Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Vấn đề đạo đức: Thực trạng đáng suy nghĩ!!!

             Trong tình hình xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, sự suy thoái về đạo đức hiển thị gần như hàng ngày trên mặt báo. Có thể kể đến một vài biểu hiện như trò đánh thầy, con đánh đuổi cha mẹ, đánh nhau khi va quẹt giao thông, người lớn không gương mẫu, cán bộ không làm gương…

 Đề cao, bồi đắp giá trị nhân văn

 Trong tình hình xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, sự suy thoái về đạo đức hiển thị gần như hàng ngày trên mặt báo. Có thể kể đến một vài biểu hiện như trò đánh thầy, con đánh đuổi cha mẹ, đánh nhau khi va quẹt giao thông, người lớn không gương mẫu, cán bộ không làm gương…

Cần làm tốt hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền và nêu gương, nhất là trong giới trẻ. Ảnh: VIỆT DŨNG

 

Phạm trù đạo đức đã được luật hóa

Các nhà lập pháp của chúng ta ở bất kỳ thời đại nào, đều đề cập và quan tâm tới vấn đề đạo đức trong lập pháp. Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước quân chủ Việt Nam được ban hành vào năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông tiến hành biên soạn và ban hành bộ luật Hình thư, thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó, ghi nhận 10 tội ác, phạm phải 1 trong 10 tội này đều xử lý, trong đó có nhiều tội liên quan tới góc độ đạo đức như “ác nghịch”, “bất hiếu”, “bất nghĩa”… Đến thời nhà Trần, có bộ luật Hồng Đức. Trong bộ luật này, để bảo vệ những giá trị đạo đức và gia đình, cũng như bảo vệ sự bình an của xã hội, cũng có các tội liên quan đến giá trị đạo đức như: “ác nghịch”, “bất hiếu”…

Có thể thấy rằng, bắt đầu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức đã được luật hóa một cách cụ thể, qua các triều đại lịch sử. Từ Lý, Trần đến thời Nguyễn, nổi bật với bộ luật Gia Long và cho đến tận ngày nay, những nội dung của các cổ luật này vẫn được kế thừa vận dụng và chuyển hóa trong pháp luật hiện đại của nước nhà. Ngay trong lời nói đầu Hiến pháp năm hiện hành (Hiến pháp 2013) đã ghi nhận: “Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam”. Lời nói đầu trang trọng ấy, khẳng định lịch sử ngàn năm của đất nước chúng ta là những giá trị cốt lõi không thể thiếu vắng giá trị về đạo đức, thể hiện qua hai từ “nhân nghĩa” nằm ngang hàng cùng với các giá trị khác, nhằm xây dựng một nền văn hiến mang bản sắc Việt Nam. Phần đầu của lời nói đầu bản Hiến pháp chính là sự ghi nhận và kế thừa những giá trị tinh hoa cốt lõi của dân tộc, để từ đó thể chế hóa thành các điều khoản của bản Hiến pháp khi bàn về giá trị đạo đức. Như khoản 3 Điều 5, ghi nhận “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”. Có thể nói rằng, thông qua bản Hiến pháp, quyền con người đã được đề cập trọn vẹn và đầy đủ, đồng thời để bảo vệ quyền con người thì những giá trị về tiếng nói, chữ viết, văn hóa, những tập quán tốt đẹp cũng đồng thời được pháp luật bảo vệ. 

Để bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp, gần như tất cả các luật và bộ luật của nước ta hiện nay đều có điều khoản hoặc nội dung đề cập tới nhằm mục đích bảo vệ những giá trị đạo đức như: bảo vệ sự an toàn về tính mạng, tài sản; bảo vệ sự an toàn về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ công bằng. 

Lợi ích và giá trị

 Có thể thấy, những hành vi nổi cộm trong thời gian vừa qua mà báo chí hay mạng xã hội đưa tin thường đề cập đến như: lừa đảo, giết người, xúc phạm uy tín danh dự nhân phẩm của người khác, con đánh đập cha mẹ, học trò đánh bạn, va quẹt giao thông, hay một ánh nhìn không thích trong quá trình tham gia giao thông cũng có thể dẫn tới xô xát và có thể đi đến án mạng. Chung quy lại, có thể xuất phát từ mâu thuẫn hoặc lợi ích, hoặc có thể từ cách thể hiện, thậm chí đụng đến sự tự ái của người khác đều có thể dẫn tới bi kịch. Thử gõ một số từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google như: “con đánh cha” cho ra gần 55,5 triệu kết quả trong vòng 0,42 giây, “trò đánh thầy” cho ra 16,3 triệu trong vòng 0,42 giây, “va chạm giao thông giết người” cho ra 6,1 triệu kết quả trong vòng 0,42 giây. Từ một số kết quả tìm kiếm trên có thể thấy, những hành vi bị xã hội lên án, hay nói cách khác là suy thoái về mặt đạo đức, đang “lan tỏa” trong xã hội chúng ta ngày nay.

Vậy những bi kịch này do đâu? Nếu chúng ta cho rằng, bi kịch xuất phát từ lợi ích thì tại sao nhiều bi kịch không đến từ lợi ích mà chỉ đến từ “ánh nhìn không thích”. Còn đứng ở góc độ giáo dục để nhìn nhận, nếu cho rằng, bi kịch đến từ những người có học thức ít cũng không hẳn đúng, bởi lẽ những người học thức cao cũng là những người có nguy cơ tạo ra bi kịch. 

Từ góc độ một luật sư tiếp cận khách hàng và lắng nghe những câu chuyện của khách hàng, bản thân tôi nhìn thấy có hai vấn đề khiến cho con người quên đi giá trị đạo đức của chính mình. Thứ nhất, chính là lợi ích về vật chất, vì lợi ích vật chất mà anh chị em xào xáo chém giết nhau, con cái đuổi đánh cha mẹ, cướp bóc, giết người, lừa đảo. Thứ hai, chính là vấn đề liên quan đến giá trị bản thân, vì giá trị bản thân mình, gia đình mình, bạn hoặc người yêu mình mà sẵn sàng ra tay tàn độc với người khác.

         Để ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức trong xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, trước tiên cần nhân rộng gương người tốt việc tốt, tăng cường đưa tin về những điều tốt đẹp. Nếu mở trang báo in, báo mạng mà toàn những tin cướp giết hiếp, con đánh cha, vợ giết chồng thì nhận thức của người đọc về vấn đề đạo đức sẽ bị lệch lạc. Chẳng lẽ hiện nay, gương người tốt việc tốt thật sự khó kiếm đến thế? Những tấm gương ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, ở quanh chúng ta vẫn hiện hữu, cái khó là phát hiện và nhân rộng như thế nào.   

Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật về hình sự, hành chính; công khai về khung hình phạt, mức phạt để người dân có cơ hội tiếp cận, từ đó biết kiềm chế bản thân mình. Một kênh nữa chính là công tác tuyên truyền trong môi trường học đường, từ tất cả các bậc học và tuyên truyền cho các tầng lớp công dân lao động thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội và các kênh thông tin truyền thống như báo đài. Có cảm giác là các đoàn thể xã hội còn mải chạy theo phong trào, thay cho việc đi sâu vào các phần việc cụ thể… 

Nếu một xã hội mà giá trị đạo đức bị suy thoái, phản ánh qua sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, sẽ làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự thoái hóa và biến chất của bản thân con người và tổ chức xã hội của con người. Như Bác Hồ đã nói: “Trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng con người cũng biến hóa. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển; có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét