Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

Thoibao.de cùng Lê Trung Khoa phạm điều cấm kỵ lịch sử!

 


Có một Việt kiều từng viết bài lột tả thân phận bèo bọt rác rưởi của gã lưu manh chính trị, suốt ngày mở hết công suất loa rè chống cộng: “Lê Trung Khoa chống phá quê hương chỉ là để trục lợi cho bản thân và mục đích bỉ ổi đó đã bị dư luận vạch trần. Rồi đây, anh ta có thể sẽ qua mắt được cơ quan chức năng của nước Đức, nhưng với người Việt Nam, anh ta chỉ còn là người nối dài danh sách của mấy kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống mà thôi!”. Mặc cho người đời mỉa mai, ngày ngày Lê Trung Khoa vẫn leo thang tuyên truyền chống phá chế độ chính trị ở Việt Nam.

Hôm 3/6/2023, trên trang mạng Thoibao.de, Lê Trung Khoa có bài “Dân chống đảng hay đảng chống dân”. Theo đó, Khoa luyên thuyên trò chơi chữ “đảng chống dân, dân chống đảng”, xuyên tạc rằng: đảng “bóp nghẹt dân chủ”, không nương tay “bắt bớ những người dám đấu tranh vì dân chủ”, “đẩy người dân đến nghèo khó, buộc phải rời đất nước đi làm thuê”. Vẫn theo trò xưa, tích cũ, Khoa đòi xóa bỏ độc đảng thì mới “giải phóng được dân”, “muốn xóa bỏ chế độ độc đảng thì người dân phải đứng lên tranh đấu”. Như vậy, Khoa đã phạm điều cấm kỵ lịch sử, vì nói ngược lại dòng chảy truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Nếu như Lê Trung Khoa vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, khi còn học phổ thông ở Xứ Thanh, đừng lêu lổng, lười biếng, đua đòi…thì ắt hẳn Khoa đã có thể trở thành một người có ích cho xã hội. Đằng này, chưa nóng nước đã vội đỏ càng, Khoa muốn sang Tây vơ váo cho nhanh giàu, mong đổi đời. Ấy thế mà Khoa đổ vấy cho Đảng Cộng sản Việt Nam “đẩy dân ra nước ngoài làm thuê”. Con đường mà Khoa chọn, lẽ đương nhiên còn có gốc gác từ chỗ dựa bóng người cha của anh ta đi xuất khẩu lao động bên Đức, nhưng chắc chắn nguồn cơn sâu xa chính là lối sống lười lao động, lười học tập mà lại đòi hưởng thụ đời sống cao sang. Chả riêng gì ở Xứ Thanh, mà trên đất nước Việt Nam, trong chiến tranh và sau chiến tranh, ai mà chả phải đối mặt với sự khốn cùng của thiếu đói lương thực, thực phẩm, khan hiếm hàng hóa tiêu dùng. Thế nhưng, đại đa số người dân Việt Nam đã tự mình bươn chải để tồn tại, rồi dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, người dân lao động lại cần cù, sáng tạo, chăm lo cho cuộc sống riêng mình, góp sức cho sự hồi sinh dân tộc. Trong khi đó, ngoài một bộ phận dân Việt chạy loạn sau thảm bại của nền đệ tam cộng hòa được Mỹ dung dưỡng ở phía Nam sông bến Hải, còn có một bộ phận vượt biên với ảo vọng tìm miền đất hứa, biết bao nhiêu năm rồi vẫn để lại ký ức hãi hùng của người tha hương. Sau gần 40 năm đổi mới, đến nay cơ đồ dân tộc đã tươi sáng. Người Việt tha hương lại được đón chào trở về trong nghĩa đồng bào, không ít người thực sự bất ngờ với những đổi thay của quê hương đất nước. Duy chỉ có trong con mắt của Lê Trung Khoa và đồng đảng là Việt Nam vẫn nghèo hèn, đói khổ. Trong khoảng 5 triệu người đang sống, làm việc, lao động, học tập ở nước ngoài đâu phải là vì đói khổ, vì không chịu nổi “ách thống trị của nhà nước độc tài”. Nếu đem so khoảng 5 triệu người gốc Việt ở nước ngoài có cuộc sống “nhiều tiền” với khoảng 97 triệu người đang sống tại quê nhà, thì ai bảo nên đi hay nên ở. Thực tế cho thấy, thu nhập và tiện nghi chưa hẳn đã là chỉ số quyết định mang lại hạnh phúc cho người dân. Nếu ai đó chịu học lịch sử một cách nghiêm túc thì chắc hẳn sẽ có được lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi: điều thiêng liêng nhất của một dân tộc, một con người là gì? Phải chăng, đó là độc lập và tự do. Nhắc lại cho Khoa nhớ một vài chuyện đáng suy nghĩ: Khi xưa, thời Bắc thuộc, ở Xứ Thanh có Khương Công Phụ, cùng em trai là Khương Công Phục ứng thí và đỗ đầu Tiến sĩ dưới triều Đường, Khương Công Phụ được vua Đường tấn phong nhiều chức tước cao sang (cao nhất là chức Tể tướng), nhưng ngày đêm vẫn ngóng về quê cha đất tổ; Lê Chiêu Thống làm vua lưu vong bên nhà Thanh, khi chết phải làm ma nơi xứ người, mãi về sau mới được quần thần đưa hài cốt về cố quốc; Nguyễn Cao Kỳ, làm tới chức Phó tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, lưu vong gần 30 năm mà cuối đời vẫn nguyện cầu được về lại cố hương. Vậy mà, giờ đây trong tâm hồn của Lê Trung Khoa, chỉ có những cay đắng, ngậm ngùi, thê lương. Chính sự lựa chọn con đường phản trắc của Khoa đã nhuộm đen tâm hồn của Khoa. Còn trách cứ và đổ vấy cho Đảng, sao mà trơ trẽn thế.

Đảng Cộng sản Việt Nam không tự trên trời rơi xuống, càng không do một tổ chức nước ngoài nào nặn ra. Đây là một tổ chức chính trị ra đời trong bối cảnh phong trào cộng sản quốc tế phát triển, ở trong nước thì phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, tất yếu đòi hỏi phải có một tổ chức cộng sản ra đời để lãnh đạo cách mạng trong nước và giữ mối liên hệ với quốc tế cộng sản. Phong trào cộng sản với linh hồn là Quốc tế 3 do Lênin đứng đầu đã thổi luồng gió mới chính trị vào Việt Nam. Trong bối cảnh lịch sử những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là một đại diện tinh tú chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đến với chủ nghĩa quốc tế vô sản, Người đã làm cầu nối lĩnh hội và truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã có công sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là chính đảng theo đuổi lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, làm cách mạng xã hội một cách triệt để nhất. Thắng lợi đầu tiên và cũng là thắng lợi có ý nghĩa nền tảng lịch sử chính là Cách mạng tháng 8 năm 1945, từ đó, dân tộc Việt Nam thoát khỏi vong quốc nô, người dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ, đớn hèn. Từ bấy đến nay, mọi bước ngoặt lịch sử đều thuộc về công lao, máu xương của Đảng và Nhân dân ta. Không kẻ nào có thể phủ nhận điều đó.

Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã khuyên răn người cách mạng, đại ý rằng: muốn làm cách mạng thành công thì phải đại đoàn kết, bền bỉ hết đời này qua đời khác, quyết chí thì sẽ thành công. Chủ nghĩa xã hội là mô hình tốt đẹp, không thể một sớm, một chiều, không thể có “mỳ ăn liền”, đó là một quá trình lịch sử bước qua thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa cộng sản khoa học. Việt Nam với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử khác biệt với các nước, nhưng giàu truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, có đường lối đúng đắn thì chắc chắn sẽ thành công. Cách mạng Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi mang tầm thời đại, chắc chắn sẽ còn giành nhiều thắng lợi hơn nữa trên con đường đi tới tương lai. Đảng và Nhân dân vẫn luôn hòa quyện trong nhau, luôn gắn bó với nhau như máu thịt, không thế lực nào có thể chia rẽ. Những kẻ mà Lê Trung Khoa gọi là “đấu tranh dân chủ”đều được dung dưỡng bởi các thế lực phản động, giả vờ “đấu tranh” để làm vừa lòng kẻ đã bơm tiền thuê mướn.

Nhân đây, nhắn gửi tới Lê Trung Khoa và những kẻ khoác áo dân chủ, muốn cuỗm gói mì ăn liền “dân chủ phương Tây”, hãy nhớ lại một câu chuyện ngụ ngôn của Trung Hoa. Đại thể rằng, xưa ở một làng nọ, có 2 anh nông dân làm ruộng gần sát nhau, một anh cần cù, ngược lại, anh kia thì ham thú vui chơi lêu lổng, nên lúa bị còi cọc. Thấy thế, anh nông dân lười biếng liền nghĩ ra một kế sách đắc ý. Rồi một đêm, anh ta lén ra ruộng nhà mình, nhổ từng khóm lúa nhấc cao hơn lúa nhà bên. Khuya về anh ta hý hửng phen này lúa nhà ta cao hơn lúa nhà kia. Vì say sưa giấc nồng, vừa mệt vừa đắc ý trong mơ, ngủ đến tận trưa, khi mặt trời lên đỉnh đầu, anh chàng lười bèn vùng dậy chạy ra thăm ruộng nhà mình để khoái trá với “thành quả” đêm qua. Nào ngờ…ra tới ruộng thì ôi thôi, lúa nhà anh ta đã héo rũ. Người đời gọi anh chàng lười ngốc là “Núng mín”(hàm ý là anh nông dân nóng vội).

Người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa vốn hay lam hay làm, một nắng hai sương, làm ra hạt lúa củ khoai nuôi sống cuộc đời, gom góp dựng xây cơ đồ đất nước, nên đâu có dễ bị mê hoặc bởi lời phỉnh của ông chủ Thơibao.de. Có Đảng thì Dân còn có tương lai, có Dân thì Đảng còn có lý do để tồn tại. Dân là rường cột trường tồn dân tộc. Ai phản dân hại nước ắt sẽ bị bêu danh trong sử sách.    

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét