Vừa
qua, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực (2012-2022) theo dư luận chung thành công tốt đẹp. Đây là
dịp với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta đánh giá một cách khách quan
những kết quả đạt được trong 10 năm vừa qua, nghe các cơ quan chức năng báo
cáo, các đại biểu đại diện cho các ban, bộ, ngành, các tỉnh thành ủy, nhất là
sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã có nhiều tỉnh, thành thành lập Ban Chỉ đạo
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của địa phương mình và qua điều tra dư luận
xã hội xem đánh giá của các tầng lớp nhân dân về kết quả, thực trạng của cuộc đấu
tranh này như thế nào cả mặt được và chưa được để từ đó các cơ quan chức năng
rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp mang tính khả thi trong
thời gian tới để công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt kết quả ngày
càng tốt hơn. Nhưng, sau Hội nghị tổng kết trên bên cạnh những dư luận tích cực
thì đọc trên mạng xã hội thấy có nhiều ý kiến xuyên tạc công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, trong đó có ý kiến vu cáo rằng “ bản chất là “ thanh trừng
phe phái” trong nội bộ Đảng. Khi đọc thấy ý kiến này, tôi thấy cần thiết phải
có sự trao đổi để làm rõ vấn đề này.
Trong
lịch sử của Đảng ta 92 năm qua, vấn đề đoàn kết, thống nhất trong Đảng luôn là
sức mạnh của Đảng ta. Trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, trong bất kỳ hoàn
cảnh nào Đảng ta cũng khẳng định truyền thống đoàn kết đã trở thành sức mạnh và
là nguyên nhân cơ bản của mọi thắng lợi. Cũng trong quá trình xây dựng, phát
triển và trưởng thành, Đảng ta luôn chú trọng vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
trong đó công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng xác định là “ giặc
nội xâm” và tại Hội nghị này, Tổng Bí thư phát biểu chỉ đạo cũng xác định “
Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự tồn vong của chế độ”. Do vậy, từ hơn 10 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã
thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và từ năm 2022 đã
chuyển Ban này về trực thuộc sự chỉ đạo của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu.
Đến Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII Trung ương bàn và quyết định bổ sung yếu tố
phòng, chống “tiêu cực” vào Ban Chỉ đạo này và theo nguyện vọng của các tỉnh,
thành Trung ương Trung ương đã thảo luận và thông qua chủ trương thành lập Ban
Chỉ đạo của cấp mình. Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam đã từ nhiều năm xây dựng Luật
Chống tham nhũng và sẽ có sự bổ sung, sửa đổi vào thời điểm phù hợp. Như vậy,
việc tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có một quá trình và là
một chủ trương nghiêm túc của Đảng và Nhà nước Việt Nam chứ không phải là “
thanh trừng phe phái” như họ vu cáo và làm cho dư luận phân tâm và hiểu không đúng
về cuộc đấu tranh này.
Trên
thực tế, có những trường hợp do vi phạm pháp luật, ngay cả có một số là cán bộ
cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý nhưng do bị cám dỗ, mê hoặc của đồng tiền
mà tay “ nhúng chàm” dính vào con đường tham nhũng hay nói như một nhà văn nổi
tiếng thế giới là Ban dắc là khi con người đã bị “ hơi lạnh của đồng tiền truyền
qua người” thì họ dễ bị sa ngã… Cho nên, có một số trường hợp đã có quá trình cống
hiến nhưng khi không vượt qua được chính bản thân mình dẫn đến bị xử lý theo
pháp luật thì không phải do “ phe phái” mà mọi người đều phải bình đẳng trước
pháp luật. Hơn nữa, công tác cán bộ có quy trình chặt chẽ và pháp luật cũng vậy
nên khi xử lý phải bảo đảm các nguyên tắc. Tổng Bí thư cũng đã nói mặc dù xử lý
đồng nghiệp của mình là hết sức đau xót nhưng “ xử lý vài người để cứu muôn người”…
Tôi
thật sự bức xúc khi trên mạng lại có những loại ý kiến vu khống Đảng và Nhà nước
ta cho rằng chống tham nhũng là “ thanh trừng phe phái” khi mà cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã và đang có những hiệu quả tích cực và ngày
càng đáp ứng được kỳ vọng và niềm tin tưởng của các tầng lớp nhân dân. Tôi thấy
rằng mọi ý kiến đều phải tôn trọng thực tế khách quan thì mới có sức thuyết phục
, còn nếu không thì sẽ bị mọi người phê phán mà thôi !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét