Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Biển Đông "nổi sóng" trong mồm Việt Tân

 


Hôm 28/7/2022, trên Youtube của Việt Tân có bài bình luận về việc Campuchia thúc đẩy COC, với giọng điệu kích động, xúc xiểm, hoài nghi về trách nhiệm của Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022.

Cách đây 40 năm, vào ngày 10/12/1982, Liên hợp quốc đã ban hành Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), với 320 điều qui định chi tiết về tất cả các vấn đề liên quan đến mối quan hệ của các quốc gia đối với 70% diện tích bề mặt trái đất – là đại dương bao la, ẩn chứa kho báu dưới lòng đại dương, trên mặt nước, kết nối giao thông đường thủy toàn cầu, đồng thời là không gian sinh tồn của nhân loại.

Việt Nam là một quốc gia có biển, nên đã sớm ký kết trách nhiệm tham gia UNCLOS. Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký UNCLOS năm 1982 tại Vịnh Montego (Jamaica). Ngày 23-6-1994, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của UNCLOS. Tuy nhiên, Luật biển năm 1982 dường như vẫn chưa đủ tầm giải quyết các xung đột, tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới và ở từng khu vực. Vấn đề biển Đông vẫn luôn là điểm nóng trên bản đồ địa – chính trị, địa – kinh tế giữa các siêu cường, nhất là khi mà Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục sang Thái Bình dương – Ấn Độ dương, còn Trung Quốc thì lại tham vọng trở thành cường quốc hải dương, muốn biến biển Đông thành ao nhà. Mấu chốt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN về biển Đông thực chất vẫn là làm sao sớm hiện thực hóa tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) thành Bộ qui tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại Cam-pu-chia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề biển Đông và được coi là bước ngoặt trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Do tính chất phức tạp của vấn đề, nên đã nhiều lần COC được đem ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN, mà vẫn bị trì hoãn. Có 3 điểm mấu chốt dẫn đến phức tạp trên biển Đông là: (1)Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền biển đảo theo đường lưỡi bò chín đoạn; Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974; Năm 2013, Trung Quốc bị Philipines kiện ra Tòa trọng tài quốc tế (PCA) và nước này đã thắng kiện, còn Trung Quốc thì cậy thế nước lớn vẫn tìm mọi cách lấp liếm dư luận quốc tế. 

Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, nhưng Việt Nam vẫn thực hiện theo đúng tinh thần Luật biển 1982. Sự kiện Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào thăm dò vi phạm trong vùng quyền chủ quyền biển của Việt Nam năm 2014 đã gây phản ứng dư luận trong nước và quốc tế rất gay gắt, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Campuchia là quốc gia có thể coi là trung lập, khách quan trong việc đứng ra giải quyết các bất đồng giữa Trung Quốc với các quốc gia có biển trong khu vực. Nhất là cách đây 20 năm, tại nước này đã ra được Tuyên bố ứng xử giữa các bên (Trung Quốc và ASEAN) về vấn đề biển Đông (DOC). Đến nay, hy vọng Campuchia lại đóng vai trò quan trọng ra được Bộ Qui tắc ứng xử giữa các bên liên quan về vấn đề biển Đông (COC). Chỉ tìm cách thay đổi được một chữ cái (từ chữ D lên chữ C) mà nan giải quá, sau 20 năm đưa ra gác lại mà chưa chắc lần này đã thành công. Đương nhiên, sự chậm trễ này có nhiều lý do, song trước hết là trách nhiệm của phía Trung Quốc chưa thiện chí, còn một số nước do ảnh hưởng tác động lôi kéo bởi Trung Quốc nên quan điểm, lập trường, thái độ chưa có tính nhất quán, chưa đủ mạnh. Để ra được COC thì còn phải kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh ngoại giao và thực địa, trong đó đòi hỏi phải có trách nhiệm chung của các nước trong khu vực, vì muốn cho ASEAN trở thành khu vực thịnh vượng chung thì cần phải sớm có COC làm cơ sở pháp lý ổn định tình hình biển Đông.

Vấn đề biển Đông từ lâu nay không chỉ “nóng” trong quan hệ song phương, đa phương trên bàn đàm phán, trên thực địa mà còn luôn bị các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để thổi lửa vào dư luận xã hội trong nước, làm nhiễu bầu không khí quan hệ quốc tế trong khu vực, châm chọc, kích động quan hệ song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, giữa Việt Nam với Campuchia. Những chiêu trò phá rối của Việt Tân cũng như các tổ chức cá nhân mang nặng tư tưởng chống Cộng không mang lại kết quả, ngược lại càng phơi bày bộ mặt “yêu nước” giả tạo của chúng. Chúng ra sức xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về giải quyết các vấn đề biển Đông. Nào là Việt Nam “sợ Tàu Cộng” nên “không dám đánh lại Tàu Cộng trên biển Đông”, chúng kích động dân chúng gãy “đứng lên biểu tình phản đối chính sách của Việt Nam”. Còn đối với Campuchia, bọn lưu manh chính trị có những giọng điệu gieo rắc hoài nghi, vu cho Thủ tưởng Hun Xen “lật mặt với Việt Nam, ngả theo Trung Quốc”. Đúng là toàn giọng điệu đâm bị thóc chọc bị gạo, miệng lưỡi rắn độc. Việc ra đời được COC hay không đâu phải chỉ có Campuchia và Trung Quốc quyết định, mà đòi hỏi toàn bộ các nước trong khu vực ASEAN cùng có tiếng nói chung, có trách nhiệm chung. Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm trong khu vực không chỉ với việc giải quyết vấn đề biển Đông mà còn nhiều vấn đề khác. Mong rằng các nước trong khu vực sẽ nhận thức đúng trách nhiệm của mình, cộng đồng trách nhiệm để sớm thông qua được COC, tạo bước đột phá pháp lý trong ứng xử giữa các bên về vấn đề biển Đông, mang lại sự ổn định, hòa bình trong khu vực, làm cho không gian sinh tồn của các quốc gia ASEAN an lành để phát triển bền vững.  

 

 

Đông Lào

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét