Bà con nhìn những bức tranh về bà Hồ Xuân Hương tại triển lãm tranh của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng mang tên “Hồ Xuân Hương” có khác nào tranh k.h.i.e.u d.a.m không chứ? Mà cũng may là triển lãm bị tuýt còi kịp, chứ để tiếp tục triển lãm sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ sau về bà chúa thơ nôm.
Bà Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ
nôm, những tác phẩm của bà gắn liền phong cách phóng thoáng, “nói tục nghệ thuật”,
mượn hình ảnh dung tục trong cuộc sống để phản ánh sự cay nghiệt, nỗi thống khổ;
cái bất công, bất bình đẳng, phân biệt đẳng cấp, giai tầng của xã hội ta thời
phong kiến.
Theo ý kiến của tôi, những bức tranh về bà Hồ Xuân
Hương tại triển lãm đang bôi nhọ, xúc phạm đến “bản sắc văn hóa” của dân tộc Việt
Nam ta. Đó là sự bôi bác vào nghệ thuật, lợi dụng nghệ thuật, khoác áo làm màu
nghệ thuật, phản nghệ thuật chứ không phải là nghệ thuật chân chính.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến đều
bám sát “công, dung, ngôn, hạnh”, nó thuần khiết và kín đáo, thiêng liêng lắm
chứ đâu phải như mấy em gái thời hiện đại khoe xôi, khoe thịt đâu. Ngày đó mà
ăn mặc như những bức tranh tại triển lãm thì tôi nghĩ chắc bị cả làng cạo đầu
bôi vôi, thả trôi sông ngay chứ chả đùa.
Tôi biết mấy anh, mấy chị họa sĩ cần sự mới mẻ,
sáng tạo để phát triển nghệ thuật nhưng không thể sáng tạo kiểu suy luận, xuyên
tạc, rồi vẽ, rồi bày…như thế này. Trước khi vẽ về đối tượng nào đó mong rằng
các anh, các chị tìm hiểu kỹ về đối tượng vẽ và bối cảnh khi đó như thế nào.
Lúc đó những tác phẩm mới lột tả hết được nét đẹp, nét đặc trưng của đối tượng
mình phác họ và độc giả sẽ đón nhận và những tác phẩm mới có thể thăng hoa lên
tầm cao.
Trước thì triển lãm về Điện Biên Phủ và nay thì
triển lãm về Hồ Xuân Hương, phải chăng chúng ta cũng cần phải xem lại khâu phê
duyệt, kiểm duyệt tổ chức các triển lãm tranh ảnh để tránh những điều đáng tiếc,
những tác động xấu đến xã hội. Đừng có để “mất bò mới lo làm chuồng” là không
nên.
<Hoa Xuân>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét