Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

Đánh tráo khái niệm - Chiêu trò chống phá hiện hữu ngày nay và hệ lụy

             Cố tình hiểu nhầm, đánh tráo khái niệm để rồi quay sang trách móc thể chế, gây hoang mang dư luận. Đó là một trong những chiêu trò của đám khoác áo dân chủ, cơ hội chính trị nhằm chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của người dân với Đảng và cả hệ thống chính trị.

Thời gian qua, có một hiện tượng nhức nhối đó là hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này thì có nhiều lý do: Thu nhập thấp, áp lực công việc cao, suy giảm thể chất, cơ chế chính sách chưa phù hợp để khuyến khích, động viên người làm trong ngành Y. Đây cũng là bài toán đau đầu với các nhà hoạch định chính sách, quản lý ngành Y tế. Tất nhiên, đám dân chủ không bao giờ bỏ qua câu chuyện này để “thêm mắm, dặm muối”, tô vẽ và lèo lái đưa đẩy câu chuyện sang hẳn một hướng khác.

Tân Phong trên trang web của Việt Tân, một tổ chức phản động được nhà nước Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố đã có bài viết theo hướng lèo lái như trên, với tieu đề “Khủng hoảng y tế hay khủng hoảng đạo đức, chính trị ở Việt Nam”. Trong đó hắn cố tình lồng việc “nhân viên y tế nghỉ việc” với “vụ án Việt Á”. Cụ thể, tên này lập luận như sau: “Cứ như thể, hóa ra việc “đốt lò” khiến cho cán bộ “nản,” không dám làm gì nữa. Vậy nguyên nhân thực sự đằng sau cuộc khủng hoảng này là một cuộc đình công ngầm phản đối cuộc “đốt lò” vụ án Việt Á. Nếu quả thực như vậy, chẳng phải, nhóm lợi ích đằng sau Bộ Y Tế đang lấy sinh mạng của người dân ra để gây sức ép ngược lại phe “đốt lò” hay sao?”.

Tân Phong ơi là Tân Phong, sao mà ngu đến thế! Vụ việc Việt Á là một số đối tượng trong ngành Y tế lợi dụng tình hình bệnh dịch để câu kết, móc ngoặc nâng cao giá vật liệu (cụ thể là kit test) rồi chia chác thông qua hình thức hoa hồng. Đây là “những con sâu làm rầu nồi canh” trong đó có những kẻ từng làm đến Bộ trưởng như ông Nguyễn Thanh Long. Tất cả, đã và đang phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Nhưng đừng vì thế mà xem nhẹ, phủ nhận những công lao, đóng góp của những “chiến binh áo trắng”, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh vừa qua. Họ là những người đóng góp công lao lớn nhất ở nơi tuyến đầu trong việc chiến thắng Covid-19 đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới. Không thể và không bao giờ đánh đồng vụ “đại án Việt Á” với hiện tượng “nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt”. Đó là một việc “đánh bùn sang ao”, “đánh tráo khái niệm” một cách trơ trẽn và bẩn thỉu nhất.

Trở lại với câu chuyện nhân viên y tế nghỉ việc mà đa phần trong số họ chuyển từ các bệnh viện công sang tư. Về bản chất, thì ‘công’ hay ‘tư’ cũng đều nằm trong hệ tuần hoàn chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên theo một số chuyên gia cho rằng: “Tuy nhiên sự xáo trộn quá nhanh về nhân sự trong hệ thống công sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là với những người dân chưa có điều kiện tiếp cận các phòng khám và bệnh viện tư”. Các lãnh đạo ngành Y cũng như nhà hoạch định xã hội sẽ cần phải có những bước đi xây dựng lại chính sách vì những bất cập tồn tại lâu trong ngành: bài toán thiếu thuốc và trang thiết bị, câu chuyện bảo hiểm, hệ thống đấu thầu sản phẩm thiết bị y tế, thu nhập của nhân viên y tế…

Những thông tin chính thống, đúng đắn, mang tính khoa học và xây dựng sẽ góp phần đập tan những luận điệu phản động của nhóm Việt Tân như là Tân Phong với bài viết “đánh bùn sang ao” như thế này? Cần khẳng định là có tồn tại những nhóm lợi ích trong ngành Y tế, bằng chứng là gần đây cơ quan chức năng đã lôi ra ánh sáng rất nhiều quan chức ở ngành này có hành vi câu kết để trục lợi trên xương máu của người dân. Nhưng điều này khác hẳn những câu chuyện mang nặng “thuyết âm mưu” như Tân Phong và đồng bọn thêu dệt ra.

Ngành, nghề nào rồi cũng có tồn tại những bất cập, nhưng những bất cập trong ngành Y tế sẽ được dư luận đặc biệt quan tâm hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Cũng chính vì thế, đây là cơ hội để cho những kẻ hành nghề “kêu thay khóc mướn”, viết thuê cho bọn phản động chống phá kiếm tiền bằng những thủ đoạn cóp nhặt, thêm thắt làm sai lệch sự thật rồi tung tin thất thiệt kiểu như Tân Phong hay đám phản động Việt Tân đang lợi dụng để làm nhiễu loạn xã hội, gây hoang mang cho người dân bằng những bài viết “phản biện” nhưng lại mang tư tưởng chống đối, không hề có tính xây dựng kiểu như thế này.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đang rất nỗ lực nhằm có những thay đổi theo hướng tích cực với ngành Y tế, một ngành có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những cơ chế chính sách đã được đề xuất, những nhân sự mới với phong cách quyết liệt đã được bổ nhiệm. Cùng với đó là việc truyền thông về ngành Y tế cũng cần và nên được xem trọng, đừng để cơ hội cho những kẻ như Tân Phong hay bất cứ thành phần “dân chủ giả cầy” nào có dịp cất lên những tiếng nói lạc loài và những suy luận kiểu “đánh bùn sang ao” rất phản động như trên./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét