Tùng Beng
Đọc bài “Ông Tổng quá bạc bẽo “người
nhà”? Vì sao ông lại làm thế?” trên thoibao.de. Bài viết đề cập đến câu
chuyện công tác cán bộ ở Hà Nội và cho rằng ông Trọng không quan tâm đến người
gốc Hà Nội, thậm chí là hắt hủi “người nhà”- theo cách nói của
thoibao.de, xin có vài chia sẻ.
Công tác cán bộ của Đảng là một trong những nội
dung nhiệm vụ quan trọng, được xác định là khâu “then chốt” của công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị. Chính vì thế mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp
hành Trung ương đã ban hành rất nhiều văn bản như nghị quyết, quy định, kết luận…
về công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói
chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng. Một trong những vấn đề khó của công
tác cán bộ chính là việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ nói chung,
cán bộ lãnh đạo nói riêng.
Đối với Hà Nội, tính từ thời ông Trọng làm Bí
thư Thành ủy, thì sau đó là ông Phạm Quang Nghị, Hoàng Trung Hải, Vương Đình Huệ
và nay đương nhiệm là ông Đinh Tiến Dũng. Trong đó, ông Trọng là người gốc Hà Nội,
còn lại những người khác quê quán ở những tỉnh khác: ông Phạm Quang Nghị (quê Thanh Hóa), ông Hoàng Trung Hải (quê Thái
Bình), ông Vương Đình Huệ (quê Nghệ An), ông Đinh Tiến Dũng (quê Ninh Bình).
Tuy nhiên các ông đều học Đại học ở Hà Nội và trước khi giữ cương vị Bí thư
Thành ủy Hà Nội thì hầu như các ông đều sinh sống, công tác ở các cơ quan, ban,
bộ, ngành Trung ương. Như vậy, có thể thấy, thời gian học tập, sinh sống và làm
việc của các ông chủ yếu vẫn tại địa bàn Hà Nội. Trong những quy định của Đảng
về công tác cán bộ thì tiêu chuẩn, tiêu chí để bố trí, sắp xếp cán bộ nói chung
và cán bộ lãnh đạo nói riêng không có quy định nào phải là người quê quán ở
đâu. Bởi lẽ, sắp xếp cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo để làm việc, vì công việc
chung chứ không phải vì là người ở địa phương nào hay quê quán nào mà bố trí, sắp
xếp. Cho nên việc Bí thư Thành ủy Hà Nội không phải người dân gốc Hà Nội thì
cũng là điều rất bình thường, không vi phạm quy định nào của Đảng về công tác
cán bộ.
Hơn nữa, với cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội,
Thủ đô quan trọng hàng đầu của cả nước, nên ngoài những tiêu chí chung của người
cán bộ lãnh đạo thì còn có những tiêu chí riêng. Tính từ năm 1977 đến nay, hầu
hết Bí thư Thành ủy Hà Nội đều là ủy viên Bộ Chính trị. Vì vậy, việc lựa chọn,
bố trí, sắp xếp người giữ vị trí đứng đầu Thủ đô không phải muốn là ai cũng được.
Nhất là khi Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp
hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ ra đời thì việc bố
trí Bí thư cấp ủy không phải người địa phương đã được đưa vào một trong những mục
tiêu của nghị quyết. Cụ thể Nghị quyết đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 “Đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp
huyện không là người địa phương”; đến 2025 “Cơ bản bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương và
hoàn thành ở cấp huyện; đồng thời khuyến khích thực hiện đối với các chức danh
khác”. Như vậy việc Bí thư Thành ủy Hà Nội không phải người dân gốc
Hà Nội là rất bình thường và hơn nữa còn đúng với chủ trương của Đảng. Cho nên
việc thoibao.de nói ông Trọng bạc bẽo “người nhà” hay “ông Tổng lại hắc hủi “người nhà” rất lạnh lùng” thì
thật là một điều quá đỗi nực cười.
Không
những thế, việc bố trí, sắp xếp người đứng đầu Thủ đô không phải và không thể
chỉ là chuyện chơi hay là việc của riêng mình ông Trọng quyết định được. Việc bố
trí, sắp xếp cán bộ là nội dung quan trọng, và phải làm theo đúng quy định, quy
trình các bước. Nhất là với vị trí quan trọng như Bí thư Thành ủy Hà Nội, do đó
cần phải có sự bàn bạc, cân nhắc, xem xét và thống nhất cao của Bộ Chính trị.
Vì thế không thể nói như thoibao.de rằng “tại sao ông Tổng để những con
người ngoại tỉnh vào nắm thóp thành phố thủ đô? Trong tay ông đang có quyền
sinh quyền sát mà ông lại bạc đãi với “người nhà” của mình như vậy là quá bất
công”.
Và rồi
cuối cùng thì cũng hiểu được lí do vì sao mà bài viết lại xoáy vào câu chuyện về
công tác cán bộ, cụ thể là vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội? Thực ra đây chỉ là
cái cớ mà tác giả bài viết cố tình vin vào để nhằm mục đích khác, đó là: công
kích công tác cán bộ của Đảng và cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng; đồng thời muốn
gây chia rẽ, mất đoàn kết và kích động người dân Thủ đô đứng lên phản kháng, chống
đối với luận điệu: “Dân Thủ đô phải làm gì để giải thoát bất công chứ sao lạm cam chịu
như thế?”. Đúng là các cụ ta xưa nay nói cấm có sai “cháy nhà mới ra mặt chuột”!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét