Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

FREEDOM - Giá trị của chuẩn mực khuân mẫu xã hội

 


Ngày 5/7/2022, trên trang Baotiengdan.vn có bài viết của Dương Quốc Chính với tiêu đề: “Anh Nguyễn Lân Thắng bị bắt”. Bài viết có những nghi hoặc, nhận định không đúng về pháp luật Việt Nam, xuyên tạc làm sai bản chất một số điều của Bộ luật hình sự. Chúng ta cần phải hiểu cho đúng về những quy định của pháp luật và việc bắt người để điều tra làm rõ vụ việc liên quan, mục đích của pháp luật nước ta bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân trong giới hạn và khuôn khổ pháp luật.

Mở đầu Dương Quốc Chính viết: “Anh Nguyễn Lân Thắng block Facebook này của mình mấy năm nay rồi… Nghe mọi người nói là mấy năm nay anh ấy “ngoan” trên Facebook, không thấy viết lách gì nhạy cảm”.. Hôm nay nghe tin anh Thắng bị bắt, nhiều người cũng hỏi mình lý do tại sao. Nói thật là mình không biết, vì lâu nay có biết anh ấy viết gì đâu. Chỉ xin lưu ý mọi người là an ninh họ bắt người đều có lý do thật sự và lý do công bố. Lý do công bố không nhất thiết là lý do thật sự, có thể chỉ có liên quan thôi.”

Vừa qua, ngày 5/7, bị can Nguyễn Lân Thắng (SN 1975, trú ngõ Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt, tạm giam để điều tra về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.. Các quyết định tố tụng đã được Viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn. Sai phạm bị cáo buộc chưa được công bố. Theo quy định của Điều 117, thì người nào có một trong những hành vi  nhằm chống Nhà nước sẽ bị phạt tù từ 5-12 năm: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân hoặc có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân hoặc gây chiến tranh tâm lý. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10-20 năm…

Ở Việt Nam, từ trước tới nay, Nhà nước luôn luôn tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân và coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của Nhà nước. Nhà nước ta đã ghi nhận các quyền tự do cơ bản của công dân trong Hiến pháp và pháp luật. Mỗi công dân được quyền tự mình lựa chọn và thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình trong khuôn khổ của pháp luật mà không có sự ngăn cản, hạn chế nào.

Trong nhà nước pháp quyền, một mặt, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân, mặt khác pháp luật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật. Mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân”.

Các quyền tự do dân chủ đều được quy định trong Hiến pháp hoặc các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ… Tuy nhiên, các quyền tự do dân chủ của công dân hầu hết đã dược quy định trong Hiến pháp. Hậu quả của hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ là những thiệt hại đã gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vì vậy, Điều 331 của Bộ luật hình sự quy định nhằm ngăn chặn những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ là những thiệt hại đã gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét