Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền (HRW – Human Rights Watch) được thành lập năm 1988 trên cơ sở hợp
nhất tổ chức Helsinki Watch (do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích
giám sát Liên Xô bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện
quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ
nhân quyền tại nước này) với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích
nghiên cứu và cổ vũ cho phát triển nhân quyền. Nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ
cho nhân quyền nhưng nhìn vào những hoạt động của HRW cho thấy, lời nói không đi
đôi với việc làm, ngày càng xa rời, thậm chí đi ngược tôn chỉ, mục đích. Do bị
chi phối bởi nguồn kinh phí hoạt động nên dễ hiểu là các phúc trình về nhân quyền
của tổ chức này thường sai sự thật, thiên vị, mang màu sắc chính trị và chủ
quan áp đặt, do đó các cáo buộc của HRW gây ra phản ứng tiêu cực tại nhiều quốc
gia trên thế giới, đặc biệt với các nước đi theo con đường XHCN. Sau mỗi cáo buộc,
tổ chức này thường bị phản ứng tức thì, bị chỉ trích chịu quá nhiều tác động bởi
Mỹ và các nước phương Tây, thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước. Chẳng hạn, Liên bang Nga đã nhiều lần chỉ trích
HRW về những động thái tuyên truyền xuyên tạc, kích động tạo cớ can thiệp vào
những vấn đề nội bộ của nước này. Tương tự, do có những hành động vi phạm
nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế cũng
như can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc nên chính phủ nước này đã áp
dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW. Và không phải ngẫu nhiên mà trang
web của HRW lại bị cấm hoạt động tại Thái Lan. Chính phủ nước này buộc phải cấm
là vì thông qua trang web, HRW thường xuyên đội lốt “theo dõi nhân quyền” để
tuyên truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động,
vi phạm các quy định về an ninh quốc gia của họ. Ngoài ra, HRW còn bị nhiều quốc
gia như Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria… chỉ trích, phản đối những
nội dung và mức độ khác nhau vì HRW đã can thiệp làm phức tạp tình hình, gây
khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền ở các nước này.
Thực tế đó cho
thấy, mặc dù mang danh nghĩa là tổ chức hoạt động về nhân quyền nhưng hoạt động
của HRW đều thể hiện ý đồ, động cơ chính trị. Nhìn vào các hoạt động của tổ chức
này cho thấy sự bất hợp lý và ý đồ bôi nhọ, hạ uy tín, hình ảnh của Việt Nam và
nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một tổ chức không hiện diện ở Việt Nam,
không nắm được tình hình thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam song lại tự cho mình
quyền phán xét về nhân quyền. điều đó cho thấy sự suy diễn, áp đặt từ các thông
tin mà tổ chức này công bố và nguồn thông tin HRW có được thực chất là do các tổ
chức, cá nhân chống phá Việt Nam cung cấp nhằm tạo cớ bôi nhọ, chống phá.
Lâu nay, tổ chức
Theo dõi Nhân quyền đã nhiều lần đưa ra những thông tin sai trái, bịa đặt nhằm
phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Các luận điệu
vu cáo của HRW gia tăng, ngày càng tùy tiện, không chỉ thể hiện qua phát ngôn của
đại diện tổ chức này mà còn thể hiện qua các báo cáo, thông cáo báo chí. Gần đây,
Bureau CTM Media – Âu Châu thực hiện một bài viết “EU: Hãy tạo áp lực để Việt
Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền” đăng tải trên các tang mạng xã hội. Theo đó,
trong một thông cáo phát đi ngày 08/6/2023 (một ngày trước cuộc đối thoại nhân
quyền Liên hiệp châu Âu – Việt Nam tại Hà Nội), HRW đã vu cáo rồi lấy cớ kêu gọi
châu Âu gây áp lực để buộc Việt Nam chấm dứt các hành động “vi phạm nhân quyền
một cách có hệ thống”. Trước đó, ngày 26/5/2023, HRW đã gửi đến Liên hiệp
châu Âu một “tờ trình” về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, “yêu cầu EU
gây sức ép để chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho những người đang bị
giam giữ vì lý do chính trị”. Tổ chức này còn lên tiếng đòi sửa đổi hoặc hủy
bỏ một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự mà họ cho rằng “thường được viện
dẫn để đàn áp các quyền dân sự và chính trị, hạn chế quyền tự do đi lại đối với
các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ”!
Đặc biệt, HRW
cho rằng: “Việt Nam cũng cần chấm dứt đè nén quyền tự do đi lại. Các nhà hoạt
động nhân quyền và dân chủ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị cấm rời khỏi
nhà hoặc khu vực cư trú, bị nhân viên hay côn đồ liên quan tới chính quyền đe dọa
hoặc hành hung, và bị cản trở xuất cảnh. Tháng Năm, công an cảng hàng không quốc
tế Nội Bài ở Hà Nội ngăn cấm nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Quang A
không được xuất cảnh đi Châu Âu”.
Để thấy rõ
chiêu bài lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;
tung hô, bênh vực cho những kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền chống phá Nhà nước
Việt Nam, cần nói rõ vì sao Nguyễn Quang A bị tạm hoãn xuất nhập cảnh? Ngày
01/5/2023 vừa qua, Nguyễn Quang A đã bị tạm hoãn xuất cảnh sang Thái Lan tại
sân bay Nội Bài (Hà Nội) với lý do liên quan đến an ninh, theo quy định tại khoản
9, Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019. Thông tin
này cũng đã được nhiều báo đài thiếu thiện chí, các đối tượng chống phá đăng tải
những ngày qua. Với quá trình hoạt động trong thời gian qua, việc Nguyễn Quang
A bị tạm hoãn xuất cảnh vì lý do liên quan đến an ninh là điều đã được dự báo từ
trước và ngay cả Nguyễn Quang A cũng có thể hiểu rõ được điều này khi mà các “đồng
nghiệp” của y thì người đã được vào trại, người thì cũng rơi vào hoàn cảnh tương
tự Nguyễn Quang A khi không thể xuất cảnh sang nước ngoài để thực hiện mục đích
cá nhân của mình. Vậy lý do tại sao Nguyễn Quang A lại có ý định xuất cảnh sang
Thái Lan?
Dù thông tin
này chưa được chính Nguyễn Quang A cũng như các báo đài, cá nhân, tổ chức thiếu
thiện chí đăng tải nhưng chắc chắn rằng, bên cạnh việc lấy lý do để đi du lịch
thì có lẽ y đang có ý định tham gia các diễn đàn do các cá nhân, tổ chức thiếu
thiện chí chống phá bên ngoài tiến hành như “Việt Tân”, “Hội Anh em dân chủ”,
Hoàng Tứ Duy, Nguyễn Văn Đài… Trước đây, Nguyễn Quang A cũng là người đã từng được
nhiều cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí bên ngoài tham gia các sự kiện chống Cộng
từ bên ngoài, đặc biệt là liên quan đến vấn đề “xã hội dân sự” hay truyền bá về
“dân chủ, nhân quyền” của các nước phương Tây. Mặc dù trong thời gian qua, sau
khi lực lượng chức năng bắt, xử lý nghiêm minh với các “đồng nghiệp” dân chủ như
Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Thuý Hạnh, Phạm
Chí Dũng, Lê Dũng Vova, Cấn Thị Thêu, Trương Văn Dũng, Bùi Tuấn Lâm, Mai Phan Lợi,
Đặng Đình Bách… thì Nguyễn Quang A không có nhiều bài viết tuyên truyền xuyên tạc,
chống phá trên các trang mạng xã hội như trước đây. Vậy nhưng với bản chất của
một kẻ đã, đang “cuồng” phương Tây, cổ vũ cho các hoạt động chống đối cho các đối
tượng đội lốt “dân chủ” thì việc Nguyễn Quang A bị tạm hoãn xuất cảnh là điều dĩ
nhiên. Chưa kể Thái Lan cũng là nơi tập trung của không ít cá nhân, tổ chức phản
động lưu vong, các trại tỵ nạn từ bên ngoài nên mục đích Nguyễn Quang A chọn điểm
đến để xuất cảnh là Thái Lan cũng là một “ẩn số”. Quy luật nhân quả thôi, có
trách thì Nguyễn Quang A nên tự trách bản thân mình, trách cho sự tha hoá, biến
chất, “trở cờ”, sự quay lưng lại với quê hương, đất nước và giờ đây muốn xuất cảnh
cũng không thể làm được. Tốt nhất muốn an phận thì Nguyễn Quang A nên tuân thủ
các quy định của pháp luật, hãy là công dân tốt, còn nếu không thì không chỉ dừng
lại ở việc “tạm hoãn xuất cảnh” đâu.
Cần khẳng định
rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm,
nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tại Việt Nam cũng vậy,
ai vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Hoàn toàn không có
việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng như khởi tố, bắt
giữ, điều tra, truy tố, luận tội, xét xử trước tòa án. Ở Việt Nam không có việc
gọi những đối tượng vi phạm pháp luật là những nhà “bất đồng chính kiến” hay
“tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống
phá đưa ra. “Báo cáo nhân quyền” mà các tổ chức lấy danh về nhân quyền đưa ra hằng
năm nhằm cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là dựa trên những
thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc. Do đó, những luận
điệu của HRW hay các cá nhân, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí lấy cớ nhân quyền
để quy chụp, chống phá Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc lõng, không thể chấp
nhận./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét