Ngô Hiếu Nghĩa

Gần đây xuất hiện một số bệnh viện công hiện nay đang thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế, chủ yếu là các loại thuốc, vật tư y tế thông dụng thuộc thẩm quyền mua sắm của các địa phương, đơn vị, gây ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều bệnh nhân đã phải ra các bệnh viện ngoài công lập để khám, chữa bệnh. Nguyên nhân được cho là các bệnh viện gặp những vướng mắc dẫn tới chậm đấu thầu mua sắm. Các giám đốc bệnh viện không mặn mà lắm, thậm chí còn ngần ngại thực hiện các gói thầu mua sắm thiết bị y tế, mặc dù có kinh phí. Đây là một điều đáng quan ngại nhất vì sẽ tác động rất xấu đến người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh, gây tốn kém cho người bệnh vì họ phải tự mua vật tư, thuốc men ở ngoài và không quản lý được chất lượng thuốc chữa bệnh thì rất nguy hiểm. Cũng có quan điểm cho rằng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng vừa qua đối với ngành Y tế, nhiều cán bộ y tế từ cấp thấp đến cấp cao nhất, Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế bị kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý dẫn đến tình trạng cán bộ y tế hiện nay không dám làm vì sợ trách nhiệm, sợ vào tù. Nguyên nhân khách quan phải kể đến đó là do dịch bệnh COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, trong đó có thuốc. Nhưng nguyên nhân chủ quan Bộ Y tế vẫn là chủ yếu, việc đấu thầu tập trung triển khai chậm chưa kịp thời. Còn có một trong những nguyên nhân sâu xa khác đó là hệ thống pháp luật vẫn còn có những lỗ hổng, không theo kịp với tình hình. Ngành Y tế nước nhà vừa trải qua những biến cố chưa từng có trong lịch sử đòi hỏi ngay một lúc trở lại trạng thái bình thường là điều không tưởng, phải cần một thời gian khôi phục lại mọi nề nếp, kỷ cương.  Nói rằng cán bộ y tế sợ trách nhiệm, sợ thanh tra kiểm tra nên không dám làm thì cũng không hẳn là đúng hoàn toàn, bởi đây cũng chỉ là một bộ phận cán bộ quản lý Y tế ở một vài cơ sở khám chữa bệnh. Cũng như tình trạng thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế cũng không phải diễn ra ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước. Chẳng qua là một số cán bộ quản lý ngành Y tế đang trong quá trình sắp xếp lại bộ máy, ổn định cơ cấu tổ chức, nên vẫn còn có biểu hiện trông chờ vào những điều chỉnh, hành lang pháp lý đầy đủ hơn để giúp họ hoạt động hành nghề an toàn và hiệu quả hơn mà thôi.

Vào mạng đọc được bài “Thiếu thuốc do cán bộ “sợ trách nhiệm” thủ tướng có vô can?” được Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng tải. Từ khi ra đời cho đến nay, RFA đã không thiện chí với cách mạng Việt Nam. RFA đã tự mình viết trên website chính thức “Chủ trương của đài Á Châu tự do là phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào”. Thực tiễn thì không phải như vậy. RFA thường với thủ đoạn cũ mèm, cử phóng viên đi phỏng vấn một số người trong nước mà hầu hết là những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn chế độ, bất đồng chính kiến kết hợp với những thông tin lượm lặt, cắt ghép qua những trang mạng xã hội trong và ngoài nước của các thành phần bất mãn, phản động, luôn nhòm ngó, chọc ngoáy, chống phá Việt Nam.

Trước tình hình một số bệnh viện công đang thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế, chủ yếu là các loại thuốc, vật tư y tế thông dụng thuộc thẩm quyền mua sắm của các địa phương, đơn vị gây ảnh hưởng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân mà Bộ Y tế báo cáo. Chiều ngày 23/6/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chinh chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế. Tại đây, Thủ tướng đã nhấn mạnh: “Chính phủ đã nắm được tình hình, nhiều lần chỉ đạo Bộ Y tế thống kê, đánh giá một cách khoa học, thực tiễn, khách quan, trung thực và có hướng khắc phục kịp thời”. Thủ tướng đã giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trực tiếp chỉ đạo xử lý, tổ chức cuộc họp trực tuyến toàn quốc và triển khai nhiều giải pháp về vấn đề này. Thủ tướng đã “đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, quyết liệt khắc phục tình trạng này, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân”. Thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chinh, ngày 25/6/2022 Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã chủ trì cuộc họp với Giám đốc Bảo hiểm Xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Tại cuộc họp này ông Nguyễn Thế Mạnh đã chỉ đạo người đứng đầu Bảo hiểm xã hội các địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm cao nhất, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để đảm bảo ngay việc cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân nói chung và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nói riêng. Tuyệt đối không để người bệnh bảo hiểm y tế phải tự mua các thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng. Mặt khác ông Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu Bảo hiểm Xã hội các tỉnh thành phố khẩn trương phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn có ngay các giải pháp cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, vật tư y tế để điều trị cho người bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh quy định tại Điều 21 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Như vậy với trách nhiệm và thẩm quyền của mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã quyết liệt chỉ đạo, xử lý tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế như thế là đúng pháp luật hiện hành. Tất nhiên cũng cần có thời gian nhất định để mọi công việc vào guồng quay thuận lợi. RFA lại cho phóng viên phỏng vấn nhà báo Võ Văn Tạo cũng vào ngày 24/6/2022 cho rằng ông này là “nạn nhân của tình trạng thiếu thuốc”. Võ Văn Tạo là một tên trở cờ, bất mãn tham gia nhiều hội nhóm hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN như “Diễn đàn xã hội dân sự”; “Hội nhà văn độc lập”… nhưng được RFA tin dùng, nuôi dưỡng, tung hô và sử dụng như một “chuyên gia” bình luận, truyên truyền nhằm công kích, chống phá chế độ.Khi Võ Văn Tạo nói: “Thủ tướng phải có một giải pháp nào đó, chứ không thể nào đổ một câu cho cấp dưới, cho đội ngũ cán bộ y tế…là hoàn toàn hết trách nhiệm được” đã chứng tỏ kẻ này luôn bới móc, chụp mũ và bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chinh là Ủy viên Bộ Chính trị, do đó việc Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nội các có sai phạm gì, liên đới đến đâu thì theo nguyên tắc tập trung dân chủ và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Còn về phía chính quyền sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao, vì Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ, theo đề nghị của Chủ tịch nước. Tóm lại, khi vụ án Việt Á chưa đến hồi kết, việc phán xét, quy chụp trách nhiệm, quy kết tội phạm cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào tại thời điểm này là đều thiếu căn cứ pháp lý.

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đừng có bày trò “té nước theo mưa” tung tin sai lệch nhằmcan thiệp, khích bác một cách thô thiển, săm soi, chọc ngoáy vào công việc nội bộ của Việt Nam.