Chiến của Việt Nam.

Cơ thủ Trần Quyết Chiến

       Ở ngày thi đấu đầu tiên, trận đấu giữa Trần Quyết Chiến và Dick Jaspers đã bị lồng ghép hình ảnh “đường lưỡi bò” trên sóng truyền hình. Cụ thể, trong quá trình diễn ra trận đấu của Trần Quyết Chiến và Dick Jaspers, truyền hình trực tiếp có chiếu chậm một đoạn lồng ghép hình “đường lưỡi bò”. Lúc này, do Trần Quyết Chiến đang thi đấu nên không thấy, nhưng sau đó anh đã được thông báo về hình ảnh vi phạm chủ quyền này. Ngay khi nắm được thông tin và trao đổi qua điện thoại với huấn luyện viên Nguyễn Việt Hòa, cơ thủ Trần Quyết Chiến quyết định bỏ giải và trở về nước (ngày 23/9), không thông báo lý do cụ thể với Ban tổ chức giải.   Hành động này của cơ thủ Trần Quyết Chiến được dư luận nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ. Bởi, ý thức, lòng tự tôn dân tộc của Trần Quyết Chiến!

          Được biết, sau khi xảy ra vụ việc, Chủ tịch Liên đoàn Billiards thế giới đề nghị Trần Quyết Chiến giải thích nguyên nhân bỏ giải. Và ngày 25/9, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi Liên đoàn Billiards thế giới để nói rõ lý do Trần Quyết Chiến bỏ giải đấu ở Trung Quốc vì “đường lưỡi bò”; đồng thời, đề nghị Ban tổ chức giải phải tôn trọng các bên tham gia.

          Chúng ta đều biết, mặc dù Nhà nước, Nhân dân Việt Nam đã nhiều lần cực lực phản đối và không công nhận cái gọi là “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc; nhiều nước trong khu vực cũng không công nhận việc phi lý này. Song đã rất nhiều lần Trung Quốc đã cố tình sử dụng hình “đường lưỡi bò” vào các tổ chức có sự tham gia của nhiều người, không phải chỉ có lần này. Hành động cơ thủ Trần Quyết Chiến bỏ giải đấu ở Trung Quốc vì “đường lưỡi bò” là câu trả lời cho Trung Quốc thấy sự thiếu tôn trọng chủ quyền Việt Nam. Đó là tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước để Trung Quốc và thế giới nhìn rõ về chủ quyền Việt Nam đã được thế giới công nhận! Chiến đã không màn danh tiếng, danh dự của mình để chọn lòng yêu nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quê hương mình, dù tự động bỏ giải có thể bị phạt. Nếu vẫn tiếp tục tham gia thi đấu, thì khác nào công nhận cái “đường lưỡi bò” phi lý đó, để nó được quảng bá rộng rãi, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, khi mà có một cơ thủ Việt Nam thi đấu quảng bá nó.

Thật là một hành động yêu nước, khi mà họ không tôn trọng ta, ta cần gì giải, ta cần Tổ quốc trên hết! Hành động này của Chiến sẽ nhắc nhở mọi người “Nên biết Tôi là ai và Tôi từ đâu tới”! Hoan hô Trần Quyết Chiến đã hành động đúng! Bởi, tinh thần dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc vẫn luôn là cao nhất, Anh đã là nhà vô địch yêu nước trong lòng chúng tôi!

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Vì sao người Việt hào hứng trước việc BBC đóng cửa ban Việt ngữ?

 

Trò xuyên tạc rẻ tiền của VOA

BBC Tiếng Việt cùng một số ban châu Á khác chính thức tổ chức buổi chia tay hôm 22/9 tại trụ sở của BBC ở London, đánh dấu chấm hết cho chương trình kéo dài hơn 70 năm, tính từ buổi phát sóng đầu tiên hôm 6/1/1952. Nguyên nhân được cho là vấn đề tài chính.

Đây thực sự là tin sốc với kẻ xưng danh “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” cả trong và ngoài nước, bởi với họ, như chính từ tiết lộ nội bộ nhóm Nhật ký yêu nước, BBC Việt ngữ được xem “đẳng cấp truyền thông”, “giá trị”, “khả tín” hơn mấy trang báo lá cải, nhảm nhí của nước ngoài về Việt Nam, kể cả so sánh với VOA, RFA. Với những kẻ chống phá trong nước, được xuất hiện và được BBC Việt ngữ, họ sẽ đáng giá hơn trong mắt chính giới quốc tế, nhà tài trợ phi chính phủ. Bởi vậy những kẻ chống phá trong nước từng “hiện diện” trên BBC như Nguyễn Lân Thắng, chẳng hạn, luôn tỏ vẻ “tự hào” và “đẳng cấp” hơn đồng bọn của họ. Dẫn chứng như vậy để hiểu rằng, sự ra đi của BBC Việt ngữ  đồng nghĩa với việc, cái được gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam” mất đi hẳn một kênh lăng xê, quảng cáo có tính “thương hiệu quốc tế”.

Mặc dù nguồn tài chính của BBC dựa vào các nguồn thu từ truyền thông, quảng cáo, nhưng thực chất bên trong ai cũng biết, BBC tồn tại nhận được nhiều nguồn tài trợ của cơ quan ngoại giao và tình báo của Vương quốc Anh. Có lẽ hơn 7 thập kỷ hoạt động nhưng hiệu quả họat động không như mong muốn nên mới đây, BBC Tiếng Việt cùng một số ban Châu Á khác đã phải nói lời chia tay để tiết kiệm ngân sách của Thế giới vụ của BBC. BBC Vietnamese sẽ đóng cửa văn phòng tại London và chuyển văn phòng về Bangkok (Thái Lan). Đi kèm với quyết định này là việc BBC sẽ sa thải hàng loạt nhân viên của ban này, từ 10 người rút xuống còn 3 người – tức là nằm trong trạng thái thoi thóp chờ chết.

Như vậy, từ nay, BBC Tiếng Việt với vài nhân sự ở Văn phòng Thái Lan sẽ không còn cấp kinh phí hàng ngàn USD mỗi tháng để “nuôi” dàn “cộng tác viên” kiểu như Nguyễn Lân Thắng, chuyên cung cấp tin bài, trả lời phỏng vấn bóp méo diễn biến tình hình liên quan đến Việt Nam theo ý đồ chính trị của thế lực ngoại bang nữa. Với 3 nhân sự ở Thái Lan, BBC Việt ngữ bề ngoài cùng lắm chỉ được duy trì như tờ báo mạng chuyên đi xào xáo, cắt dán tin tức về Việt Nam, chìm nghỉm trong hàng vạn trang tin, báo mạng khác

Điều này lý giải vì sao tin này lại được dân mạng trong nước chào đón, vui mừng, chia sẻ rộng rãi với đủ bình luận hưởng ứng. Đối với dư luận trong nước thì từ lâu BBC Việt ngữ đã được ví von với nhiều cụm từ thậm tệ (chẳng hạn như “Báo Bồn Cầu”) nhằm lên án bản chất hoạt động của nó đằng sau thương hiệu truyền thông đồ sộ lâu đời. Trên các diễn đàn mạng xã hội những ngày qua, nhiều bình luận thẳng thắn chỉ ra rằng, đây là kết quả tất yếu của một cơ quan truyền thông nuôi dưỡng rặt thành phần cực đoan kiểu chống cộng cờ vàng hải ngoại, tài trợ khủng cho các cây bút chống phá đất nước chuyên đăng tin sai sự thật về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Nội dung viết về Việt Nam của BBC Việt ngữ lâu nay trái ngược hẳn với tiêu chí “hướng tới báo chí chính xác, trung lập, độc lập, công bằng”. Khi bạn không còn là hãng truyền thông đúng nghĩa, người đọc sẽ quay lưng và cái kết phải đóng cửa sẽ xảy ra – không sớm thì muộn. Họ mong mỏi, không biết bao giờ sẽ là ngày tàn của RFA, VOA Tiếng Việt… giống như anh bạn BBC Việt ngữ kia?

Có thể nói, trong thời đại số, với nguồn tin rộng mở, người đọc dễ dàng kiểm chứng những thông tin thiếu khách quan, sai sự thật và cung cách truyền thông ác ý. Khi lượng người xem sụt giảm, dẫn đến các nguồn thu khác tuột dốc theo thì án tử chỉ là vấn đề thời gian.

Hy vọng rằng với sự đóng cửa của BBC Việt ngữ là bài học cảnh tỉnh cho những cơ quan truyền thông nước ngoài như RFI, RFA, VOA – mặc dù ai cũng biết rằng sự tồn tại của những “công cụ tâm lý chiến” này do sự dung túng, hậu thuẫn từ Chính phủ phương Tây, nhưng nếu không thay đổi, ngày càng mất uy tín với người đọc trong thời đại truyền thông số bùng nổ như hiện nay, thì bản án tử sớm đến với họ. Bởi không một thế lực nào chấp nhận nuôi dưỡng mãi những quân cờ không còn hữu dụng cả.

 

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Pháp luật là phương tiện để Nhà nước điều hòa lợi ích và phát triển hài hòa, ổn định xã hội

 




Trên trang Tiếng Dân News, ngày 24/9/2023 có bài viết của Nguyễn Thông với tiêu đề: “Luật để làm gì” Nội dung bài viết nói về vụ băng bó gốc cây, cột điện..từ đó nêu ra và nhấn mạnh rằng đây là một trong muôn vàn ví dụ nhằm bôi xấu và xằng bậy, xỏ xiên rằng ở đó là sự bất lực, yếu kém, ấu trĩ … của chính quyền cơ sở. Tác giả cho rằng việc này nằm trong tầm tay của quản lý đô thị tại địa phương nhưng ngặt cái dính vào xử lý rất phiền phức mất nhiều thời gian, công sức mà chẳng có lợi lộc gì như việc quản lý cát, đất, đá xây dựng. Thực ra, mọi điều chỉ làm khi có lợi ích cá nhân của chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ công chức nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn nhận công bằng thì điều mà bài viết nêu ra không hoàn toàn sai, tuy nhiên góc nhìn còn phiến diện chưa đầy đủ, đánh giá còn tiêu cực, bởi giải pháp chung trong thực thi pháp luật là làm sao cho hiệu quả, phù hợp thì còn phải tính, bởi pháp luật là đời sống, và đời sống sẽ giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.

Vai trò của pháp luật trong việc góp phần định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển, Nhà nước cũng như pháp luật là công cụ và phương tiện đảm đương vai trò dẫn dắt và chi phối xã hội bằng việc kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý như nhau đối với các thành viên trong xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau phát huy khả năng của mình để khởi nghiệp và phát triển. Pháp luật đảm đương vai trò kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý bình đẳng cho mọi thành viên của xã hội phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực để hoàn thiện và phát triển bản thân mình, đồng thời phát triển xã hội. Với vai trò này, xã hội nói chung và các thành viên của xã hội nói riêng sẽ có điều kiện để phát triển. Pháp luật là phương tiện có khả năng bảo đảm bình đẳng xã hội. Bởi pháp luật của nhà nước pháp quyền XHCN là những giá trị bình đẳng mà xã hội có, xã hội cần và ủng hộ. Nhà nước lại có một bộ máy hùng mạnh với các cơ quan, tổ chức bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nên bình đẳng và công bằng xã hội được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật có khả năng trở thành hiện thực. Vì vậy, nhà nước có vai trò đối với phát triển xã hội và quản lý được quá trình phát triển đó, để xã hội không rơi vào trạng thái rối loạn hoặc phát triển tự phát, thiếu tổ chức và kỷ luật. Pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước điều hòa lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, bảo đảm cho xã hội phát triển hài hòa và ổn định. Xã hội luôn có xu hướng phân hóa giàu nghèo do sự tác động của nhiều yếu tố. Đó có thể là sự phân hóa giàu nghèo do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, do sự yếu thế của bản thân một lớp người nào đó, như bị bệnh tật, bị khuyết tật bẩm sinh, những người già yếu, những người có nhiều đóng góp cho xã hội, như thương binh, gia đình liệt sĩ…Pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, giữ gìn an ninh, an toàn xã hội cho con người. Vì vậy, pháp luật XHCN có vai trò là phương tiện phát triển con người và quản lý quá trình đó để cho con người được sống tốt hơn, an ninh hơn, có điều kiện để phát triển bản thân và phát triển xã hội một cách bền vững. Nó là phương tiện có hiệu lực và hiệu quả trong việc thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng ta về xây dựng con người mới.

Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đối với đời sống xã hội, pháp luật có những vai trò nổi bật sau đây:

Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ nhất định. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể. Qua đó, pháp luật củng cố và tàng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù họp với quy luật khách quan. Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó. Ngược lại, pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đời sống, trái với mục đích, định hướng của nhà nước.

Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, kể cả các cuộc cải cách, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược lại, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hẳn. Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chỉnh các biến đổi xã hội quan trọng đó” Bằng pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự tồn tại của chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo ngược, vì vậy đừng xuyên tạc, phủ nhận toàn bộ những giá trị, ý nghĩa quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội./.

 Duyên Hải

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

Việt Tân “cướp” bản quyền của ông Biden

 

Thủ tướng gặp gỡ kiều bào tại Mỹ

Dưới cái tít cụt lủn “Quay xe?”, trang Việt Tân vừa tung ra cái “tut “Thủ tướng Phạm Minh Chính “qua Mỹ – quy mã”…. Ngôn ngữ bình dân gọi là “quay xe…”, ngay khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp Việt kiều tại San Francisco sáng ngày 18/9 vừa qua.

Với giọng điệu ấy, Việt Tân không chỉ nhằm phá bĩnh hoạt động của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tại Mỹ, mà còn xuyên tạc trắng trợn quan điểm của Đảng CSVN và Nhà nước Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó hơn 2,2 triệu người tại Mỹ là bộ phận quan trọng.

Sự thật luôn có sức nặng. Thế nên, trừ những những kẻ giả danh “nhà dân chủ” và một số tổ chức phản động cố tình nhắm mắt, xuyên tạc, còn lại, người Việt Nam, cả trong và ngoài nước, đều không thể mắc lừa.

Thứ nhất, chẳng hề có cái gọi là “qua Mỹ – quy mã” như  Việt Tân xỏ xiên. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tới Mỹ lần này là để tham dự phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ (Sau đó, ông Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Brazil, từ ngày 17 đến 26/9).

Thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo trong cuộc họp báo quốc tế ngày 14/9. Nghĩa là, đây là một chuyến công cán theo kế hoạch. Chương trình hoạt động của ông Thủ tướng được dự kiến trước với các sự kiện chính: dự và phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao, hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu, Hội nghị cấp cao về sẵn sàng ứng phó và phòng chống đại dịch, hội kiến Tổng Thư ký LHQ và Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, có tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế, cùng một số hoạt động song phương tại Mỹ.

 Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, sự hiện diện của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam là đàng hoàng, chính đáng, thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ, sao  Việt Tân lại có thể nhạo báng thành “quy mã”?

Thứ hai, và điều này mới thể hiện rõ hơn sự xuyên tạc sự thật đến trơ tráo, trắng trợn của Việt Tân: Tiếp theo của cái “tut” đó, họ hạ bút rằng ông Phạm Minh Chính , vì “quy mã” nên “đã thay giọng điệu hằn học xưa nay, đổi bằng một thái độ đúng đắn hơn về người Việt tại Mỹ, (khi nói rằng): “Cộng đồng 2,2 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ là một trong những cộng đồng thành công, năng động, sáng tạo nhất tại nước này”.

Chết nỗi, câu nói đó chẳng phải của ông Phạm Minh Chính. Nó là của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nó được ghi rành rành trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện (phần Văn hóa – Giao lưu nhân dân – Thể thao – Du lịch), nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-11/9/2023, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (nguyên văn: “Tổng thống Biden khẳng định cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Việt là một trong những cộng đồng thành công, năng động, sáng tạo nhất tại Hoa Kỳ.”)

Là tổng thống một siêu cường như Mỹ, trước khi phát câu có cánh đó, hẳn người đứng đầu Nhà Trắng phải nghiền ngẫm nhiều lắm để không thoát ly thực tế những kết quả cộng đồng người Việt Nam gặt hái được ở “xứ cờ hoa”.


Giọng điệu lật lõng, xuyên tạc đổi trắng thay đen của Việt Tân

Trong cuộc gặp mặt Việt kiều tại San Francisco – hoạt động đầu tiên trong chương trình công tác tại Mỹ – người đứng Chính phủ Việt Nam đã dẫn lại câu này (và ông ta nói rõ, đây là câu của tổng thống Mỹ Biden) để một lần nữa thể hiện sự đồng tình với nhận xét xác đáng của người đứng đầu Nhà trắng; cũng là cách thể hiện sự khâm phục, động viên, đánh giá cao của Nhà nước Việt Nam với những gì mà cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ đạt được.

 Với việc làm ví như câu thành ngữ “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”, Việt Tân không chỉ vu cáo ông Phạm Minh Chính, mà xúc phạm cả ông Biden nữa. Sự việc còn cho thấy rõ thêm, Việt Tân là những kẻ như thế nào, có cập nhật thông tin không, cái gọi là “tác nghiệp” của các “nhà báo” của trang mạng Việt Tân “cẩn trọng” hay câu thả và tùy tiện.

May cho  Việt Tân, ông Joe Biden thích lẩy Kiều. Phàm người ưa lẩy Kiều, không nho nhã thì cũng đằm tính, kiềm chế. Nếu không, biết rằng câu nói của mình bị Việt Tân “cướp” bản quyền, hẳn ông đã nổi xung lên. Khi đó,  Việt Tân đố mà chạy đâu cho thoát.

Còn việc đánh giá cao thành công của cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ của chính phủ Việt Nam, chẳng phải bây giờ mới có để Việt Tân làm cớ hô hoán  “quay xe”. Từ trước tới nay, đặc biệt là trong Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Đảng, Nhà nước Việt Nam từng khẳng định “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”.

 Cùng với thời gian, quan điểm và sự đáng giá đó luôn kiên trì và nhất quán. Chỉ có điều, nó ngày một toàn diện và sâu sắc hơn mà thôi.  

 

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

Ngoại giao độc lập và đa phương không làm Việt Nam mất bè bạn

 


Việc Tổng thống Joe Biden sang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và việc Việt Nam – Mỹ nâng quan hệ lên cấp “đối tác chiến lược toàn diện” khiến các tổ chức chống cộng hải ngoại khó có thể tiếp tục hô hoán rằng Chính phủ Việt Nam “quy phục” Bắc Kinh. Thay vào đó, họ chuyển sang áp dụng một lối tuyên truyền quy chụp gượng gạo khác, khi nói rằng Việt Nam đang chọn “đi dây” giữa Mỹ và Trung Quốc, hay Việt Nam không “thật lòng” khi nâng cấp quan hệ với Mỹ.

 

Từ lâu, Việt Nam luôn khẳng định phong cách ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Đó là: “mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, tuỳ cơ ứng biến”. Phong cách này giúp Việt Nam ngày càng phát triển, không ngừng củng cố, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế và được nhiều chuyên gia quốc tế ghi nhận.

Các nước đang phát triển cũng duy trì chính sách cân bằng, uyển chuyển trong quan hệ với các nước lớn. Để thấy rõ điều này, ta hãy xem quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan – một đồng minh truyền thống của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á – đang biến chuyển theo hướng nào từ đầu năm đến nay. Hồi tháng 4 năm nay, Ngân hàng Trung ương Thái Lan và Trung Quốc đã họp bàn về việc tăng cường sử dụng đồng Baht và Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại giữa hai nước, thay vì tiếp tục dùng USD làm đồng tiền trung gian để trao đổi. Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan, đây là một giải pháp để nền kinh tế Thái Lan hạn chế các thiệt hại mà họ gánh chịu từ sự biến động liên tục của đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ bị suy thoái. Nếu Việt Nam áp dụng một giải pháp tương tự để giảm thiểu thiệt hại từ những biến động kinh tế trong thời gian qua, hẳn giới chống cộng hải ngoại đã quy kết chính phủ là “thân Trung Quốc”, “bán nước”, và hô hào biểu tình bạo động. Không dừng ở đó, hồi tháng 8, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan và Trung Quốc đã gặp mặt để bàn về nhiều hình thức hợp tác, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc – Thái Lan và các tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc – Lào – Thái Lan.

Về hợp tác quốc phòng – an ninh, những năm qua, Thái Lan đã mua nhiều đơn hàng vũ khí có giá trị lớn từ Trung Quốc, như mua 28 xe tăng hạng nặng VT4 với tổng trị giá khoảng 140 triệu USD năm 2016, 11 chiếc với giá khoảng 58 triệu USD vào năm 2017, 14 chiếc với giá hơn 66 triệu USD vào năm 2018. Năm 2017, Thái Lan cũng đặt mua một tàu ngầm lớp Nguyên với giá 395 triệu USD, và còn dự kiến đặt mua thêm 2 chiếc loại này với tổng giá trị 657 triệu USD. Cuối tháng 4/2023, Hải quân Hoàng gia Thái Lan còn chính thức tiếp nhận tàu đổ bộ HTMS Chang với giá khoảng 130 triệu USD. Loại tàu này có độ choán nước toàn tải lên đến 25.000 tấn, có thể chở theo 800 binh sĩ, 4 tàu đổ bộ đệm khí, hàng chục xe chiến đấu bộ binh… Hay hồi tháng 6 vừa qua, Tư lệnh Lục quân Thái Lan Narongphan Jitkaewtae đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương.

Thái Lan không phải là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đang giữ quan hệ ngoại giao nồng ấm với cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Philippines, một đồng minh truyền thống khác của Mỹ trong khu vực, cũng đã tìm cách đẩy mạnh hợp tác với cả hai cường quốc từ nhiều năm nay. Singapore – một hòn đảo có nhiều người Hoa và hội nhập sâu sắc vào trật tự Mỹ – cũng đã chọn chính sách tương tự. Đó là cách để các nước nhỏ xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn, gia tăng sức mạnh và vị thế, tạo đà phát triển đất nước, tiến đến độc lập, tự cường, thay vì tự trói mình vào những lời lẽ hữu nghị viển vông, để rồi bị biến thành con tốt trong cuộc cờ của người khác.

Nếu nhìn rộng ra, người ta sẽ không thể nói rằng các nước Đông Nam Á vừa nêu đang “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là thời bình, đời sống của người dân không chỉ gói gọn trong chuyện quân sự, người dân các nước khác nhau có quyền buôn bán, trao đổi với nhau mà không bị ngăn cấm. Mọi chính phủ đều phải tạo thuận lợi cho những quan hệ hợp tác vô cùng đa dạng đó, thay vì chỉ chăm chăm nghĩ đến chuyện xung đột toàn cầu hoặc chiến tranh. Khi giới chống cộng hải ngoại gọi chính sách ngoại giao độc lập, đa phương của Việt Nam là “đu dây”, họ đang kẹt trong thái độ bè đảng, hiếu chiến thời Chiến Tranh Lạnh, một thái độ mâu thuẫn với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Thêm nữa, không có chuyện Việt Nam bất tín với Mỹ khi thi hành chính sách ngoại giao độc lập, đa phương, không liên minh với nước này để chống nước kia. Mọi phát biểu của các quan chức Mỹ quanh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden đều cho thấy họ ý thức rõ lựa chọn này của Việt Nam và tôn trọng nó. Và chỉ khi lựa chọn đó của Việt Nam được tôn trọng, Chính phủ Việt Nam mới đồng ý nâng quan hệ ngoại giao với Mỹ lên cấp “đối tác chiến lược toàn diện”. Việc Tổng thống Joe Biden không dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia như dự tính, mà đến thẳng Việt Nam, cho thấy Mỹ vẫn đang dành cho Việt Nam một thái độ trọng thị, hoàn toàn khác với những gì giới chống cộng hải ngoại tưởng tượng.

Điều này hoàn toàn khác với mối quan hệ giữa chính quyền Sài Gòn với Mỹ trước đây – khi Việt Nam Cộng hoà chỉ  là “tay sai” cho Mỹ. Giới chống cộng hải ngoại – một nhóm người xun xoe mong được chụp hình với quan chức Mỹ, có lẽ sẽ không hiểu nổi điều bình thường đó.

AnNam Mít

 

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ khắc phục được bệnh giáo điều



            1. Gần đây, các thế lực thù địch đang ra sức tuyên truyền về quan điểm sai trái rằng “chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời, sẽ thoái trào, sớm muộn sẽ sụp đổ”. Chúng mượn lời những kẻ trở cờ, tự diễn biến như Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A, Chu Mộng Long… để cổ súy cho luận điệu này. Mới đây, chúng cho rằng “Kiên định XHCN sao có thể khắc phục bệnh giáo điều?” đăng trên RFA ngày 19/9/23. Chúng cho rằng Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ có tính khoa học mà không có tính đạo đức. Trong khi đó, theo chúng lập luận thì bệnh giáo điều lại do vấn đề đạo đức tạo ra. Từ đó chúng kêu gọi Đảng cộng sản Việt Nam phải đổi mới về chính trị, từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giáo điều là bệnh thực sự đang có trong tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên hiện nay. Tuy nhiên, sớm nhận ra bệnh giáo điều lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán lối tiếp thu lý luận và kinh nghiệm theo kiểu việc học tập và vận dụng kinh nghiệm của người khác, ngành khác, địa phương khác, nước khác vào thực tiễn một cách máy móc, cứng nhắc, thiếu sáng tạo và không tính tới những điều kiện thực tiễn lịch sử cụ thể. Suốt quá trình tìm đường cứu nước cho đến khi giành được chính quyền, lãnh đạo chính quyền, xây dựng nhà nước mới, Người luôn xuất phát từ thực tiễn để rút ra những nhận định, giải đáp những yêu cầu của thực tiễn, khái quát thành lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Nhờ vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã tiến hành các cuộc cách mạng, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tiếp đó, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học quý giá từ thực tế khủng hoảng và sụp đổ các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, điều chỉnh các quy định bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Thời gian qua, nước ta đã vượt qua những khó khăn thử thách, vững bước đi lên và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…

Ngoài đặc tính khoa học, học thuyết Mác – Lênin cũng như chính trị, thể chế, con người,… đều được nhìn nhận dưới lăng kính các giá trị đạo đức. Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là lý luận mà còn là đạo đức, là ứng xử văn hóa. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và sự điều hành của nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ. Điều đó cho thấy tính chất của mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị nói chung và pháp luật nói riêng trong xã hội xã hội chủ nghĩa có sự thay đổi căn bản so với các xã hội trước đây do giai cấp bóc lột cầm quyền. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đạo đức có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, góp phần duy trì đời sống xã hội trong tính ổn định, giàu chất nhân văn của nó.

Sự khác biệt lớn nhất của Chủ nghĩa Mác – Lênin so với các học thuyết khác đó chính là mục tiêu giải phóng con người và xây dựng xã hội con người thực sự hạnh phúc. Chính vì vậy, nói Chủ nghĩa Mác – Lênin không có tính đạo đức là cách nói hàm hồ, nghiên cứu chưa đủ sâu, đủ rộng về chủ nghĩa Mác – Lênin của một số kẻ phản động, cơ hội chính trị.

Tất cả những điều trên chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không thể là “lý thuyết suông” mà là lý thuyết được bắt nguồn từ thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm và trở lại phục vụ thực tiễn. Kiên định (nghiên cứu, vận dụng sáng tạo) chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chắc chắn là một trong những biện pháp có thể khắc phục bệnh giáo điều.

2. Cũng trong nồi lẩu thập cẩm đó, RFA còn dẫn lời của kẻ mang danh “nhà báo độc lập” Nguyễn Ngọc Già cho rằng “chủ nghĩa xã hội là nền tảng kinh tế phi thị trường, là nền kinh tế ‘lá diêu bông’ bởi vì nó không có thực”. Khẳng định này hoàn toàn không có cơ sở và xa rời thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Tiếp tục phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, tham khảo kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đề ra nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn trong việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong thị trường, tạo ra các đòn bẩy thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Đây là bước phát triển mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta.

Đảng, Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục vận hành nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh theo định hướng XHCN. Năm 1995, GDP đầu người của Việt Nam là 358,7 USD, đứng thứ 175/195 quốc gia, là một trong 20 quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến hết năm 2022, GDP đầu người là 4.100 USD, đứng thứ 110/195 quốc gia. Quy mô nền kinh tế đạt 420,6 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới, thứ 3 Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh mở cửa, hội nhập quốc tế. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007 đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời đến nay đã ký kết 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) bao gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP… Nếu kinh tế Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa thì làm sao có được những kết quả nêu trên? Làm sao các quốc gia tư bản khắp các châu lục lại sẵn sàng làm ăn với Việt Nam như vậy? Các kết quả trên là câu trả lời đanh thép khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang tiệm cận một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.

Bản chất của nền kinh tế thị trường của tư bản chủ nghĩa nhưng khi được vận dụng vào Việt Nam – đất nước đang đi lên CNXH thì đương nhiên nền kinh tế thị trường ấy phải theo định hướng XHCN. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác – Lênin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân. Kinh tế thị trường định hướng XHCN về bản chất vẫn là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh nhưng hướng đến các mục tiêu, lý tưởng của XHCN: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Từ lý luận, thực tiễn trên, một lần nữa chúng ta khẳng định luận điệu cho rằng kiên định CNXH không thể khắc phục bệnh giáo điều chỉ là sự xuyên tạc trắng trợn của các thế lực thù địch, phản động, hòng phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với ý đồ đen tối xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân thiếu tin tưởng vào CNXH. Vì thế, hơn lúc nào hết, chúng ta phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu rác rưởi, phản động, phản khoa học này, góp phần bảo vệ giá trị trường tồn và tính khoa học, cách mạng, đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay.

 

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Bịa đặt về nguyên nhân qua đời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và những luận điệu xằng bậy trên một số trang mạng

Ngày 14/9/2023, Thượng tướng, GS. TS Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã từ trần. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, được đánh giá là “Suốt trong quá trình tham gia cách mạng đến khi từ trần luôn giữ trọn phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trong sáng, đoàn kết, thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn, giản dị. Là một vị tướng có tầm nhìn chiến lược, nhạy bén, quyết đoán, quyết liệt có uy tín của Đảng, quân đội và nhân dân,người đồng chí, đồng đội nghĩa tình …”. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh mất đi là một tổn thất to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân, với toàn thể cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam và gia đình.



Vậy mà, ngay từ ngày 15/9, chỉ sau một ngày Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời, một số trang mạng đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung rất độc hại như: Bài “Về cái chết của Nguyễn Chí Vịnh” của Lê Văn Đoành (Chân Trời mới); bài “Từ sự ra đi của tướng Nguyễn Chí Vịnh” (VOA); ngày 16/9/2023, bài “Nguyễn Chí Vịnh bị cho là người phá nát Tổng cục 2?” (Thoibao.de); ngày 19/9/2023, bài: “Tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời do mắc bệnh hay bị “người ta” cố ý loại bỏ?” (Thoibao.de); ngày 20/9/2023, bài “Sự ra đi của Năm Vịnh: Nghĩa tử đã là nghĩa tận?” của Trần Việt Bắc (Chân Trời mới) … Bọn chúng tập trung vào việc bịa đặt về nguyên nhân qua đời của Ông Nguyễn Chí Vịnh là “do trúng độc”, do “bị “người ta” cố ý loại bỏ”: “Dư luận dấy lên đồn đoán rằng, Vịnh “rơi vào hôn  mê sâu do trúng độc” và sẽ “không qua khỏi”. Người ta đặt câu hỏi: mầm bệnh trong cơ thể Năm Vịnh có sẵn, nay phát ra, hay có tác nhân nào từ bên ngoài? Nếu bị đầu độc, thì ai ra tay? Các phe nhóm cuồng Nga, cuồng Tàu trong đảng hoặc Hoa Nam Tình Báo, hay là những hung thủ từng dùng phóng xạ polonium – 210 để sát hại sỹ quan tình báo KGB Alexander Litvinenko năm nào, bây giờ ra tay ở đây?” … “Tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời do mắc bệnh hay bị “người ta” cố ý loại bỏ?”. “Tháng 5/2023, nhìn ông vẫn rất phong độ. Do đó, việc tướng Vịnh mắc ung thư từ lâu là điều có thể loại trừ. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh được cho là nổi tiếng với những phát biểu về chủ quyền Biển Đông, cũng như quan điểm về việc Nga xâm lược Ucraine. Những phát biểu của tướng Vịnh, khả năng cao đã khiến cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không hài lòng. Vì mối quan hệ của Việt Nam với Nga và Trung Quốc là đồng minh chiến lược. Do đó, sự thay đổi nhanh chóng  về sức khỏe và diện mạo trong thời gian trước khi qua đời, đã khiến người ta nghi ngờ có sự “tác động” từ bên ngoài đối với ông Vịnh?”. “Có nhiều lãnh đạo cấp cao trong Bộ Chính trị rất ngại và không muốn Tướng Vịnh tiếp tục ngồi ghế Tổng cục trưởng Tổng cục 2, vì điều đó khiến cho họ “mất ăn, mất ngủ”. Cộng với thông tin rằng, ngoài Nga, Trung Quốc và một số rất ít các quốc gia có thể điều chế được chất phóng xạ polonium – 210, trong đó có cả Việt Nam. Vậy có hay không, có những thế lực chính trị trong Đảng chủ trương muốn tống tiễn Thượng tướng, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh người chịu trách nhiệm công tác đối ngoại và tình báo – cùng với biết bao các bí mật “tày đình”, sẽ vĩnh viễn đi sang thế giới bên kia?”. Những thông tin này là bịa đặt một trăm phần trăm vì không có bằng chứng nào mà chỉ dựa vào “dư luận dấy lên”, “người ta nghi ngờ’, “vô số lời đồn đoán” … 

 Dẫu rằng, nhiều người đều biết bịa đặt, xuyên tạc là thủ đoạn nhà nghề của bọn bồi bút, nói trắng thành đen, nói không thành có, không có cũng dựng lên cho có. Nhưng những thông tin trên cũng vô cùng độc hại vì từ sự bịa đặt, suy luận, phỏng đoán, rồi quy kết theo ý đồ xấu xa, nhằm gieo rắc những hoài nghi, ngờ vực cho những người nhận thức còn hạn chế hoặc thiếu thông tin. Và không chỉ bọn chúng mấy hôm nay mới bịa đặt nguyên nhân qua đời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh mà thủ đoạn nham hiểm này bọn chúng đã sử dụng từ lâu, khi có lãnh đạo cao cấp Việt Nam từ trần, bọn chúng đều lợi dụng để bịa đặt, xuyên tạc nguyên nhân cái chết là do bị “các đồng chí trong đảng đầu độc, hãm hại”, bị “thanh trừng để bịt đầu mối”.. . Chẳng hạn như: Ngày 9/8/2017, Việt Tân đưa tin “Trần Đại Quang bị đầu độc phóng xạ bằng Polonium – 210 của Trung Quốc”. Ngày 21/9/2008, RFA đăng bài “Cái chết của ông Trần Đại Quang và các đồng chí khác” của Võ Thị Hảo. Tác giả bài báo đã viết: “Lâu nay đã có vô số lời đồn đoán rằng ông đã bị vô hiệu hóa và đầu độc theo kiểu Nguyễn Bá Thanh trước đây…”. “Cái chết của ông Trần Đại Quang chưa hẳn là một cái chết thông thường. Nghi vấn về cái chết của ông đặt ra những câu hỏi quan trọng về thực trạng phân rã của hệ thống cầm quyền, đặc biệt là đảng …”.  

 

Ngày 23/8/2023, trên Việt Tân có bài “Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từ trần: Lỗi hệ thống của thể chế chính trị bị phơi bày bằng những vụ thanh trừng phe phái” của tác giả Hạnh Nhân, cũng với những bịa đặt với giọng điệu đểu cáng, bất nhã với người đã khuất: “Lê Văn Thành chết là do đấu đá nội bộ. Có tin đồn từ năm ngoái đến năm nay mới “chính thức phát tang”. Vật vã trụ được gần năm, giờ mới nhắm mắt hẳn”. “Được biết, ông Thành bị bệnh lạ sau khi sang thăm Trung Quốc, trước thời điểm ông Nguyễn Xuân Phúc xin về làm người tử tế và ông Thành cũng là đệ ruột của ông này. Cũng may là bị bệnh, nếu không thì đã bị bứng theo dây rồi …”. Hay như ngày 23/8/2020, Facebooker Bùi Thanh Hiếu đã rối rít loan tin: “ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã bị các đồng chí của mình đầu độc, dẫn đến hôn mê, tỷ lệ sống của ông Chung giờ còn khoảng 20%”… Chỉ vì mục đích bôi nhọ, kết tội lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà bọn chúng dựng chuyện, tung tin, bịa đặt về nguyên nhân cái chết của nhiều người mà quyên rằng tính mạng của con người là rất quan trọng, cái chết của bất kỳ ai kể cả cái chết của người phạm tội cũng được điều tra, kết luận rõ ràng. Nếu có điều gì ngờ vực thì gia đình, người thân, cơ quan y tế, chính quyền, đoàn thể và nhân dân sẽ có ý kiến đề nghị làm rõ. Nhất là các đồng chí lãnh đạo cao cấp, được điều trị tại các bệnh viện trong và ngoài nước thì nhân dân tin vào kết luận của bệnh viện của các cơ quan có thẩm quyền, không ai tin vào sự bịa đặt của bọn viết thuê.


Ghi nhận công lao đóng góp của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Đảng, Nhà nước ta đã trao tặng cho ông nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Quân công hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Độc lập hạng nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng được trao tặng: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất của Campuchia; Huân chương Hoàng gia Sahametrei cấp Mohasereivath (Đại thập tự) của Campuchia; Huân chương Hữu nghị của Liên bang Nga; Huân chương Antonio Maceo của Nhà nước Cộng hòa Cu ba; Huân chương Mặt trời mọc của Nhật Bản. Không những không thừa nhận công lao đóng góp của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đối với đất nước mà tác giả các bài báo qua việc nêu ra vụ án T4, vụ án Sáu Sứ – Năm Châu và bịa ra nhiều chuyện có vẻ thâm cung bí sử, nhiểu thương vụ động trời chẳng phân biệt được thật giả, đúng sai để bôi nhọ, vu cáo, kết tội Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ngay sau khi Ông mới qua đời:“Hơn 10 năm (1998 – 2009) nắm giữ trọng trách tại Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh đã gây nên những “điệp vụ” tai tiếng đến kinh hoàng. Quyền năng vô hạn, Năm Vịnh đã khuynh đảo, nắm gáy hầu hết cán bộ lãnh đạo cao cấp ở Trung ương, sai khiến và biến các Ủy viên Trung ương thành quân cờ để thao túng chính trị. Thủ đoạn của Vịnh là dùng Tổng cục 2 để sử dụng mỹ nhân kế, đút lót kế, tham nhũng kế, đe dọa kế, … nhằm mục đích vô hiệu hóa sự chống đối từ Trung ương, kể cả Tổng Bí thư”. “Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trái đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và chà đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào./.”.“Tướng Vịnh vừa “đánh bóng” cá nhân, vừa “chạy tội” cùng các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu”. Bồi bút Võ Thị Hảo còn bạo miệng “khuyên” các lãnh đạo đương chức Việt Nam: “Để người thân không phải khóc cho cái chết quá sớm vì ‘một loại virus hiếm và độc hại’ hay vì miếng khác … các đồng chí đang ở trong bộ máy quyền lực nên tự bảo vệ mình bằng cách cần tận dụng vị trí để xây dựng một thể chế có dân chủ, minh bạch, có giám sát quyền lực và chính họ sẽ được giám sát và bảo vệ bằng tự do ngôn luận và nhân quyền. Đó mới là lá chắn bảo vệ vững chắc nhất cho mỗi công dân”.
Tác giả của những bài báo nêu trên và nhiều tin, bài khác nữa đăng trên các trang mạng xã hội, lợi dụng khi có lãnh đạo cấp cao Việt Nam qua đời liền bơi móc đời tư, bôi nhọ nhân phẩm, xúc phạm danh dự, quy kết tội lỗi của người đã khuất là trái với đạo đức, văn hóa, truyền thống của người Việt Nam. Nham hiểm và thâm độc hơn là bọn chúng không chỉ bôi nhọ, xúc phạm, vu cáo một người cụ thể mà tất cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cả chế độ. Từ đó, kêu gọi người dân chống Đảng, chống chế độ, ủng hộ đa nguyên, đa đảng, xây dựng nhà nước theo mô hình các nước phương Tây.

 


Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

Luận điệu vu khống của Thạch Hãn

 Mới đây, trên trang “Vietnamthoibao. org”, Thạch Hãn đã đăng tải nội dung “Khi nào người dân mới dám công khai chỉ trích Đảng”; trong đó, y đã bóp méo, xuyên tạc quyền dân chủ, tự do, nhân quyền tại Việt Nam. Đây là hình thức núp bóng “dân chủ”, “tự do”, “nhân quyền” để đưa ra luận điệu hết sức sai trái, phản động, hòng phủ nhận thành quả trong lĩnh vực này của Đảng, Nhà nước Việt Nam, cần phải đấu tranh bác bỏ.

Ảnh Minh họa/TTXVN

Thử hỏi Thạch Hãn, trước khi nhân dân ta giành được độc lập (tháng 9/1945) từ tay thực dân, đế quốc thì vấn đề dân chủ, nhân quyền của người dân được đảm bảo thế nào? Và, từ sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công thì vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân dân ta được đảm bảo ra sao? Quyền của người dân phải chăng đã được bảo đảm trên tất cả các lĩnh vực từ đời sống kinh tế đến y tế, giáo dục, v.v. Xin thưa, chỉ có “mù, điếc” Thạch Hãn mới không thấy, chứ thiên hạ người ta biết cả đấy!

Thực tiễn đã minh chứng, ngay sau khi giành độc lập, việc coi trọng, bảo đảm dân chủ, nhân quyền là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, là bản chất, mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được xác định trong các Cương lĩnh và Hiến pháp qua các thời kỳ. Không chỉ thể hiện ở các chủ trương, nghị quyết, mà suốt những năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu ấy trên thực tế và đã đạt nhiều thành tựu, được bạn bè quốc tế ghi nhận, nhất là về bảo đảm dân chủ, nhân quyền.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn cầu thị lắng nghe ý kiến tham gia xây Đảng của Nhân dân. Điều này được minh chứng là: trước khi đại hội Đảng, Dự thảo Nghị quyết Đại hội của Đảng đều được tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để nhân dân tham gia, góp ý, hiến kế cho Đảng trong hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo. Cùng với đó, các Dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội các khóa cũng đều xin, lấy ý kiến cử tri cả nước; việc thảo luận để thông qua những vấn đề quan trọng của đất nước đều dân chủ, công khai và được truyền hình trực tiếp tại Hội trường Quốc hội để nhân dân theo dõi, v.v.

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, chính quyền các cấp luôn tổ chức thực hiện hiệu quả các quy chế, quy định về thực hiện dân chủ, các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của Nhân dân. Thường xuyên coi trọng việc phát huy quyền làm chủ và những lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử trong tiếp dân; luôn: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Nhờ đó, tạo điều kiện để Nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Điều này được minh chứng rõ nét nhất là trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đều tổ chức đối thoại với Nhân dân để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề Nhân dân quan tâm. Trên cơ sở đó, kịp thời giải quyết, tạo sự đồng thuận xã hội và động viên Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Những việc trên được tổ chức công khai, chặt chẽ  thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp nhằm phát huy tốt nhất cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Song, với mưu đồ chính trị đen tối và được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực thù địch, phản động, Thạch Hãn lại cố tình “mù, điếc” trước những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đạt được để xuyên tạc, bịa đặt, vu khống rằng Việt Nam không có “dân chủ”, “nhân quyền”.

Cần khẳng định rõ: Việt Nam luôn coi trọng và không ngừng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đó là bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, là mục tiêu, động lực, yêu cầu, nhiệm vụ trọng yếu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ củng cố và giữ vững bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phát huy cao nhất quyền lực chính trị, xã hội của Nhân dân trong đời sống hiện thực. Vì vậy, mọi luận điệu xuyên tạc, bịa đặt vô căn cứ về tình hình “dân chủ”, “nhân quyền”, về quyền làm chủ của nhân dân của Thạch Hãn và đồng bọn sẽ nhất định thất bại./.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

Bản chất "QUỸ NGƯỜI THƯỢNG"!

 Lợi dụng việc cơ quan Công an tỉnh Gia Lai gọi giáo dục, kiểm điểm một số đối tượng liên quan đến FULRO, “Tin Lành Đê-ga”, Siu Kaih - thành viên “Quỹ người Thượng” (MFI) ở Mỹ đã liên lạc với số cốt cán FULRO, “Tin Lành Đê-ga” ở Gia Lai tuyên truyền, xuyên tạc về công tác quản lý địa bàn của Công an tỉnh Gia Lai; đề cao cái gọi là “vai trò của Nhà nước Đê-ga” với người dân tộc thiểu số ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, yêu cầu các thành viên FULRO, “Tin Lành Đê-ga” trung thành với “tổ chức”, không khai nhận có liên quan đến MFI; lôi kéo người dân tộc thiểu số tập trung đông người gây sức ép với chính quyền, “đòi” trả người, tổ chức quay video clip, chụp ảnh làm bằng chứng vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, v.v. Có thể thấy, MFI đang có những hành động hại chính đồng bào mình. Bởi vì:

Người Thượng và đồng bào các dân tộc cùng chung sức
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thứ nhất, phải khẳng định rõ: vùng Tây Nguyên là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc, đất nước, dân tộc Việt Nam. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên. Qua tổng kết triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/01/2002; Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2020 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tình hình Tây Nguyên ổn định, có bước phát triển khá toàn diện; quy mô kinh tế của vùng được mở rộng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11% (năm 2020); các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần cải thiện căn bản đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau từ đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, lối sống, phong tục tập quán,… nên đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn gặp khó khăn. Song quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta sẽ tiếp tục có những chủ trương, chính sách, quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… để vùng Tây Nguyên phát triển, theo kịp các vùng, miền khác của cả nước. 

Thứ hai, trên vùng lãnh thổ, dải đất hình chữ S này chỉ có duy nhất một nhà nước hợp pháp, đó là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Còn cái gọi là “Nhà nước Đê-ga”, “Nhà nước Mông tự trị” hay “Nhà nước Khmer Krom” đều là những tổ chức bất hợp pháp do những phần tử phản động, khủng bố tự tuyên bố thành lập. Vì thế, sẽ không bao giờ đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như nhân dân Việt Nam. Đồng thời, các tổ chức này không hề có bất kỳ cở sở, khả năng nào để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đồng bào dân tộc thiểu số. Mà chỉ có Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam vẫn đang nỗ lực không ngừng để mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đây là sự thật không thể phủ nhận, một chân lý không gì có thể thay đổi.

Thứ ba, thực chất tổ chức MFI hay FULRO, “Tin Lành Đê-ga”,… đều được thành lập ở nước ngoài bởi những phần tử phản động, khủng bố vốn có thâm thù với chế độ, Nhà nước, nhân dân Việt Nam phải sống lưu vong, trông chờ vào sự cung cấp, nuôi dưỡng của các thế lực thù địch chống cộng sản. Họ trở thành con rối, hành động theo sự giật dây, chuyên “bới lông tìm vết”, đội lốt vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”,… để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúi giục, kích động đồng bào tụ tập đông người, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Do đó, những ai thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, nghe và hành động theo những gì MFI hay FULRO, “Tin Lành Đê-ga”,… xúi giục, kích động bỏ bê công việc làm ăn, từ bỏ kế sinh nhai, tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, “đòi” trả những cá nhân vi phạm pháp luật, tổ chức quay video clip, chụp ảnh vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền,… là hành vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt nghiêm minh. Khi đó “tiền mất, tật mang”, chỉ thiệt thân mà thôi./.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

Lại nói càn!

 Mới đây, trên trang “Quyenduocbiet.com”, Nguyên Anh đăng bài “Xây dựng CNXH bằng nước bọt!” để phủ nhận sạch trơn những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong gần 40 năm đổi mới. Cần khẳng định rõ: đây là sự xuyên tạc trắng trợn, đặt điều theo kiểu “nói càn” của Nguyên Anh, nhằm mục tiêu chống phá công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, cần vạch mặt, đấu tranh bác bỏ kiểu “nói càn” của Nguyên Anh.

Thực tiễn minh chứng: trước đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, tỉ lệ lạm pháp có lúc lên đến 774,7%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực triền miên, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình khoảng gần 7% mỗi năm. Đến năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.

Việc phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển đã giúp cho văn hóa, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Việt Nam đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện; đã triển khai thực hiện kịp thời các chính sách xã hội; người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Đặc biệt, trong phòng, chống đại dịch COVID-19, đã giải ngân 104.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 58 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển. Hiện tại, năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia cải thiện thứ hạng về chỉ số hòa bình, tăng 4 hạng lên vị trí 41/163 quốc gia và vùng lãnh thổ.

          Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 191/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, v.v.

Thành tựu trên là minh chứng khẳng định sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, từ một đất nước cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn mình trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; Nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, uy tín của Đảng, đồng thời là cầu nối thắt chặt tình đoàn kết máu thịt giữa nhân dân với Đảng, củng cố niềm tin, tình cảm của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Sự thật đó là không thể xuyên tạc! Tự nó là vũ khí sắc bén đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và các phần tử bất mãn./.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

Sự “ngớ ngẩn” của Ông Phil Robertson?!

 Vừa qua, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng (ngày 30/8/2023), mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Bùi Tuấn Lâm (“Peter Lam Bui”, sinh 1984, ngụ đường Ông Ích Khiêm, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với thái độ thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam, Ông Phil Robertson - Phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Human Rights Watch (HRW) đã lợi dụng việc này kêu gọi “Nhà nước Việt Nam nên bãi bỏ điều 117 của bộ luật hình sự và ngừng truy tố Bùi Tuấn Lâm”. Đây là điều rất vô lý và không thể chấp nhận được.

Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Đà Nẵng
ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
 và bắt tạm giam Bùi Tuấn Lâm 
(áo đen, thứ 2 trái sang).

Bởi, Bùi Tuấn Lâm đã lợi dụng tự do “dân chủ”, “nhân quyền” để nói xấu Đảng, chế độ và Nhà nước Việt Nam. Theo điều tra, Lâm là thành viên của một số tổ chức “xã hội dân sự” và các tổ chức phản động lưu vong; tham gia khóa huấn luyện về “xã hội dân sự”, “đấu tranh bất bạo động”); tham gia thảo luận về học thuyết xã hội nhằm đào tạo lực lượng hình thành xã hội dân sự; cùng các đối tượng chống đối chính trị viết bài xuyên tạc chính quyền, câu kết hoạt động kích động biểu tình gây rối, v.v. Lâm đã có hành vi soạn thảo, đăng tải 19 bài viết lên trang mạng xã hội Facebook cá nhân và 25 video, bài viết lên mạng Youtube (do Lâm tạo ra, quản lý và sử dụng) với nội dung không đúng sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta gây hoang mang, lo lắng, bất bình trong nhân dân nhằm mục đích chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù Công an Thành phố Đà Nẵng và chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, giáo dục, cảnh báo, tuy nhiên Lâm bất hợp tác, thách thức, không từ bỏ hoạt động vi phạm mà ngày càng công khai, quyết liệt chống phá. Hành vi lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” để bôi nhọ, nói xấu một chế độ của Bùi Tuấn Lâm là đi ngược lại giá trị và lợi ích cũng như nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Những hành vi đó phải được pháp luật nghiêm trị để bảo đảm sự công bằng xã hội.

Vì thế, việc Bùi Tuấn Lâm bị bắt, xét xử công khai và Tòa án tuyên phạt 05 năm 06 tháng tù và 04 năm quản chế vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là đúng pháp luật Việt Nam. Đây là cái giá phải trả của một kẻ núp bóng “tự do dân chủ, nhân quyền” để ngông cuồng chống phá Nhà nước, chế độ. Thế nên, việc Ông Phil Robertson - Phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Human Rights Watch (HRW) kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Bùi Tuấn Lâm và đòi “Nhà nước Việt Nam nên bãi bỏ điều 117 của bộ luật hình sự” là hết sức phi lý, “ngớ ngẩn”, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam. Hành động “ngớ ngẩn” trên của Ông Phil Robertson là bất chấp sự thật, cần phải lên án, đấu tranh, bác bỏ!