Cả hai bài “Vấn
đề phòng, chống tham nhũng vô vọng dưới chế độ cộng sản” đăng ngày 9/7/2022
và “Không phải phòng chống tham nhũng” của Trần Hùng đăng ngày 13/7/2022
trên trang Tập hợp dân chủ đa nguyên đều là những luận điệu xuyên tạc công tác đấu
tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Đằng sau sự xuyên tạc vấn đề chống tham nhũng
là nhằm vu khống Đảng, phủ nhận vai trò của Đảng đối với hệ thống chính trị.
1. Nhóm Tập hợp
dân chủ đa nguyên không thể chỉ nhìn vào hiện tượng các vụ án tham nhũng, các
cá nhân tham nhũng bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật mà vội quy kết rằng “tuyệt
đại đa số quan chức hiện nay đều xem việc làm chính trị là để tìm kiếm quyền lực
và quyền lợi cho mình, tức là để tham nhũng hơn là để phục vụ đất nước”. Bởi rằng,
để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mỗi người đều phải trải qua một
quá trình phấn đấu, rèn luyện; và khi được giao đảm nhiệm một trọng trách, mỗi
cán bộ, đảng viên cũng đều phải được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sau khi đạt
được sự tín nhiệm của cấp ủy, của tổ chức Đảng, của cơ quan/đơnvị và của quần
chúng nhân dân… thì mới được bổ nhiệm.
Nói ngắn gọn thế
để nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên hiểu rằng, đại đa số cán bộ, đảng viên của Đảng
đều là những người nỗ lực tu dưỡng, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao; đều
cố gắng để xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật
trung thành của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dăn và đã thề trước cờ
Đảng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, trong hành trình công tác và phấn
đấu, đã có một bộ phận cán bộ, đảng viên sa vào cá nhân chủ nghĩa, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến
vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật.
Khi mưu lợi ích
cá nhân được đặt lên trên lợi ích của đất nước, của nhân dân, những cán bộ, đảng
viên suy thoái đã lạm dụng quyền lực, chức quyền được giao để tham ô, tham nhũng;
và vì thế, họ cũng phải chịu kỷ luật của Đảng và sự trừng phạt của pháp luật. Bộ
phận cán bộ, đảng viên này không phải là “tuyệt đại đa số quan chức hiện nay”
và vì thế, họ chỉ là “những cành cây bị sâu bệnh” cần phải chặt đi vì sự phát
triển bền vững của một rừng cây xanh tốt.
2. Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc kể từ khi thành lập đến
nay cũng như mãi mãi về sau. Với Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân với tinh thần
liêm chính, tận tâm, tận lực không phải chỉ là lời nói, khẩu hiệu mà là hành động
thực tế. 9 thập niên xây dựng và phát triển, lãnh đạo nhân dân cả nước đấu
tranh giành độc lập, tự do cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và đội ngũ
cán bộ, đảng viên luôn “đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên hết, lên
trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng,
vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”[1].
Trong 9 thập niên đó, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, với
nhân dân đã được ghi nhận, khẳng định và vì thế đã được hiến định tại Điều 4 của
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cho nên, không
thể xuyên tạc, kích động rằng “việc đặt mình lên cao hơn đất nước lại là văn
hóa nền tảng của Đảng cộng sản” và Đảng “bất chấp mọi thiệt hại cho đất nước để
duy trì quyền lực của mình bằng mọi giá” như nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên đã
cố tình vu khống. Hơn nữa, công tác cán bộ, công tác nhân sự của Đảng luôn được
coi là công việc gốc/quan trọng và Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác liên quan đến
sự tồn vong của Đảng và chế độ này. Có thể trong quá trình phấn đấu cũng vẫn
còn những người tụt hậu, song sự tụt hậu, suy thoái đó chỉ là một bộ phận, nên
nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên đừng vin vào “một vài con sâu mọt đó” mà quy chụp
rằng “nhân sự của chế độ cũng là nhân sự tham nhũng”.
