Vụ việc nhóm
người mang theo vũ khí xâm nhập trái phép, đập phá trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea
Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, gây thương vong cho một số cán bộ
công an, cán bộ xã và dân thường đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Lợi
dụng sự việc này, một số trang mạng xã hội đã đăng tải nhiều bài viết, chia sẻ
thông tin liên quan đến vụ việc; trong đó, phần lớn là những thông tin không
chính thống, chưa được kiểm chứng. Điển hình như trang facebook Chân Trời Mới
Media, ngày 13/6 đăng bài: “Ngọn lửa Tây Nguyên: Cháy tiếp hay sẽ bị dập tắt?”.
Bài viết đã trích dẫn ý kiến của Phan Minh Tiến từ huyện Cư Kuin nói với BBC rằng:
“… có rất nhiều xung đột có thể dẫn đến kết cục như vầy. Chẳng hạn như những
cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân
tộc biểu tình cho nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của họ bị xả thải ô nhiễm…”.
Đây là luận điệu xuyên tạc, suy diễn nguyên nhân xảy ra vụ việc, nhằm tung tin
thất thiệt, kích động, gây rối tình hình an ninh, chính trị tại địa phương cần
vạch trần, bác bỏ. Bởi vì:
Ngay sau khi
xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng của địa phương, của cấp trên đã nhanh
chóng vào cuộc, truy bắt các đối tượng (tính đến 17 giờ 30 phút ngày 13/6, các
lực lượng chức năng đã bắt giữ được 45 nghi phạm). Đồng thời, triển khai nhiều
biện pháp để ổn định tình hình, tuyên truyền vận động nhân dân bình tĩnh, không
hoang mang dao động; kêu gọi các đối tượng tham gia ra đầu thú để hưởng lượng
khoan hồng, v.v. Theo khai thác ban đầu và những vật chứng tại hiện trường, các
cơ quan chức năng bước đầu kết luận đây là vụ khủng bố, có sự tiếp tay của các
thế lực thù địch.
Tới đây, khi
đã truy bắt toàn bộ các nghi phạm, cơ quan chức năng sẽ điều tra, thẩm vấn, làm
rõ động cơ, nguyên nhân, khi có đầy đủ chứng cứ sẽ thông tin công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng cho các tầng lớp nhân dân được biết. Do đó, lúc
này mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác, không nghe, tìm hiểu những thông tin
không chính thống, chưa được kiểm chứng; không chia sẻ, bình luận trước những
thông tin trên mạng xã hội, làm phức tạp tình hình, dễ mắc mưu kẻ địch. Chúng
ta cần bình tĩnh lắng nghe, tiếp nhận những thông tin từ các cơ quan chức năng,
các cơ quan báo chí chính thống của Nhà nước.
Trên thực tế,
những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, tôn giáo và
giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo nhất là ở địa bàn miền núi, vùng xâu, vùng
xa. Đối với vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, quan trọng. Vì vậy, Đảng,
Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù
hợp nên đã từng bước làm cho bộ mặt vùng đất nơi đây từng bước đổi thay, khởi sắc.
Song, do đặc thù điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt,…
nên đời sống đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, thời
gian qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm,
có nhiều chủ trương, chính sách và có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển vùng
Tây Nguyên, triển khai đầu tư nhiều đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh. Trong quá trình triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền
các cấp, các lực lượng ở địa phương đã tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận,
ủng hộ của đồng bào. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn
chế, kết hợp với bị các thế lực xấu xúi giục, kích động,… khiến cho tình hình
an ninh, trật tự có lúc, có nơi, ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp.
Nhân cơ hội đó, các thế lực thù địch, những phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, cho
rằng: “đã xảy ra những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những
cuộc đàn áp người dân tộc…” nhằm thu hút, kêu gọi sự quan tâm,
can thiệp của cộng đồng quốc tế, làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét