Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Phát huy vai trò của chi bộ Đảng khu dân cư trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thực tế những năm qua, đa số các chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng, trong đó có các chi bộ địa bàn quận Kiến An thực sự là gốc rễ của Đảng. Các chi bộ, trong đó có loại hình chi bộ tổ dân phố là hạt nhân chính trị tập hợp, phát huy mạnh mẽ trí tuệ đội ngũ cán bộ đảng viên ở cơ sở và đông đảo tầng lớp nhân dân trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái của các đối tượng thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Hiện nay, khi các thế lực thù địch, phản động liên tục và tăng cường các hoạt động chống phá, các chi bộ đảng, trong đó có các chi bộ tổ dân phố trực thuộc đảng uỷ cơ sở với đặc thù phần lớn các đảng viên, đồng thời là công dân- người hưu trí, cư trú trên địa bàn khu dân cư…cần phải chủ động, sáng tạo tiêp tục phát huy vai trò hạt nhân, trực tiếp tại các khu dân cư.

Vai trò cực kỳ quan trọng của Chi bộ khu dân cư trên mặt trận chính trị tư tưởng

Là người sáng lập, tổ chức và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng vai trò, vị trí của chi bộ. Người chỉ rõ: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng”, “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”(1). Những năm qua, phần lớn các chi bộ, trong đó có các chi bộ ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố, trong đó có quận Kiến An đã phát huy được vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng này.

Thực tế cho thấy sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 35) và 2,5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chỉ có thể đạt kết quả cao, toàn diện nếu các chi bộ nhận thức sâu sắc, quyết tâm, kiên trì, sáng tạo lãnh đạo, tập hợp, phát huy được sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên ở cơ sở và đông đảo quần chúng, nhân dân ở địa bàn. Trong đó, các chi bộ khu dân cư, tổ dân phố trực thuộc đảng uỷ cơ sở với đặc thù phần lớn các đảng viên, đồng thời là công dân- người hưu trí, sinh sống trên địa bàn khu dân cư…có vai trò rất quan trọng.
Cán bộ, đảng viên ở chi bộ tổ dân phố trước hết là những người phải quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, góp phần xây dựng thành nghị quyết, kế hoạch thực hiện tại chi bộ, khu dân cư của mình. Đảng viên cũng là những người trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục quần chúng, xây dựng nhận thức đúng đắn cho mình và cho quần chúng về nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; là những người trực tiếp, thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình, phê phán những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống sai trái, lệch lạc; chấn chỉnh những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” , phát huy khả năng và trí tuệ của mình vào thực tiễn hằng ngày, hoàn thành các mục tiêu đấu tranh tư tưởng mà Nghị quyết 35 đề ra.
Hiện nay, Đảng bộ quận Kiến An có 61 chi bộ, đảng bộ trực thuộc (trong đó có 23 đảng bộ cơ sở và 38 chi bộ cơ sở) gồm 10 tổ chức cơ sở đảng cấp phường; 22 tổ chức cơ sở đảng cơ quan hành chính; 12 tổ chức cơ sở đảng đơn vị sự nghiệp; 02 tổ chức cơ sở đảng lực lượng vũ trang; 15 tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp. Số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở là 229 đơn vị (trong đó có 155 chi bộ thuộc đảng ủy phường), Tổng số đảng viên của Đảng bộ quận là 6.874 đồng chí. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố, quận Kiến An thực hiện sắp xếp, sáp nhập từ 145 tổ dân phố (145 chi bộ) thành 85 tổ dân phố (85 chi bộ), giảm 60 tổ dân phố (60 chi bộ).(2). Cùng với số lượng, ở nhiều chi bộ tổ dân phố cơ cấu đảng viên rất mạnh về chất. Qua khảo sát thực tế ở chi bộ tổ dân phố LD 1, phường Bắc Sơn trong tổng số 67 đảng viên, tuổi đảng bình quân trên 30 năm, có 12 cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, có những đồng chí đã nhiều năm làm công tác đảng, giữ trọng trách chủ chốt trong các đảng bộ, chi bộ tại đơn vị khi công tác.



Thời gian qua, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, cấp uỷ các cấp, tổ chức đảng và đảng viên trong Đảng bộ quận Kiến An nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức cơ sơ đảng và của chi bộ; không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Quận ủy Kiến An là đơn vị tổ chức hiệu quả các buổi tọa đàm “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” đối với từng loại hình chi bộ nhằm trao đổi những kinh nghiệm, mô hình hiệu quả, cách làm hay trong sinh hoạt chi bộ. Ban thường vụ Quận uỷ ra Quyết định số 82-QĐ/QU ngày 30-12-2015 "Về tiếp nhận và xử lý các kiến nghị của đảng viên trong sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ quận Kiến An". Các cấp ủy từ quận đến cơ sở đã nghiêm túc tiếp nhận và xử lý các kiến nghị theo đúng thẩm quyền, góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả chất lượng sinh hoạt chi bộ…

Theo khảo sát, đánh giá của Quận uỷ, phần lớn các chi bộ tổ dân phố thực hiện chế độ sinh hoạt đi vào nền nếp, bài bản, lịch sinh hoạt được ấn định vào một ngày cố định trong tháng; số lượng đảng viên dự sinh hoạt chi bộ đạt từ 80 - 90%; trong sinh hoạt chi bộ tổ dân phố có sự trao đổi, thảo luận giữa các đảng viên trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ. Bí thư, Phó bí thư và cấp uỷ viên chi bộ có tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị và thảo luận kỹ các vấn đề để đưa ra trình hội nghị sinh hoạt chi bộ đồng thời gợi ý và định hướng thảo luận để tập trung vào các vấn đề đã nêu tránh dàn trải sang các nội dung không liên quan.
Trong sinh hoạt chi bộ đã có sự gắn kết chặt chẽ với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII).. Ở nhiều buổi sinh hoạt chi bộ các đảng viên thảo luận sôi nổi, nói thẳng, nói thật về các vấn đề do bí thư chi bộ nêu ra để đi đến thống nhất. Mỗi chi bộ đều nỗ lực để thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên.

Với thực tế này, cán bộ, đảng viên các chi bộ tổ dân phố trên địa bàn quận Kiến An là những người tiên phong, góp phần rất quan trọng trong xây dựng, triển khai, đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết 35 vào cuộc sống.

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

Xàm xí quen thân

 Ngày 28/6/2023, trên trang Facebook Chân Trời Mới Media có đăng bài “Tiếng súng Cư Kuin còn cho thấy điều gì và nó phục vụ cho ai?” của Thu Cúc. Đọc bài viết, độc giả dễ dàng nhận thấy, Thu Cúc đã lợi dụng vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11/6/2023 vừa qua để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ mối quan hệ bang giao tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.


Trước hết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đều khẳng định: vụ việc nổ súng vào 02 trụ sở ủy ban nhân cấp xã tại huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) ngày 11/6/2023 vừa qua là vụ tấn công khủng bố. Bởi, những kẻ tấn công khủng bố  đã cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội, các đồng chí công an, cán bộ cấp xã. Hành động dã man, không có nhân tính của những kẻ khủng bố không chỉ dư luận trong nước mà cả quốc tế đều cực lực lên án. Vì vậy, bất kỳ đối tượng nào chỉ đạo hay trực tiếp tấn công khủng bố cũng không thể chấp nhận được, cần phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật, qua đó lấy lại niềm tin, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân các dân tộc Tây Nguyên.

Thứ hai, việc cơ quan Công an Việt Nam mỗi thời điểm công bố một số liệu cũng là hoạt động hết sức bình thường, bởi vụ việc đang trong quá trình điều tra. Ngày 23/6/2023, Trung tướng Tô Ân Xô đưa ra số liệu cụ thể của vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk là số liệu chính xác, số liệu này đã được cơ quan chức năng của Việt Nam đã điều tra, làm rõ.

Thứ ba, tàu hải quân của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… ghé thăm Cảng Đà Nẵng của Việt Nam thời gian vừa qua là hoạt động giao lưu, trao đổi thường niên giữa Hải quân nhân dân Việt Nam với hải quân các nước trong khu vực và trên thế giới đã được lên kế hoạch từ trước và được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy nên, tàu Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Mỹ thăm Đà Nẵng từ ngày 25 đến ngày 30/6/2023 cũng là hoạt động giao lưu trao đổi thường niên chứ không phải là hoạt động “ban ơn nghĩa tình” của Mỹ đối với Việt Nam như Cúc đã rêu rao.

Thứ tư, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam cho rằng vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11/6/2023 vừa qua có liên quan đến một tổ chức khủng bố tại Mỹ điều bình thường, bởi trong quá trình điều tra, xét hỏi, các đối tượng tiến hành khủng bố tại Đắk Lắk đã thừa nhận. Do đó, không thể kết luận Việt Nam “lấy oán, trả ơn” đối với Mỹ, bởi việc tàu Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thăm Đà Nẵng và vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk là hai lĩnh vực không liên quan gì đến nhau. Ngoài ra, theo Tre Việt, việc Cúc cho rằng dư luận trong nước và quốc tế hướng sự chú ý vào câu hỏi: “Vậy cuối cùng, tiếng súng Chư Quynh (Cư Kuin) hôm 11/6 còn cho thấy điều gì và nó phục vụ những ai?” là sự suy luận để ngụy biện cho luận điệu xuyên tạc, hòng gây chia rẽ mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có biện pháp xử lý nghiêm các hoạt động xuyên tạc, chống phá của Cúc, không để Cúc “lộng ngôn, nói xàm”./.

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

Cảnh giác không mắc mưu địch

 Vụ việc nhóm người mang theo vũ khí xâm nhập trái phép, đập phá trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, gây thương vong cho một số cán bộ công an, cán bộ xã và dân thường đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Lợi dụng sự việc này, một số trang mạng xã hội đã đăng tải nhiều bài viết, chia sẻ thông tin liên quan đến vụ việc; trong đó, phần lớn là những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Điển hình như trang facebook Chân Trời Mới Media, ngày 13/6 đăng bài: “Ngọn lửa Tây Nguyên: Cháy tiếp hay sẽ bị dập tắt?”. Bài viết đã trích dẫn ý kiến của Phan Minh Tiến từ huyện Cư Kuin nói với BBC rằng: “… có rất nhiều xung đột có thể dẫn đến kết cục như vầy. Chẳng hạn như những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc biểu tình cho nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của họ bị xả thải ô nhiễm…”. Đây là luận điệu xuyên tạc, suy diễn nguyên nhân xảy ra vụ việc, nhằm tung tin thất thiệt, kích động, gây rối tình hình an ninh, chính trị tại địa phương cần vạch trần, bác bỏ.


Thực tế cho thấy, ngay sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng của địa phương, của cấp trên đã nhanh chóng vào cuộc, truy bắt các đối tượng (tính đến 17 giờ 30 phút ngày 13/6, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được 45 nghi phạm). Đồng thời, triển khai nhiều biện pháp để ổn định tình hình, tuyên truyền vận động nhân dân bình tĩnh, không hoang mang dao động; kêu gọi các đối tượng tham gia ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng, v.v. Theo khai thác ban đầu và những vật chứng tại hiện trường, các cơ quan chức năng bước đầu kết luận đây là vụ khủng bố, có sự tiếp tay của các thế lực thù địch.

Tới đây, khi đã truy bắt toàn bộ các nghi phạm, cơ quan chức năng sẽ điều tra, thẩm vấn, làm rõ động cơ, nguyên nhân, khi có đầy đủ chứng cứ sẽ thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tầng lớp nhân dân được biết. Do đó, lúc này mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác, không nghe, tìm hiểu những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng; không chia sẻ, bình luận trước những thông tin trên mạng xã hội, làm phức tạp tình hình, dễ mắc mưu kẻ địch. Chúng ta cần bình tĩnh lắng nghe, tiếp nhận những thông tin từ các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí chính thống của Nhà nước.

Trên thực tế, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, tôn giáo và giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo nhất là ở địa bàn miền núi, vùng xâu, vùng xa. Đối với vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, quan trọng. Vì vậy, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nên đã từng bước làm cho bộ mặt vùng đất nơi đây từng bước đổi thay, khởi sắc. Song, do đặc thù điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt,… nên đời sống đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách và có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển vùng Tây Nguyên, triển khai đầu tư nhiều đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Trong quá trình triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng ở địa phương đã tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của đồng bào. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, kết hợp với bị các thế lực xấu xúi giục, kích động,… khiến cho tình hình an ninh, trật tự có lúc, có nơi, ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp. Nhân cơ hội đó, các thế lực thù địch, những phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, cho rằng: “đã xảy ra những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc…” nhằm thu hút, kêu gọi sự quan tâm, can thiệp của cộng đồng quốc tế, làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam./. 

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

Hãy thôi cái trò vu cáo Việt Nam đi! ah mà khoan..họ không vu cáo thì họ lấy gì mà .... 😏😏😏

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW – Human Rights Watch) được thành lập năm 1988 trên cơ sở hợp nhất tổ chức Helsinki Watch (do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích giám sát Liên Xô bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này) với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích nghiên cứu và cổ vũ cho phát triển nhân quyền. Nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền nhưng nhìn vào những hoạt động của HRW cho thấy, lời nói không đi đôi với việc làm, ngày càng xa rời, thậm chí đi ngược tôn chỉ, mục đích. Do bị chi phối bởi nguồn kinh phí hoạt động nên dễ hiểu là các phúc trình về nhân quyền của tổ chức này thường sai sự thật, thiên vị, mang màu sắc chính trị và chủ quan áp đặt, do đó các cáo buộc của HRW gây ra phản ứng tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước đi theo con đường XHCN. Sau mỗi cáo buộc, tổ chức này thường bị phản ứng tức thì, bị chỉ trích chịu quá nhiều tác động bởi Mỹ và các nước phương Tây, thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Chẳng hạn, Liên bang Nga đã nhiều lần chỉ trích HRW về những động thái tuyên truyền xuyên tạc, kích động tạo cớ can thiệp vào những vấn đề nội bộ của nước này. Tương tự, do có những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế cũng như can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc nên chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW. Và không phải ngẫu nhiên mà trang web của HRW lại bị cấm hoạt động tại Thái Lan. Chính phủ nước này buộc phải cấm là vì thông qua trang web, HRW thường xuyên đội lốt “theo dõi nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động, vi phạm các quy định về an ninh quốc gia của họ. Ngoài ra, HRW còn bị nhiều quốc gia như Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria… chỉ trích, phản đối những nội dung và mức độ khác nhau vì HRW đã can thiệp làm phức tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền ở các nước này.



Thực tế đó cho thấy, mặc dù mang danh nghĩa là tổ chức hoạt động về nhân quyền nhưng hoạt động của HRW đều thể hiện ý đồ, động cơ chính trị. Nhìn vào các hoạt động của tổ chức này cho thấy sự bất hợp lý và ý đồ bôi nhọ, hạ uy tín, hình ảnh của Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một tổ chức không hiện diện ở Việt Nam, không nắm được tình hình thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam song lại tự cho mình quyền phán xét về nhân quyền. điều đó cho thấy sự suy diễn, áp đặt từ các thông tin mà tổ chức này công bố và nguồn thông tin HRW có được thực chất là do các tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam cung cấp nhằm tạo cớ bôi nhọ, chống phá.

Lâu nay, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nhiều lần đưa ra những thông tin sai trái, bịa đặt nhằm phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Các luận điệu vu cáo của HRW gia tăng, ngày càng tùy tiện, không chỉ thể hiện qua phát ngôn của đại diện tổ chức này mà còn thể hiện qua các báo cáo, thông cáo báo chí. Gần đây, Bureau CTM Media – Âu Châu thực hiện một bài viết “EU: Hãy tạo áp lực để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền” đăng tải trên các tang mạng xã hội. Theo đó, trong một thông cáo phát đi ngày 08/6/2023 (một ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền Liên hiệp châu Âu – Việt Nam tại Hà Nội), HRW đã vu cáo rồi lấy cớ kêu gọi châu Âu gây áp lực để buộc Việt Nam chấm dứt các hành động “vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”. Trước đó, ngày 26/5/2023, HRW đã gửi đến Liên hiệp châu Âu một “tờ trình” về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, “yêu cầu EU gây sức ép để chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị”. Tổ chức này còn lên tiếng đòi sửa đổi hoặc hủy bỏ một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự mà họ cho rằng “thường được viện dẫn để đàn áp các quyền dân sự và chính trị, hạn chế quyền tự do đi lại đối với các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ”!

Đặc biệt, HRW cho rằng: “Việt Nam cũng cần chấm dứt đè nén quyền tự do đi lại. Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị cấm rời khỏi nhà hoặc khu vực cư trú, bị nhân viên hay côn đồ liên quan tới chính quyền đe dọa hoặc hành hung, và bị cản trở xuất cảnh. Tháng Năm, công an cảng hàng không quốc tế Nội Bài ở Hà Nội ngăn cấm nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Quang A không được xuất cảnh đi Châu Âu”.

Để thấy rõ chiêu bài lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; tung hô, bênh vực cho những kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền chống phá Nhà nước Việt Nam, cần nói rõ vì sao Nguyễn Quang A bị tạm hoãn xuất nhập cảnh? Ngày 01/5/2023 vừa qua, Nguyễn Quang A đã bị tạm hoãn xuất cảnh sang Thái Lan tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) với lý do liên quan đến an ninh, theo quy định tại khoản 9, Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019. Thông tin này cũng đã được nhiều báo đài thiếu thiện chí, các đối tượng chống phá đăng tải những ngày qua. Với quá trình hoạt động trong thời gian qua, việc Nguyễn Quang A bị tạm hoãn xuất cảnh vì lý do liên quan đến an ninh là điều đã được dự báo từ trước và ngay cả Nguyễn Quang A cũng có thể hiểu rõ được điều này khi mà các “đồng nghiệp” của y thì người đã được vào trại, người thì cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự Nguyễn Quang A khi không thể xuất cảnh sang nước ngoài để thực hiện mục đích cá nhân của mình. Vậy lý do tại sao Nguyễn Quang A lại có ý định xuất cảnh sang Thái Lan?

Dù thông tin này chưa được chính Nguyễn Quang A cũng như các báo đài, cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đăng tải nhưng chắc chắn rằng, bên cạnh việc lấy lý do để đi du lịch thì có lẽ y đang có ý định tham gia các diễn đàn do các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí chống phá bên ngoài tiến hành như “Việt Tân”, “Hội Anh em dân chủ”, Hoàng Tứ Duy, Nguyễn Văn Đài… Trước đây, Nguyễn Quang A cũng là người đã từng được nhiều cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí bên ngoài tham gia các sự kiện chống Cộng từ bên ngoài, đặc biệt là liên quan đến vấn đề “xã hội dân sự” hay truyền bá về “dân chủ, nhân quyền” của các nước phương Tây. Mặc dù trong thời gian qua, sau khi lực lượng chức năng bắt, xử lý nghiêm minh với các “đồng nghiệp” dân chủ như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Thuý Hạnh, Phạm Chí Dũng, Lê Dũng Vova, Cấn Thị Thêu, Trương Văn Dũng, Bùi Tuấn Lâm, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách… thì Nguyễn Quang A không có nhiều bài viết tuyên truyền xuyên tạc, chống phá trên các trang mạng xã hội như trước đây. Vậy nhưng với bản chất của một kẻ đã, đang “cuồng” phương Tây, cổ vũ cho các hoạt động chống đối cho các đối tượng đội lốt “dân chủ” thì việc Nguyễn Quang A bị tạm hoãn xuất cảnh là điều dĩ nhiên. Chưa kể Thái Lan cũng là nơi tập trung của không ít cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, các trại tỵ nạn từ bên ngoài nên mục đích Nguyễn Quang A chọn điểm đến để xuất cảnh là Thái Lan cũng là một “ẩn số”. Quy luật nhân quả thôi, có trách thì Nguyễn Quang A nên tự trách bản thân mình, trách cho sự tha hoá, biến chất, “trở cờ”, sự quay lưng lại với quê hương, đất nước và giờ đây muốn xuất cảnh cũng không thể làm được. Tốt nhất muốn an phận thì Nguyễn Quang A nên tuân thủ các quy định của pháp luật, hãy là công dân tốt, còn nếu không thì không chỉ dừng lại ở việc “tạm hoãn xuất cảnh” đâu.

Cần khẳng định rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tại Việt Nam cũng vậy, ai vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Hoàn toàn không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng như khởi tố, bắt giữ, điều tra, truy tố, luận tội, xét xử trước tòa án. Ở Việt Nam không có việc gọi những đối tượng vi phạm pháp luật là những nhà “bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống phá đưa ra. “Báo cáo nhân quyền” mà các tổ chức lấy danh về nhân quyền đưa ra hằng năm nhằm cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là dựa trên những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc. Do đó, những luận điệu của HRW hay các cá nhân, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí lấy cớ nhân quyền để quy chụp, chống phá Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc lõng, không thể chấp nhận./.


Dân tộc Việt đấu có dễ nghe mấy lời bọn phản động!

Với âm mưu lật đổ chính quyền, Việt Tân lợi dụng mọi tin hót, tin tiêu cực trong nước nhằm lu loa về những yếu kém trong công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, đồng thời kích động đình công nhằm âm mưu gây tê liệt hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ tại các địa phương nói riêng và trên hệ thống quốc gia nói chung. Mới đây, lợi dụng sự kiện công nhân xe buýt tại Đà Nẵng đình công do bị nợ lương 4 tháng, Việt Tân đã hoan hỷ rút tít trên fanpage của mình như một tin hot mà chúng mong đợi bấy lâu, đồng thời lợi dụng kêu gọi đình công tập thể nhằm gây tê liệt chính quyền.


 

Thật nực cười với kiểu hả hê của Việt Tân, vì thực chất những vụ việc đình công như thế này hầu như không phổ biến ở Việt Nam, ngược lại, nó xảy ra tương đối phổ biến ở các nước Tư Bản, nhưng không hề thấy Việt Tân đăng tin nóng nào về các vụ việc đình công ở Mỹ hay các nước Châu Âu mà chúng vẫn hằng ca ngợi về thể chế và chính sách. Như vụ đình công tại các trường học tại Mỹ khiến hàng trăm nghìn học sinh phải nghỉ học vào hồi tháng 3 vừa qua, hay vụ đình công hàng trăm nghìn người nhằm phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí của chính phủ trong nhiều tháng qua trên khắp nước Pháp …. Phải chăng với Việt Tân, đình công tại các nước tư bản là bình thường, còn đình công tại Việt Nam là bất thường, nên chúng vớ được một cuộc đình công tại Việt Nam thì như vớ được bọc mìn, những tưởng lợi dụng nó để phá tung chế độ?!

 

Thực tế, vụ việc các tài xế xe buýt đình công tại Đà Nẵng đã được rất nhiều báo chí trong nước phản ánh nhằm kêu gọi công ty cổ phần Quảng An 1 – đơn vị khai thác xe buýt công cộng của thành phố Đà Nẵng trả lương cho người lao động do công ty này đã nợ lương người lao động 4 tháng qua. Và đến nay, sự việc đã được chính quyền Thành phố Đà Nẵng cùng các cơ quan chức năng giải quyết, người lao động đã được hưởng lương và đi làm trở lại. Không như mong muốn của Việt Tân, hệ thống xe buýt của Đà Nẵng đã hoạt động sau ít ngày tài xế xe buýt đình công – với mục đích chính là đòi lại quyền lợi thích đáng của người lao động được hưởng.

 

Có thể thấy, khác với những bài báo của các cơ quan báo chí nhằm phản ánh thực trạng còn tồn đọng ở công ty Cổ phần Quảng An 1, Đà Nẵng, góp phần đòi lại quyền lợi chính đáng cho người lao độngViệt Tân đã hô biến câu chuyện dân sinh, đòi quyền lợi thích đáng của người lao động-đó là được nhận lương và đóng tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng, thành câu chuyện chống chế độ, kích động công nhân và người lao động tham gia biểu tình tập thể, gây “tê liệt hệ thống”, thậm chí Việt Tân còn mơ mộng đến sự tê liệt của cả một quốc gia.

 

 “Cuộc đình công của nhân viên xe buýt ở Đà Nẵng cho thấy người lao động có quyền hành động tập thể, yêu cầu quyền lợi chính đáng cho mình bằng cách “phản kháng phi bạo lực” mà cụ thể ở đây là đình công. Khi mọi người cùng nhau hành động thì sẽ khiến cả một hệ thống tê liệt, dừng hoạt động, kể cả là chính quyền một quốc gia.”

 

Với đoạn viết trên, dường như Việt Tân đã đánh đồng chuyện đình công của tài xế Đà Nẵng với chuyện “đấu tranh bất bạo động” trong các cuộc cách mạng đường phố mà họ dùng làm khuôn mẫu. Chúng coi sự vụ ở Đà Nẵng như một hình mẫu, kêu gọi các địa phương khác làm theo nhằm mục đích kích động bạo loạn, qua đó, thể hiện rõ âm mưu lật đổ chính quyền, chống chế độ mà bấy lâu nay chúng vẫn hằng ấp ủ.

 


Các luận điệu xuyên tạc hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” cần được xử lý triệt để!

 


Ngày 11/6, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng bài: “Bộ đội đi hỏi vợ”. Trong bài viết, tác giả đã mượn câu chuyện một anh bộ đội đi hỏi vợ để mỉa mai, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” khi cho rằng: “… Trong làm ăn kinh tế, học được cách buôn bán rau, bán thịt ngoài vỉa hè. Trong rèn luyện thể chất, có khả năng chịu đòn, đánh đập từ các đồng chí cấp trên và bội đội cũ. Trong giao tiếp ứng xử, học được chữ nhẫn. Có nghĩa là nhẫn nại ngồi chờ khách mua rau. Nhẫn nại “không thèm” lên tiếng trước giặc Trung Quốc xâm chiếm biển Đông, giết hại ngư dân Việt Nam”. Đây là luận điệu sai trái, kích động cần kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.

Trước hết, Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Để hoàn thành trọng trách cao cả mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó, Quân đội ta đã thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. Trải qua lịch sử gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, lớn mạnh, Quân đội ta viết nên truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta vinh dự được Nhân dân  gọi tên thân thương “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là minh chứng sống động, khẳng định truyền thống tốt đẹp, hình ảnh cao quý của người quân nhân cách mạng ngày càng được củng cố, tô thắm, để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân là không thể phủ nhận.

Thứ hai, trong thời bình, việc các cơ quan, đơn vị Quân đội phải tổ chức tăng gia, chăn nuôi, trồng trọt,… là chế độ, nhiệm vụ trong ngày của mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhằm tạo ra sản phẩm đưa vào bữa ăn, cải thiện, nâng cao đời sống bộ đội, giảm nhẹ ngân sách cho Nhà nước. Khi sản phẩm tăng gia dồi dào, vượt quá khả năng tiêu thụ của đơn vị, khi đó bộ đội mang ra chợ bán, phục vụ nhân dân sử dụng, tránh lãng phí. Đây là việc làm hợp lý, đáng được trận trọng, ủng hộ.

 Thứ ba, trong quá trình công tác, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn quán triệt, giáo dục, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ tinh thần đoàn kết, tình thương yêu đồng chí, đồng đội, góp phần tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Tuy nhiên, do sự bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ nên ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn hiện tượng xích mích giữa các chiến sĩ với nhau, giữa chiến sĩ cũ với chiến sĩ mới,… khi xảy ra đều được các cơ quan, đơn vị giáo dục, xử lý nghiêm theo quy định của kỷ luật Quân đội. Nhưng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt, đơn lẻ, hoàn toàn không phải là phổ biến trong toàn quân.

Thứ tư, Quân đội là công cụ bạo lực của Nhà nước. Việc huy động, sử dụng lực lượng Quân đội phải tuân theo các quy định trong từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trạng thái quốc phòng của địa phương. Do đó, trước những tình huống, bất đồng, tranh chấp xảy ra trên biển Đông, Đảng, Nhà nước ta đều có  đối sách giải quyết linh hoạt, khôn khéo ở các cấp độ, thông qua nhiều kênh; chỉ đạo các lực lượng chức năng kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên thực địa, bảo đảm phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Trên thực tế, khi xảy ra những hành động vi phạm chủ quyền trên biển Đông hay tàu  nước ngoài đâm, va tàu cá của ngư dân ta,… thì Đảng, Nhà nước đều chỉ đạo các lực lượng chức năng, như: Ngoại giao, Cảnh sát biển, Kiểm ngư,… theo phạm vi nhiệm vụ, chức năng của mình vào cuộc giải quyết kịp thời.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, tác giả bài viết chỉ thông qua những hình ảnh, vụ việc vụn vặt, nhỏ lẻ rồi suy diễn, xuyên tạc, quy chụp, cho đó là bản chất của Quân đội là không đúng, không có cơ sở, hoàn toàn sai trái cần đấu tranh, vạch trần, lên án./.

 

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

Âm mưu, ý đồ của bè lũ "kền kền"!

 


Vụ việc nhóm người mang theo vũ khí xâm nhập trái phép, đập phá trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, gây thương vong cho một số cán bộ công an, cán bộ xã và dân thường đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Lợi dụng sự việc này, một số trang mạng xã hội đã đăng tải nhiều bài viết, chia sẻ thông tin liên quan đến vụ việc; trong đó, phần lớn là những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Điển hình như trang facebook Chân Trời Mới Media, ngày 13/6 đăng bài: “Ngọn lửa Tây Nguyên: Cháy tiếp hay sẽ bị dập tắt?”. Bài viết đã trích dẫn ý kiến của Phan Minh Tiến từ huyện Cư Kuin nói với BBC rằng: “… có rất nhiều xung đột có thể dẫn đến kết cục như vầy. Chẳng hạn như những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc biểu tình cho nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của họ bị xả thải ô nhiễm…”. Đây là luận điệu xuyên tạc, suy diễn nguyên nhân xảy ra vụ việc, nhằm tung tin thất thiệt, kích động, gây rối tình hình an ninh, chính trị tại địa phương cần vạch trần, bác bỏ. Bởi vì:

Ngay sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng của địa phương, của cấp trên đã nhanh chóng vào cuộc, truy bắt các đối tượng (tính đến 17 giờ 30 phút ngày 13/6, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được 45 nghi phạm). Đồng thời, triển khai nhiều biện pháp để ổn định tình hình, tuyên truyền vận động nhân dân bình tĩnh, không hoang mang dao động; kêu gọi các đối tượng tham gia ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng, v.v. Theo khai thác ban đầu và những vật chứng tại hiện trường, các cơ quan chức năng bước đầu kết luận đây là vụ khủng bố, có sự tiếp tay của các thế lực thù địch.

Tới đây, khi đã truy bắt toàn bộ các nghi phạm, cơ quan chức năng sẽ điều tra, thẩm vấn, làm rõ động cơ, nguyên nhân, khi có đầy đủ chứng cứ sẽ thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tầng lớp nhân dân được biết. Do đó, lúc này mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác, không nghe, tìm hiểu những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng; không chia sẻ, bình luận trước những thông tin trên mạng xã hội, làm phức tạp tình hình, dễ mắc mưu kẻ địch. Chúng ta cần bình tĩnh lắng nghe, tiếp nhận những thông tin từ các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí chính thống của Nhà nước.

Trên thực tế, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, tôn giáo và giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo nhất là ở địa bàn miền núi, vùng xâu, vùng xa. Đối với vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, quan trọng. Vì vậy, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nên đã từng bước làm cho bộ mặt vùng đất nơi đây từng bước đổi thay, khởi sắc. Song, do đặc thù điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt,… nên đời sống đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách và có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển vùng Tây Nguyên, triển khai đầu tư nhiều đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Trong quá trình triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng ở địa phương đã tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của đồng bào. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, kết hợp với bị các thế lực xấu xúi giục, kích động,… khiến cho tình hình an ninh, trật tự có lúc, có nơi, ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp. Nhân cơ hội đó, các thế lực thù địch, những phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, cho rằng: “đã xảy ra những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc…” nhằm thu hút, kêu gọi sự quan tâm, can thiệp của cộng đồng quốc tế, làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam./. 

 

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”

 Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng việc các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng để tung ra luận điệu sai trái, xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông xã hội.


Đặc biệt gần đây, khi cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, làm rõ những vụ án lớn như vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và một số bộ, ngành, địa phương (còn gọi là vụ án “chuyến bay giải cứu”), vụ Việt Á, các đối tượng rêu rao rằng, tham nhũng ở Việt Nam hiện đã trở thành “hệ thống”, bản chất và muốn chống không còn cách nào khác phải thay đổi cơ chế, phải “xóa bỏ chế độ”!

Nhiều bài viết vu cáo rằng, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên là “đấu đá nội bộ, phe cánh”, “thanh trừng phe phái” nên “ai đen thì chết”! Họ cố tình bôi đen việc thực hiện công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta, cho rằng việc bắt bớ nhiều, xử lý nhiều không làm ai run rợ, không hề có tính cảnh tỉnh, răn đe mà ngược lại, việc xử lý nhiều làm cho “tình hình thêm phức tạp, nghiêm trọng”! 

Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” -0
Ảnh minh họa.

Một số bài viết lại quy kết rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang “làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế”. Họ cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp của Đảng Cộng sản Việt Nam đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu. Suy diễn việc chống tham nhũng làm tê liệt hoạt động kinh doanh, đặc biệt “nếu việc thực thi pháp luật bị cho là không rõ ràng và có động cơ chính trị”…

Một số bình luận vu cáo, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư, làm “nhà đầu tư nước ngoài lo sợ”!. Họ lập luận rằng, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường trong nước, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.

Các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam đã chia sẻ những bài viết này lên các trang mạng xã hội, từ đó đi đến quy kết, xuyên tạc bản chất cuộc chiến chống tham nhũng, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tác động vào tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân, nhất là đối với các doanh nhân, cán bộ trong bộ máy Nhà nước.

Thực tế, với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự ủng hộ của nhân dân, cuộc chiến này đã có chuyển biến tích cực, rõ rệt và mang lại những thành quả quan trọng.

Đánh giá về nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, trong cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 18/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh: “Càng đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng của chúng ta càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đồng thời bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là "đấu đá nội bộ", "phe cánh", làm "nhụt chí" những người khác”.

Với luận điệu “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” là hoàn toàn không có cơ sở. Cần phải nhìn nhận, tham nhũng tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hành vi này gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, nhất là đối với kinh tế, tình trạng tham nhũng gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước để làm lợi cho một số cá nhân, nhóm người tham nhũng. Tham nhũng còn đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý. Nếu không kịp thời ngăn chặn, tham nhũng sẽ trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đe dọa đến tồn vong của chế độ.

Thực tế, quan điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng, những đối tượng tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch trong cả đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân.

Cùng với đó, qua chống tham nhũng, cơ quan chức năng đúc rút những kinh nghiệm, bài học để tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách pháp luật nhằm từng bước hoàn thiện, bịt lỗ hổng để ngăn ngừa tham nhũng. Do đó, không thể cho rằng vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ không dám làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng trong kinh tế.

Cần phải nhận thức rằng, tình trạng tham nhũng làm suy giảm các lực lượng cạnh tranh vốn có của thị trường, gây ra sự cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tham nhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa, làm giảm đáng kể các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham nhũng không chỉ gây trở ngại cho hoạt động kinh tế vĩ mô mà còn kìm hãm hoạt động của các hãng riêng lẻ. Chính cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam tạo động lực không ngừng cho đầu tư, phát triển kinh tế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Thời gian qua, các thế lực chống phá Việt Nam luôn viện dẫn nhiều lý do để chỉ trích Việt Nam, khi cuộc chiến chống tham nhũng đang cho thấy hiệu quả rất tích cực thì họ cũng không muốn điều đó xảy ra. Những thông tin sai trái từ các cá nhân, tổ chức, trung tâm chống phá Việt Nam về cuộc chiến chống tham nhũng đòi hỏi người dân cần cảnh giác, không phụ họa, chia sẻ trên mạng xã hội. Với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, trên diễn đàn mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đã lợi dụng công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, chống suy thoái, biến chất của Đảng, Nhà nước ta để xuyên tạc, bóp méo, cho đó là “cuộc đấu tranh thanh trừng nội bộ giữa các phe phái và các nhóm lợi ích”, vu cáo Đảng, Nhà nước ta đang ở thế “lưỡng nan đối nghịch” với hàm ý chống tham nhũng nhưng không muốn thay đổi thể chế chính trị!

Lợi dụng một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên được phát hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt là liên quan đến vụ kit test Việt Á, vụ “chuyến bay giải cứu”, các cá nhân, tổ chức thù địch đã lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp rằng toàn bộ đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước “đang rơi vào tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, thoái hóa, biến chất”. Họ vu cáo rằng, đó là bản chất, là “căn bệnh nan y, kinh niên” của chế độ độc đảng cầm quyền.

Nhiều bài viết còn phủ nhận những kết quả về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta khi cho rằng, Đảng, Nhà nước đã phát động chống tham nhũng, suy thoái nhưng đều thất bại, tệ nạn ngày càng gia tăng. Từ đó, số này đưa ra quan điểm, chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để kiểm soát quyền lực, kêu gọi phải thay đổi thể chế thì mới có thể chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất.

Như nhiều bài viết chúng tôi đã phân tích rõ, chế độ một đảng lãnh đạo cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ. Tổ chức Minh bạch quốc tế (AI) đã từng cho rằng tham nhũng là tệ nạn nhức nhối, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong số đó, đa số là các quốc gia thực hiện chế độ đa đảng lãnh đạo, tam quyền phân lập, do giai cấp tư sản lãnh đạo. Một số quốc gia có biểu hiện nguy hiểm khi tình trạng tham nhũng đã leo đến tận các nguyên thủ quốc gia như Hàn Quốc, Brazil Colombia, Malaysia; một số quốc gia thuộc nhóm “nước tham nhũng nghiêm trọng” đều theo thể chế đa đảng, không do Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo.

Do đó, việc cho rằng, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất là “căn bệnh nan y”, chỉ xảy ra ở các quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo hay ở quốc gia do một đảng lãnh đạo, cầm quyền là hoàn toàn không đúng với thực tế, là sự quy chụp, suy diễn. Âm mưu của chúng là nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, gây lầm tưởng tham nhũng phức tạp là do chế độ một đảng lãnh đạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Đồng thời, thông qua đó, các đối tượng nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, Nhà nước; gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Để phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng và Chính phủ; cần xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; phải làm cho quần chúng nhân dân khinh ghét, xa lánh tham ô, lãng phí; kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”; mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa của Đảng và chế độ ta”.

Do đó, việc kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Điều này cũng xuất phát từ vị thế, uy tín của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, từ đòi hỏi công tác xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm cho nội bộ mất đoàn kết, không phải giữa các “phe cánh”, “đấu đá” mà góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; tăng cường đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Chống tham nhũng cũng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cốniềm tin vững chắc của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2023

Vạch trần bộ mặt thật của nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ”

 Lấy cái danh mĩ miều “Thúc đẩy hoà bình và bảo vệ quyền con người của những người bị áp bức tại Tây Nguyên”, nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” đã tìm cách lôi kéo, kích động một số người nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên.


Theo tài liệu Cơ quan An ninh Đắk Lắk, nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” (Montagnards Stand For Justice) được thành lập vào năm 2019 bởi các đối tượng phản động: Y Phic Hdok (sinh sống tại Mỹ), Y Quynh Bdăp (sinh sống tại Thái Lan) cùng 15 đối tượng phản động, lưu vong khác.

Để hoạt động, nhóm này đã lấy cái danh mĩ miều là “thúc đẩy hòa bình và bảo vệ quyền con người của những người bị áp bức tại Tây Nguyên”, nhưng thực chất Y Quynh Bdăp và nhóm MSFJ của hắn lại thông qua trang mạng xã hội liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước vi phạm pháp luật để chính quyền xử lý, từ đó, thu thập, sử dụng các thông tin sai sự thật và xuyên tạc nhằm vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc và gia tăng hoạt động vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích vụ lợi, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vạch trần bộ mặt thật của nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” -0
Những lời xảo biện, dối trá của nhóm "Người Thượng vì công lý".

Cơ quan An ninh điều tra xác định, Y Phic Hdok và Y Quynh Bdăp vốn sinh ra lớn lên tại tỉnh Đắk Lắk nhưng từ nhỏ, cả hai đối tượng này đã sớm tham gia tổ chức FULRO, nhận sự chỉ đạo của số đối tượng FULRO lưu vong ở nước ngoài hoạt động tuyên truyền, phát triển lực lượng trong nước, lôi kéo kích động bà con tại các buôn làng trên địa bàn huyện Cư Kuin, huyện Krông Ana tham gia biểu tình bạo loạn đòi yêu sách thành lập “Tin lành Đêga”, “Nhà nước Đêga”.

Sau khi bị bắt và bị kết án tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” và “Hủy hoại tài sản”, đồng thời đưa ra kiểm điểm trước dân làng, những tưởng chúng sẽ chăm chỉ làm ăn nhưng Y Phic Hdok và Y Quynh Bdăp vẫn ảo tưởng không từ bỏ tư tưởng cực đoan, phản động.

Tháng 8/2018, do sợ bị bắt vì những hành vi sai trái của mình nên Y Quynh Bdăp đã vượt biên sang Thái Lan, rồi tiếp tục đưa vợ, con, cháu vượt biên theo mình. Năm 2019, Y Phic Hdok cũng vượt biên sang Thái Lan để tiếp tục chống phá, tìm kiếm sự giúp đỡ của các thế lực thù địch và FULRO lưu vong để được đi Mỹ tị nạn chính trị.

Tại Thái Lan, chúng được các tổ chức phản động như “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS” và các tổ chức FULRO lưu vong (MHRO, MRO,…), tổ chức phản động đội lốt tôn giáo “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC” hậu thuẫn nên đã tạo lập nhiều trang Facebook sử dụng tuyên truyền, xuyên tạc tình hình trong nước, tự cho mình là “đấu tranh công lý”.

Nhóm này đã câu kết với Nguyễn Đình Thắng (kẻ cầm đầu BPSOS, CAMSA ở Mỹ) lôi kéo, bày trò huấn luyện, đào tạo những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo đạo Tin lành tham gia cái gọi là “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” do đối tượng Aga ở Mỹ cầm đầu, thực chất lôi kéo họ tham gia hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá đất nước, lợi dụng vỏ bọc tôn giáo để tập hợp lực lượng, âm mưu thành lập nhà nước riêng của người dân tộc thiểu số trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

Khi bị chính quyền nhắc nhở, cảnh báo về sai phạm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái phép, xử lý hành vi chống phá Nhà nước thì các đối tượng xuyên tạc chính quyền lên các báo đài nước ngoài, viết “báo cáo nhân quyền” bóp méo hiện thực…, lu loa, kích động, biến họ thành “nạn nhân tôn giáo bị đàn áp”, phục vụ cho các dự án dân quyền đấu tranh vì tự do tôn giáo mà Nguyễn Đình Thắng đã “trúng thầu” từ Bộ Ngoại giao và quỹ dân chủ Mỹ. Từ đó chúng tạo cớ cho thế lực thù địch lên giọng về giá trị “dân chủ, nhân quyền”.

Điển hình vào năm 2021, nhân việc một cựu FULRO tên Y Piêk Niê qua đời vì tuổi già và bệnh tật sau khi ra tù hơn chục năm, nhóm “Người Thượng vì công lý” giật tít có tính kích động rằng “Một tù nhân người Thượng Tây Nguyên chết vì bệnh tật khi ra tù cộng sản”, hàm ý rằng cái chết của ông này là do bệnh tật vì ở “tù cộng sản” mà ra, rồi tổ chức livestream đám tang, chia buồn như kiểu thương khóc cho một “nạn nhân của chế độ” vậy.

Hành động nhập nhèm này cho thấy bản chất cơ hội của nhóm người nhân danh đấu tranh cho “công lý”, “đức tin” của MSFJ, không ngần ngại khai thác quá khứ và hoàn cảnh vợ, các con nhỏ của Y Piêk Niê để oán thán, xuyên tạc, vu cáo chế độ nhằm chống phá Nhà nước. Dù sau khi ra tù, ông này lấy vợ và có cuộc sống bình yên tại Buôn Mbriu, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, không hề dính dáng gì đến các nhóm chống phá đất nước được điều hành từ Mỹ, Thái Lan từ chính đồng bọn cũ của ông ta.

Mới gần đây nhất, vào ngày 8/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án “Phá hoại chính sách đoàn kết” xảy ra tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, khởi tố bị can đối với đối tượng Aga (đối tượng FULRO lưu vong) và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với đối tượng Y Krếc Byă (thường gọi Ama Guôn, SN 1978, trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc Byă là đối tượng từng bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.

Tuy nhiên, năm 2013 (chỉ một năm sau khi ra tù) Y Krếc Byă lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an phát hiện, đấu tranh, đưa ra kiểm điểm trước dân để tạo điều kiện cho Y Krếc Byă sửa chữa sai lầm. Thế nhưng, với bản chất của một tên FULRO ảo vọng quyền lực, cộng với việc bị các đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ, Thái Lan lôi kéo, xúi giục, Y Krếc Byă đã tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC” do đối tượng A Ga lưu vong tại Mỹ cầm đầu, tích cực thực hiện các nhiệm vụ do các đối tượng trong MSFJ, CHPC giao.

Nhóm “Người Thượng vì công lý” đã lợi dụng, đào tạo Y Krếc Byă bằng cách ghi nhận công lao và bố trí cho “ghế” Phó Giáo Hội Trưởng CHPC để hắn cam tâm có những việc làm sai trái, phản bội lại buôn làng. Bản thân Y Krếc Byă đã tổ chức cho các đối tượng tham gia CHPC tại nhà mình, tập hợp, gửi các “bản tường trình”, “báo cáo” về tình hình tôn giáo, nhân quyền cho bọn phản động bên ngoài để xuyên tạc, phản ánh sai lệch cho các tổ chức quốc tế nhằm gây sức ép, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chúng lừa phỉnh, lôi kéo một số người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên vượt biên với hứa hẹn sẽ đưa đi Mỹ, Canada… để trục lợi nhưng lại lợi dụng việc này để vu cáo chính quyền để xảy ra tình trạng mua bán người. Tuy nhiên, khôi hài ở chỗ, trước những bằng chứng đanh thép, không thể chối cãi như vậy, nhưng nhóm “Người Thượng vì công lý” vẫn cứ rêu rao, khóc lóc kể lể trên mạng xã hội vu cáo rằng Việt Nam đàn áp dân tộc, đàn áp tôn giáo.

Có lẽ, đồng bào máu mủ trong mắt Y Quynh Bdăp, Y Phic Hdok và nhóm MSFJ chỉ là công cụ để chúng trục lợi, là thứ mà chúng sẵn sàng vứt bỏ, chối từ chỉ để nhận được những đồng USD “tài trợ” cũng như lời hứa mờ mịt về “một tương lai hạnh phúc” nơi trời Mỹ.

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

Cần nhận rõ âm mưu, ý đồ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động chống phá trên địa bàn Tây Nguyên

 Tại hội nghị báo cáo viên Trung ương ngày 16/6, liên quan vụ nhóm đối tượng trang bị vũ khí, tấn công trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 làm 4 cán bộ Công an xã hy sinh, 2 cán bộ xã và 3 người dân thiệt mạng, 2 cán bộ Công an xã bị trọng thương, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Với tinh thần quyết liệt tấn công truy bắt bằng được các đối tượng, lực lượng Công an đã bắt giữ trên 50 đối tượng trực tiếp tham gia vào vụ việc, thu được nhiều vũ khí, giải cứu tuyệt đối an toàn 3 con tin.

Qua khai thác ban đầu, số bị bắt giữ phần nhiều là đối tượng trẻ, thực hiện hành vi do bị xúi giục, kích động qua không gian mạng và bị kích động chia rẽ giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số. Theo đánh giá bước đầu, nguyên nhân do âm mưu của các thế lực thù địch, đối tượng FULRO lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ với người Kinh, gây mất trật tự tại địa bàn và gây tiếng vang ở nước ngoài. Vấn đề này, lực lượng Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ.

Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động chống phá trên địa bàn Tây Nguyên -0

Âm mưu đằng sau những luận điệu xảo trá

Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu mà các thế lực thù địch thường xuyên thực hiện nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Những năm gần đây, ở nước ngoài, các tổ chức FULRO lưu vong như: “Hội những người miền núi” (MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP)... ra sức tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với chiêu bài kích động người dân Tây Nguyên đấu tranh đòi thành lập nhà nước độc lập.

Ở trong nước, tàn dư của lực lượng FULRO có dấu hiệu hoạt động trở lại khi chúng lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới như “Hà Mòn”, “Bơ khắp Brâu” để truyền bá mê tín dị đoan và kích động phá hoại, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự xã hội ở một số địa phương. Điểm đáng chú ý trong luận điệu của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng xấu là tuyên truyền “đất Tây Nguyên là của người Thượng”, kích động người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên “đuổi người Kinh về đồng bằng” vì “người Kinh cướp đất của đồng bào trên chính quê hương của mình”…

Đây không chỉ là luận điệu cố tình phủ nhận chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước mà còn nhằm chia rẽ mối đoàn kết giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số, tạo ra các vụ đòi đất, biểu tình, bạo loạn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các tổ chức phản động và các đối tượng xấu ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng sử dụng các thủ đoạn để chống phá trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Bằng nhiều phương thức, các lực lượng phản động tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng, Nhà nước ta dành cho khu vực Tây Nguyên. Chúng lợi dụng những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước hòng gây sự hoài nghi, chia rẽ trong đồng bào.

Chúng tìm mọi cách vừa tuyên truyền xuyên tạc, vừa khoét sâu mâu thuẫn giữa người Kinh với người Thượng, lợi dụng một số cán bộ địa phương có sai lầm, khuyết điểm để kích động đồng bào tụ tập đấu tranh, gây rối, biểu tình. Lợi dụng và xoáy sâu vào vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đất đai, xem đây là những “ngòi nổ” để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, “bài Kinh”. Trên phương diện quốc tế, các tổ chức phản động lưu vong và các đối tượng xấu triệt để lợi dụng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để tuyên truyền xuyên tạc. Lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam “đàn áp, diệt chủng người dân tộc ở Tây Nguyên”, kêu gọi Mỹ, Liên hiệp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.

Phương thức hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng xấu thường được tiến hành theo các bước như: Tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, kích động người dân đi theo bọn chúng; lợi dụng tôn giáo, lập ra tổ chức tôn giáo phi pháp và thông qua truyền đạo để vận động ly khai; lợi dụng những mâu thuẫn trong nhân dân, những thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước ta, tổ chức bạo loạn, biểu tình, khiếu kiện. Đồng thời, vu cáo Nhà nước ta kỳ thị, phân biệt đối xử, đàn áp đối với các dân tộc thiểu số; gieo rắc mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường hoạt động trên các diễn đàn quốc tế, kể cả các diễn đàn của Liên hiệp quốc để khuếch trương thanh thế, xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam.

Nêu cao cảnh giác, đấu tranh với các hành vi kích động chống phá

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật, văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn, thông qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị khóa IX “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010” và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020”, kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 14 lần năm 2002. GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 là 7,98%, cao nhất trong các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 48,08 triệu đồng/người/năm, gấp 10,6 lần năm 2002. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ. Công nghiệp phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 12,79%, cao hơn bình quân cả nước (11,54%) và cao nhất trong 6 vùng kinh tế-xã hội.

Đóng góp của khu vực công nghiệp tăng từ 11,58% năm 2002 lên 17,98% năm 2020. Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ; hệ thống giáo dục, đào tạo được đầu tư đồng bộ; mạng lưới y tế được củng cố (từ năm 2010 đến 2020, số bệnh viện tăng từ 75 lên 90, có trạm y tế ở tất cả các xã, phường, số giường bệnh tăng từ 8.647 lên 14.742)… Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Công tác an ninh, quốc phòng được tăng cường, củng cố.

Hiện nay, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo; đan xen cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp đổi mới nói chung và đường lối xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng. Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta; khoét sâu các mâu thuẫn, gây xung đột xã hội, kích động nhân dân tụ tập đông người bất hợp pháp, bạo loạn, làm mất ổn định chính trị - xã hội.

Với các hoạt động đó, các thế lực thù địch, phản động tìm cách chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; đối lập nhân dân với lực lượng vũ trang; chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; kích động chống đối, làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Những vấn đề đó đang là những thách thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.

Vụ việc xảy ra tại xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 gây hậu quả nghiêm trọng về nhân mạng con người, ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự tại địa phương, cho thấy tính chất côn đồ, man rợ của những kẻ gây án. Âm mưu của các tổ chức thù địch, phản động đằng sau vụ việc này như thế nào đang tiếp tục được cơ quan chức năng làm rõ. Với người dân, việc tuyên truyền giúp bà con nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá Việt Nam là rất cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên nhằm nêu cao ý thức cảnh giác, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn sự phá hoại của chúng, chung tay bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2023

Đối tượng Nguyễn Văn Đài trắng trợn xuyên tạc vụ gây rối ANTT ở Đắk Lắk

 Trong lúc người dân cả nước vô cùng đau xót trước việc các CBCS Công an, cán bộ UBND xã và người dân ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) bị một nhóm người dùng vũ khí tấn công, sát hại dã man thì đối tượng Nguyễn Văn Đài, kẻ đang sống lưu vong ở nước ngoài đã ra sức lèo lái, trắng trợn xuyên tạc, vu khống, bóp méo bản chất sự việc khiến dư luận hết sức bức xúc.


Ngay sau khi một nhóm đối tượng có tổ chức, rất manh động, dùng vũ khí, hung khí nguy hiểm gây mất ANTT nghiêm trọng, tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Ktur và UBND xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, sát hại 4 cán bộ Công an, 2 cán bộ xã, 3 người dân và làm bị thương một số người khác với hành vi rất man rợ, Nguyễn Văn Đài lập tức lên "kênh truyền thông" của mình ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật. Trong lúc lực lượng chức năng và quần chúng nhân dân địa phương nỗ lực truy lùng, bắt giữ những đối tượng có vũ trang liên quan tới vụ việc đang lẩn trốn ngoài xã hội, có nguy cơ đe dọa, gây nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của người dân thì Nguyễn Văn Đài đã nhanh nhảu lên mạng xã hội "luận đàm" với giọng điệu vô cùng hả hê.

2.jpg -0
Đối tượng Nguyễn Văn Đài lợi dụng vụ gây rối ANTT ở Đắk Lắk để xuyên tạc, kích động.

Trên trang Facebook cá nhân "Nguyễn Văn Đài", đối tượng này đăng dòng trạng thái kích động người dân nổi dậy chống Đảng và Nhà nước.

Dĩ nhiên, người dân Việt Nam chẳng ai ngây thơ đến nỗi bị một đối tượng phản động "dắt mũi", trừ vài thành phần cùng hội cùng thuyền với y. Cái kết là Nguyễn Văn Đài được cộng đồng mạng yêu nước "tặng" cho hơn 2.000 "cục gạch" với dòng trạng thái trên. Những ngày sau đó, Nguyễn Văn Đài liên tiếp sản xuất ra các đoạn video xuyên tạc sự thật về nhóm đối tượng gây mất ANTT nghiêm trọng ở Đắk Lắk, gây bức xúc dư luận.

Bất cứ vụ việc gì liên quan tới ANTT, nhất là vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, công tác điều tra, xác định nguyên nhân, làm rõ sự việc đều phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và hết sức thận trọng nhằm đảm bảo đánh giá khách quan, toàn diện, đúng bản chất sự việc, không gây oan sai, làm ảnh hưởng tới người khác. Vậy mà ngay lập tức, Nguyễn Văn Đài đã lên "kênh truyền thông" của mình quy chụp, khẳng định với nội dung: "Lộ diện những kẻ đứng đằng sau kích động, trang bị, huấn luyện cho những người nổi dậy Tây Nguyên".

Đối tượng này vu khống rằng, Việt Nam đàn áp tôn giáo, phân biệt gây chia rẽ các sắc tộc ở Tây Nguyên và muốn tiêu diệt những người có tiếng nói đối lập nên đã "vũ trang hóa" cho những người vừa gây ra tội ác kinh hoàng ở Đắk Lắk để lấy cớ đàn áp, tiêu diệt các tổ chức tôn giáo, nhóm đối lập. Căn cứ đối tượng này đưa ra là nhóm trên "được trang bị vũ khí, có quần áo rằn ri, được huấn luyện".

Nguyễn Văn Đài lập luận rằng: vũ khí, quần áo rằn ri không thể chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam. Các tổ chức ở nước ngoài không thể thâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam để tổ chức huấn luyện cho nhóm người trên. Theo Đài, nhóm đối tượng gây ra tội ác tày trời ở Đắk Lắk vừa qua có được những thứ này là do cơ quan chức năng trong nước cung cấp. Quả là một sự xuyên tạc, vu khống không gì có thể trơ trẽn hơn.

Thực tế là, sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nguyên đã kiểm tra, phát hiện và thu giữ hàng nghìn bộ quần áo rằn ri (không có quân hàm) không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán để xử lý theo quy định. Riêng về vũ khí, từ ngày đất nước thống nhất tới nay, cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, kêu gọi người dân giao nộp các loại vũ khí, hung khí nguy hiểm, vật liệu nổ và thu được nhiều kết quả tích cực. Hằng năm, Công an các tỉnh Tây Nguyên đều phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, phát động những đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chương trình đổi vũ khí, hung khí lấy gạo… Hàng trăm khẩu súng các loại đã được người dân tự nguyện giao nộp cho lực lượng Công an thu hồi, tiêu hủy. Thế nhưng, thực tế vẫn còn không ít các loại vũ khí quân dụng còn sót lại từ thời chiến tranh hoặc súng tự chế đang được cất giữ trong một số gia đình, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân bản địa thường xem các loại vũ khí này như là kỷ vật của tổ tiên, dòng họ, thậm chí có người còn quan niệm là "vật thiêng", dùng để thờ cúng.

Về vấn đề này, lực lượng Công an đang tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con tự nguyện giao nộp, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp tàng trữ, sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm và vật liệu nổ trái phép, gây ảnh hưởng tới ANTT. Với nội dung nhóm người trên được huấn luyện để hành động. Người viết bài này chưa có điều kiện để kiểm chứng cũng không rõ Nguyễn Văn Đài căn cứ vào đâu để khẳng định họ được huấn luyện.

Thực tế là, hàng loạt những video xuyên tạc sự thật, vu khống Đảng và Nhà nước, vu khống lực lượng Công an được Nguyễn Văn Đài đăng tải trên các nền tảng xã hội liên quan tới việc một nhóm người gây ra tội ác dã man ở Đắk Lắk đã bị cộng đồng mạng bóc mẽ. Không chỉ bị cộng đồng người Việt trong và ngoài nước lên án, tẩy chay, dưới những video này của Nguyễn Văn Đài, cộng đồng mạng còn "khuyến mại" từ hàng trăm tới hàng nghìn bình luận với nội dung chỉ trích, lên án những luận điệu xuyên tạc bịp bợm của y. Cay cú vì "được tặng" quá nhiều "gạch đá", Nguyễn Văn Đài quay sang đăng dòng trạng thái với nội dung chửi đổng cộng đồng mạng.

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013. Trong khi đó, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc được thể hiện trong Nghị quyết các kỳ đại hội, Kết luận số 65/KL/TW ngày 30/10/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

Ngày 28/1/2022, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 10/NQ-CP về việc Ban hành chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua đó càng cho thấy, dân tộc, tôn giáo là vấn đề thường trực, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, hoàn toàn không như sự bịa đặt, xuyên tạc, vu khống của Nguyễn Văn Đài.