Đặc biệt, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang nhân dân (Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân) không chỉ từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, luôn gắn bó mật
thiết với nhân dân; anh dũng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,
vì cuộc sống bình yên, tự do, hạnh phúc và hạnh phúc của nhân dân trong nhiều
thập niên mà còn đảm nhiệm trọng trách bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Vì thế,
không phải Đảng “ngang nhiên yêu cầu quân đội và công an phải trung thành với
mình”, mà đó chính là Quân đội và Công an phải và luôn gắn chặt với giai cấp và
Nhà nước nhất định. Chỉ có Quân đội và Công an mang bản chất giai cấp sâu sắc,
chứ không bao giờ có lực lượng vũ trang phi giai cấp, phi chính trị và đứng
ngoài chính trị.
3. Nói cho đến
tận cùng thì việc mà nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên và Trần Hùng muốn chính là
phủ nhận kết quả đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam bao năm
qua, nhất là trong mấy nhiệm kỳ gần đây; để thông qua đó phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng. Cuộc chiến chống tham nhũng/chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng được đẩy mạnh và những kết quả khả quan của công cuộc đó đã góp phần
làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị. Đây là sự thật và sự thật này không
chỉ được nhân dân đồng tình ủng hộ, ghi nhận mà còn được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao (thông tin này có khá đầy đủ trên các phương tiện báo chí, truyền thông
của Việt Nam và quốc tế).
Cho nên, việc
nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên nhận định công tác đấu tranh chống tham nhũng của
Việt Nam “không phòng, cũng không chống được tham nhũng” và khi tham nhũng “đã
xảy ra, đặc biệt là với quy mô và mức độ như dưới chế độ cộng sản, thì dù có
phát hiện và xử lý cũng không thể nào lấy lại được những thiệt hại đã mất” chỉ
là sự suy diễn một chiều, không khách quan. Thực tế, vụ án tham nhũng liên quan
đến công ty Việt Á và “những chuyến bay giải cứu” liên quan đến Cục Lãnh
sự, Bộ Ngoại giao vẫn đang trong quá trình điều tra, chờ kết luận của các cơ
quan chức năng. Thiệt hại thì đã đành, nhưng sự trừng phạt nghiêm minh của pháp
luật sẽ không chỉ ngăn chặn, cảnh tỉnh mỗi người, mỗi tổ chức mà còn góp phần
xoa dịu nỗi đau với những thiệt hại, mất mát của nhân dân thời gian qua.
Không ngoài mục
đích chống phá Đảng và chế độ, việc cho rằng các vụ án tham nhũng gần đây như
“Việt Á” và “những chuyến bay giải cứu” sẽ tạo ra “những đổ vỡ về tình cảm quốc
gia là không thể hàn gắn được, ít nhất là tới chừng nào thủ phạm – chế độ này
còn tồn tại” của Trần Hùng là sự kích động, khoét sâu vào tâm tư tình cảm của cộng
đồng mỗi khi nhắc đến đại dịch Covid-19. Chiêu trò này cần nhận diện đúng để
nâng cao cảnh giác. Cùng với đó, việc nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên cho rằng
“muốn phòng và chống tham nhũng thì chắc chắn là phải thay đổi cả văn hóa chính
trị lẫn nhân sự chính trị này, tức là phải thay đổi chế độ” và kêu gọi “chúng
ta cần một cuộc cách mạng” là phản động, là chống phá chế độ, cần phải bác bỏ!.
Cuối cùng, phải
khẳng định rằng: Những thông tin xấu, độc xuyên tạc công tác đấu tranh chống
tham nhũng ở Việt Nam của nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên và Trần Hùng cũng chỉ
là “dạng bình cũ, rượu cũ”. Vì thế, việc bác bỏ những quy chụp không khách
quan, không đúng bản chất vấn đề tham nhũng, chống tham nhũng và công tác cán bộ
ở Việt Nam của nhóm những người mượn danh dân chủ và đấu tranh cho dân chủ này
là rất quan trọng và cần thiết!
SA KIM
[1] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.11, tr.603
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét