Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Biển Đông "nổi sóng" trong mồm Việt Tân

 


Hôm 28/7/2022, trên Youtube của Việt Tân có bài bình luận về việc Campuchia thúc đẩy COC, với giọng điệu kích động, xúc xiểm, hoài nghi về trách nhiệm của Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022.

Cách đây 40 năm, vào ngày 10/12/1982, Liên hợp quốc đã ban hành Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), với 320 điều qui định chi tiết về tất cả các vấn đề liên quan đến mối quan hệ của các quốc gia đối với 70% diện tích bề mặt trái đất – là đại dương bao la, ẩn chứa kho báu dưới lòng đại dương, trên mặt nước, kết nối giao thông đường thủy toàn cầu, đồng thời là không gian sinh tồn của nhân loại.

Việt Nam là một quốc gia có biển, nên đã sớm ký kết trách nhiệm tham gia UNCLOS. Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký UNCLOS năm 1982 tại Vịnh Montego (Jamaica). Ngày 23-6-1994, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của UNCLOS. Tuy nhiên, Luật biển năm 1982 dường như vẫn chưa đủ tầm giải quyết các xung đột, tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới và ở từng khu vực. Vấn đề biển Đông vẫn luôn là điểm nóng trên bản đồ địa – chính trị, địa – kinh tế giữa các siêu cường, nhất là khi mà Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục sang Thái Bình dương – Ấn Độ dương, còn Trung Quốc thì lại tham vọng trở thành cường quốc hải dương, muốn biến biển Đông thành ao nhà. Mấu chốt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN về biển Đông thực chất vẫn là làm sao sớm hiện thực hóa tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) thành Bộ qui tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại Cam-pu-chia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề biển Đông và được coi là bước ngoặt trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Do tính chất phức tạp của vấn đề, nên đã nhiều lần COC được đem ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN, mà vẫn bị trì hoãn. Có 3 điểm mấu chốt dẫn đến phức tạp trên biển Đông là: (1)Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền biển đảo theo đường lưỡi bò chín đoạn; Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974; Năm 2013, Trung Quốc bị Philipines kiện ra Tòa trọng tài quốc tế (PCA) và nước này đã thắng kiện, còn Trung Quốc thì cậy thế nước lớn vẫn tìm mọi cách lấp liếm dư luận quốc tế. 

Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, nhưng Việt Nam vẫn thực hiện theo đúng tinh thần Luật biển 1982. Sự kiện Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào thăm dò vi phạm trong vùng quyền chủ quyền biển của Việt Nam năm 2014 đã gây phản ứng dư luận trong nước và quốc tế rất gay gắt, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Campuchia là quốc gia có thể coi là trung lập, khách quan trong việc đứng ra giải quyết các bất đồng giữa Trung Quốc với các quốc gia có biển trong khu vực. Nhất là cách đây 20 năm, tại nước này đã ra được Tuyên bố ứng xử giữa các bên (Trung Quốc và ASEAN) về vấn đề biển Đông (DOC). Đến nay, hy vọng Campuchia lại đóng vai trò quan trọng ra được Bộ Qui tắc ứng xử giữa các bên liên quan về vấn đề biển Đông (COC). Chỉ tìm cách thay đổi được một chữ cái (từ chữ D lên chữ C) mà nan giải quá, sau 20 năm đưa ra gác lại mà chưa chắc lần này đã thành công. Đương nhiên, sự chậm trễ này có nhiều lý do, song trước hết là trách nhiệm của phía Trung Quốc chưa thiện chí, còn một số nước do ảnh hưởng tác động lôi kéo bởi Trung Quốc nên quan điểm, lập trường, thái độ chưa có tính nhất quán, chưa đủ mạnh. Để ra được COC thì còn phải kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh ngoại giao và thực địa, trong đó đòi hỏi phải có trách nhiệm chung của các nước trong khu vực, vì muốn cho ASEAN trở thành khu vực thịnh vượng chung thì cần phải sớm có COC làm cơ sở pháp lý ổn định tình hình biển Đông.

Vấn đề biển Đông từ lâu nay không chỉ “nóng” trong quan hệ song phương, đa phương trên bàn đàm phán, trên thực địa mà còn luôn bị các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để thổi lửa vào dư luận xã hội trong nước, làm nhiễu bầu không khí quan hệ quốc tế trong khu vực, châm chọc, kích động quan hệ song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, giữa Việt Nam với Campuchia. Những chiêu trò phá rối của Việt Tân cũng như các tổ chức cá nhân mang nặng tư tưởng chống Cộng không mang lại kết quả, ngược lại càng phơi bày bộ mặt “yêu nước” giả tạo của chúng. Chúng ra sức xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về giải quyết các vấn đề biển Đông. Nào là Việt Nam “sợ Tàu Cộng” nên “không dám đánh lại Tàu Cộng trên biển Đông”, chúng kích động dân chúng gãy “đứng lên biểu tình phản đối chính sách của Việt Nam”. Còn đối với Campuchia, bọn lưu manh chính trị có những giọng điệu gieo rắc hoài nghi, vu cho Thủ tưởng Hun Xen “lật mặt với Việt Nam, ngả theo Trung Quốc”. Đúng là toàn giọng điệu đâm bị thóc chọc bị gạo, miệng lưỡi rắn độc. Việc ra đời được COC hay không đâu phải chỉ có Campuchia và Trung Quốc quyết định, mà đòi hỏi toàn bộ các nước trong khu vực ASEAN cùng có tiếng nói chung, có trách nhiệm chung. Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm trong khu vực không chỉ với việc giải quyết vấn đề biển Đông mà còn nhiều vấn đề khác. Mong rằng các nước trong khu vực sẽ nhận thức đúng trách nhiệm của mình, cộng đồng trách nhiệm để sớm thông qua được COC, tạo bước đột phá pháp lý trong ứng xử giữa các bên về vấn đề biển Đông, mang lại sự ổn định, hòa bình trong khu vực, làm cho không gian sinh tồn của các quốc gia ASEAN an lành để phát triển bền vững.  

 

 

Đông Lào

 

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Không thể vu cáo Việt Nam không quan tâm đến nạn Mua bán người

 

Fake news, disinformation or false information and propaganda connect

Không thể cáo buộc Việt Nam không quan tâm việc mua bán người

Nguyễn Văn

Phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị. Kể từ khi Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 được ban hành vào tháng 02/2021, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, chúng ta không quan tâm việc này, thực tế không phải như họ quy kết.

Họ cho rằng: “Tệ nạn buôn người lao động Việt Nam đã diễn ra từ hàng chục năm về trước, dù các tổ chức nhân quyền thế giới cực lực lên án nhưng vẫn không được phía Việt Nam quan tâm”. Nên mới đây, Việt Nam bị phía Hoa Kỳ đưa vào “danh sách hạng 3”, “một xếp hạng vi phạm nạn buôn người tệ hại nhất”. Chính vì thế, ngày 18/7/2022, Việt Nam vội vàng mở cuộc họp gồm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã ký quy chế phối hợp tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân buôn người”[1].

Thực tế, Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị nước ta luôn quan tâm đến nạn buôn người. Vì thế, trong thời gian qua, nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người. Đó là, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định nạn nhân bị mua bán là đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng và Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH, ngày 24/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021, mức hỗ trợ dành cho nạn nhân đã được điều chỉnh nhằm hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt hơn đáp ứng nhu cầu của nạn nhân phù hợp với tình hình thực tiễn. Bộ Công an ban hành Thông tư 43/2021/TT-BCA, ngày 22/4/2021 quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi.

Về ngăn chặn mua bán người trong lĩnh vực việc làm và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cùng với việc ban hành Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (Luật số 69), một loạt văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành. Nghị định số 112/NĐ-CP, ngày 10/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật số 69, quy định doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép nếu lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động. Các hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP, ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH, ngày 15/12/2021 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cũng đã quy định cụ thể mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số ngành, nghề, công việc cụ thể nhằm nghiêm cấm việc doanh nghiệp thu phí của người lao động trái quy định, trong đó một số ngành nghề tại từng thị trường không được phép thu tiền dịch vụ.

Ngoài ra, còn có một số văn bản quan trọng khác, như: Nghị quyết số 28/NQ-CP, ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” (Quyết định số 830/QĐ-TTg, ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 782/QĐ-TTg, ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Đồng thời, Việt Nam đang xây dựng hồ sơ gia nhập Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000. Đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ mua bán người thông qua các hoạt động tội phạm đưa người di cư trái phép (dù hai loại hình tội phạm này là khác nhau).

Đặc biệt, ngày 18/7/2022, hướng tới Ngày Thế giới và Toàn dân phòng chống mua bán người (30/7), các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Việc ban hành Quy chế đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người

Vì thế, Việt Nam đã hạn chế được nạn buôn bán người. Gần đây nhất (cuối tháng 6 đầu tháng 7/2022), Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Quốc phòng giải cứu, nhanh chóng đưa về nước an toàn 07 công dân bị mua bán sang Campuchia nhằm cưỡng bức lao động, kịp thời phục vụ công tác xử lý đối tượng cũng như góp phần giải quyết triệt để  tình trạng này.

Như vậy, nạn buôn bán người là vấn đề phức tạp, mặc dù Việt Nam đã nỗ lực, xong vấn đề này chưa được chấm dứt. Nhưng không vì thế mà thiếu khách quan cho rằng, Việt Nam không quan tâm đến nạn buôn bán người./.


[1] – Bài: “Cẩm nang dành cho công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động (phần 1)” trên trang Việt Nam Thời Báo, ngày 26/7/2022.

 


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Xảo biện và sự ngu dốt

 


Đọc bài viết với cái tite: giật gân: “Từ chuyện “Tượng Đài Cảnh Sát Nhân Dân” của Blog Trân Văn vào ngày 21/7/2022, hiểu thêm rõ bộ mặt thật của một “bút nô phản động, có sừng có mỏ” với bút danh Trân Văn. Lợi dụng sự kiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm (20/7/1962-20/7/2022), ngày truyền thống lực lượng cảnh sát nhân dân (CSND), Bộ Công an phối hợp với UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh xây dựng Tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ”với mục đích tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của lực lượng Công an nhân dân (CAND) nói chung, lực lượng CSND nói riêng trong sự nghiệp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội-vì bình yên cuộc sống của nhân dân. Có thể nói đây là một công trình văn hóa có ý nghĩa biểu tượng, mang giá trị nhân văn sâu sắc của lực lượng Công an nhân dân (CAND) tại Hà Nội. Với góc nhìn hạn hẹp, trình độ thưởng thức nghệ thuật có hạn, luôn mang trong lòng tư tưởng hận thù, hằn học bới móc, chọc ngoáy nên Trân Văn mới mô tả:“Tượng đài CSND” giới thiệu hai nhóm nghề nghiệp được xem là tiêu biểu cho lực lượng cảnh sát: Cảnh sát Giao thông (CSGT) và Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – Cứu hộ cứu nạn (CS PCCC – CHCN), có chiều cao 8,5 mét, làm bằng đồng. Ngoài hai CSGT (một đang vung gậy chỉ huy giao thông, một đang nắm tay người khác thong thả bước tới), ba CS PCCC – CHCN ở những tư thế khác nhau (chạy, quỳ, đứng), tượng đài còn có một phụ nữ lớn tuổi, một đứa trẻ, một trụ đèn giao thông và biểu tượng đám cháy”. Mọi người chúng ta đều hiểu biết rằng: Tượng đài là một công trình điêu khắc mang tính nghệ thuật, đồng thời là một trong những hình thức thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, là biểu tượng đẹp của truyền thống và đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”; góp phần làm đẹp môi trường đô thị và cảnh quan khu vực. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngay từ năm 2000 (khi đó là Bộ Văn hóa-Thông tin) đã ban hành Quy chế, theo Quyết định số 05/QĐ-BVHTT ngày 29/3/2000 về xây dựng tượng đài và tranh hoành tráng. Quy trình để ra đời một tượng đài bao gồm: lập dự án, tuyển chọn mẫu, sáng tác phác thảo, phóng to theo tỷ lệ 1/1 và cuối cùng thể hiện trên đá hoặc đồng.

Tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” cũng tuân theo đầy đủ các quy định trên, có chiều cao 7,2m , bao gồm 7 nhân vật, chất liệu ép đồng công nghệ mới. Tượng đài được đặt trên trục phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, sát tường rào Công viên Thống Nhất với mục đích vừa trang trọng, trang nghiêm, vừa gần gũi với người dân thành phố, có không gian phù hợp, thuận lợi cho cho tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa của cán bộ , chiến sĩ Công an, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của nhân dân, khách quốc tế khi đến với Thủ đô. Tại TP Hồ Chí Minh, Tượng đài  đặt tại Công viên Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình dự kiến khánh thành vào năm 2023, vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ có Sáu điều dạy CAND (11/3/1948-11/3/2023). Tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” được các nhà khoa học, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc trong Hội đồng nghệ thuật đánh giá rất cao cả về nội dung và hình thức thể hiện. Ngoài việc chê bai, chọc ngoáy không đâu vào đâu, Trân Văn lại giở chiêu trò, đoán mò chi phí xây dựng tượng đài “từ vài trăm tỷ đến cả ngàn tỷ” để nhằm kích động, lu loa, phán bừa cho rằng:“Tượng đài CSND” không chỉ khiến công chúng bất bình khi kinh tế – xã hội Việt Nam đang như đã biết mà chính phủ vẫn phung phí bạc tỉ để “Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng CSND”. Trước một sự vật, hiện tượng, nhất lại là một công trình nghệ thuật sẽ có nhiều quan điểm khác nhau, người khen, kẻ chê, do các góc nhìn khác nhau, trình độ thẩm mỹ khác nhau, thậm chí cả ghen ăn tức ở (GATO) cũng có của các văn, nghệ sĩ, khi tác phẩm này được duyệt, được công bố và triển khai thực hiện, tác phẩm kia lại bị loại… âu cũng là một lẽ bình thường. Cái thâm độc của Trân Văn ở đây là lấy suy nghĩ của cá nhân, hoặc những người cùng hội cùng thuyền, cùng có tư tưởng  hằn học, bất mãn, hận thù, bức xúc, bới móc, chọc ngoáy của mình áp đặt, lu loa gán cho là của “công chúng bất bình”. Hơn thế nữa Trân Văn lại copy cắt dán những câu chữ mỉa mai, châm biếm, bịa đặt, vu khống một cách láo xược của Phương Nguyễn“một kẻ cùng hội cùng thuyền” để đưa vào bài viết của mình:“Còn về tư tưởng, theo hình dung của Phương: Nhân vật thầm lặng mà nổi bật nhất là bà cụ già. Bà cụ già là biểu tượng cho Đảng quang vinh của chúng ta. Tay bà xách cái làn đi chợ, tượng trưng cho kinh tế thị trường. Ý nghĩa ở đây là Đảng không phủ nhận kinh tế thị trường, Đảng đi cùng nó, nhưng chỉ cầm bằng tay trái”. Thật là bỉ ổi trơ trẽn với lối suy diễn bậy bạ, luyên thuyên của Trân Văn đã lợi dụng để công kích Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 60 năm (20/7/1962-20/7/2022) Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân diễn ra vào ngày17/7/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự, gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân và có bài phát biểu rất quan trọng, đánh giá những thành tựu nổi bật trong 60 năm xây dựng và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đồng thời Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân cần nhận thức sâu sắc bối cảnh tình hình, tích cực đổi mới tư duy, hành động tạo sức mạnh tổng hợp; khắc phục những mặt hạn chế, khuyết điểm và thực hiện thật tốt những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra (toàn văn bài phát biểu đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng). Trân Văn trích dẫn không đầy đủ và chính xác, cắt khúc với mục đích đen tối và phán bừa vô căn cứ, không logic chẳng đâu vào đâu rằng: “Rõ ràng ông Chính đã chọn phía ngược lại với suy nghĩ và mong muốn của nhân dân”. Thật đúng là giọng điệu của kẻ bồi bút, “lưỡi không xương” chuyên gia copy, mượn ý người khác, trích dẫn ý kiến của những kẻ phản động, bất mãn, cơ hội chính trị… không cùng quan điểm với Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi xào xáo thêm bớt với những quan điểm lệch lạc với ý đồ xấu xa. Tất cả những luận điệu phản tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chế độ, núp dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ” nhằm xúi giục, kích động, gây nghi ngờ, gieo rắc tâm lý bất mãn, tiêu cực, chia rẽ nội bộ đều bị các cán bộ, đảng viên và nhân dân cảnh giác, lên án để bảo vệ Đảng, chính quyên, bảo vệ chế độ nhà nước Việt Nam chúng ta.

 

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

ĐỪNG LÀM VẤY BẨN NGHỆ THUẬT

Bà con nhìn những bức tranh về bà Hồ Xuân Hương tại triển lãm tranh của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng mang tên “Hồ Xuân Hương” có khác nào tranh k.h.i.e.u d.a.m không chứ? Mà cũng may là triển lãm bị tuýt còi kịp, chứ để tiếp tục triển lãm sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ sau về bà chúa thơ nôm.


Bà Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, những tác phẩm của bà gắn liền phong cách phóng thoáng, “nói tục nghệ thuật”, mượn hình ảnh dung tục trong cuộc sống để phản ánh sự cay nghiệt, nỗi thống khổ; cái bất công, bất bình đẳng, phân biệt đẳng cấp, giai tầng của xã hội ta thời phong kiến.
Theo ý kiến của tôi, những bức tranh về bà Hồ Xuân Hương tại triển lãm đang bôi nhọ, xúc phạm đến “bản sắc văn hóa” của dân tộc Việt Nam ta. Đó là sự bôi bác vào nghệ thuật, lợi dụng nghệ thuật, khoác áo làm màu nghệ thuật, phản nghệ thuật chứ không phải là nghệ thuật chân chính.


Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến đều bám sát “công, dung, ngôn, hạnh”, nó thuần khiết và kín đáo, thiêng liêng lắm chứ đâu phải như mấy em gái thời hiện đại khoe xôi, khoe thịt đâu. Ngày đó mà ăn mặc như những bức tranh tại triển lãm thì tôi nghĩ chắc bị cả làng cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông ngay chứ chả đùa.


Tôi biết mấy anh, mấy chị họa sĩ cần sự mới mẻ, sáng tạo để phát triển nghệ thuật nhưng không thể sáng tạo kiểu suy luận, xuyên tạc, rồi vẽ, rồi bày…như thế này. Trước khi vẽ về đối tượng nào đó mong rằng các anh, các chị tìm hiểu kỹ về đối tượng vẽ và bối cảnh khi đó như thế nào. Lúc đó những tác phẩm mới lột tả hết được nét đẹp, nét đặc trưng của đối tượng mình phác họ và độc giả sẽ đón nhận và những tác phẩm mới có thể thăng hoa lên tầm cao.


Trước thì triển lãm về Điện Biên Phủ và nay thì triển lãm về Hồ Xuân Hương, phải chăng chúng ta cũng cần phải xem lại khâu phê duyệt, kiểm duyệt tổ chức các triển lãm tranh ảnh để tránh những điều đáng tiếc, những tác động xấu đến xã hội. Đừng có để “mất bò mới lo làm chuồng” là không nên.


<Hoa Xuân>



Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Vấn đề đạo đức: Thực trạng đáng suy nghĩ!!!

             Trong tình hình xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, sự suy thoái về đạo đức hiển thị gần như hàng ngày trên mặt báo. Có thể kể đến một vài biểu hiện như trò đánh thầy, con đánh đuổi cha mẹ, đánh nhau khi va quẹt giao thông, người lớn không gương mẫu, cán bộ không làm gương…

 Đề cao, bồi đắp giá trị nhân văn

 Trong tình hình xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, sự suy thoái về đạo đức hiển thị gần như hàng ngày trên mặt báo. Có thể kể đến một vài biểu hiện như trò đánh thầy, con đánh đuổi cha mẹ, đánh nhau khi va quẹt giao thông, người lớn không gương mẫu, cán bộ không làm gương…

Cần làm tốt hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền và nêu gương, nhất là trong giới trẻ. Ảnh: VIỆT DŨNG

 

Phạm trù đạo đức đã được luật hóa

Các nhà lập pháp của chúng ta ở bất kỳ thời đại nào, đều đề cập và quan tâm tới vấn đề đạo đức trong lập pháp. Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước quân chủ Việt Nam được ban hành vào năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông tiến hành biên soạn và ban hành bộ luật Hình thư, thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó, ghi nhận 10 tội ác, phạm phải 1 trong 10 tội này đều xử lý, trong đó có nhiều tội liên quan tới góc độ đạo đức như “ác nghịch”, “bất hiếu”, “bất nghĩa”… Đến thời nhà Trần, có bộ luật Hồng Đức. Trong bộ luật này, để bảo vệ những giá trị đạo đức và gia đình, cũng như bảo vệ sự bình an của xã hội, cũng có các tội liên quan đến giá trị đạo đức như: “ác nghịch”, “bất hiếu”…

Có thể thấy rằng, bắt đầu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức đã được luật hóa một cách cụ thể, qua các triều đại lịch sử. Từ Lý, Trần đến thời Nguyễn, nổi bật với bộ luật Gia Long và cho đến tận ngày nay, những nội dung của các cổ luật này vẫn được kế thừa vận dụng và chuyển hóa trong pháp luật hiện đại của nước nhà. Ngay trong lời nói đầu Hiến pháp năm hiện hành (Hiến pháp 2013) đã ghi nhận: “Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam”. Lời nói đầu trang trọng ấy, khẳng định lịch sử ngàn năm của đất nước chúng ta là những giá trị cốt lõi không thể thiếu vắng giá trị về đạo đức, thể hiện qua hai từ “nhân nghĩa” nằm ngang hàng cùng với các giá trị khác, nhằm xây dựng một nền văn hiến mang bản sắc Việt Nam. Phần đầu của lời nói đầu bản Hiến pháp chính là sự ghi nhận và kế thừa những giá trị tinh hoa cốt lõi của dân tộc, để từ đó thể chế hóa thành các điều khoản của bản Hiến pháp khi bàn về giá trị đạo đức. Như khoản 3 Điều 5, ghi nhận “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”. Có thể nói rằng, thông qua bản Hiến pháp, quyền con người đã được đề cập trọn vẹn và đầy đủ, đồng thời để bảo vệ quyền con người thì những giá trị về tiếng nói, chữ viết, văn hóa, những tập quán tốt đẹp cũng đồng thời được pháp luật bảo vệ. 

Để bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp, gần như tất cả các luật và bộ luật của nước ta hiện nay đều có điều khoản hoặc nội dung đề cập tới nhằm mục đích bảo vệ những giá trị đạo đức như: bảo vệ sự an toàn về tính mạng, tài sản; bảo vệ sự an toàn về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ công bằng. 

Lợi ích và giá trị

 Có thể thấy, những hành vi nổi cộm trong thời gian vừa qua mà báo chí hay mạng xã hội đưa tin thường đề cập đến như: lừa đảo, giết người, xúc phạm uy tín danh dự nhân phẩm của người khác, con đánh đập cha mẹ, học trò đánh bạn, va quẹt giao thông, hay một ánh nhìn không thích trong quá trình tham gia giao thông cũng có thể dẫn tới xô xát và có thể đi đến án mạng. Chung quy lại, có thể xuất phát từ mâu thuẫn hoặc lợi ích, hoặc có thể từ cách thể hiện, thậm chí đụng đến sự tự ái của người khác đều có thể dẫn tới bi kịch. Thử gõ một số từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google như: “con đánh cha” cho ra gần 55,5 triệu kết quả trong vòng 0,42 giây, “trò đánh thầy” cho ra 16,3 triệu trong vòng 0,42 giây, “va chạm giao thông giết người” cho ra 6,1 triệu kết quả trong vòng 0,42 giây. Từ một số kết quả tìm kiếm trên có thể thấy, những hành vi bị xã hội lên án, hay nói cách khác là suy thoái về mặt đạo đức, đang “lan tỏa” trong xã hội chúng ta ngày nay.

Vậy những bi kịch này do đâu? Nếu chúng ta cho rằng, bi kịch xuất phát từ lợi ích thì tại sao nhiều bi kịch không đến từ lợi ích mà chỉ đến từ “ánh nhìn không thích”. Còn đứng ở góc độ giáo dục để nhìn nhận, nếu cho rằng, bi kịch đến từ những người có học thức ít cũng không hẳn đúng, bởi lẽ những người học thức cao cũng là những người có nguy cơ tạo ra bi kịch. 

Từ góc độ một luật sư tiếp cận khách hàng và lắng nghe những câu chuyện của khách hàng, bản thân tôi nhìn thấy có hai vấn đề khiến cho con người quên đi giá trị đạo đức của chính mình. Thứ nhất, chính là lợi ích về vật chất, vì lợi ích vật chất mà anh chị em xào xáo chém giết nhau, con cái đuổi đánh cha mẹ, cướp bóc, giết người, lừa đảo. Thứ hai, chính là vấn đề liên quan đến giá trị bản thân, vì giá trị bản thân mình, gia đình mình, bạn hoặc người yêu mình mà sẵn sàng ra tay tàn độc với người khác.

         Để ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức trong xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, trước tiên cần nhân rộng gương người tốt việc tốt, tăng cường đưa tin về những điều tốt đẹp. Nếu mở trang báo in, báo mạng mà toàn những tin cướp giết hiếp, con đánh cha, vợ giết chồng thì nhận thức của người đọc về vấn đề đạo đức sẽ bị lệch lạc. Chẳng lẽ hiện nay, gương người tốt việc tốt thật sự khó kiếm đến thế? Những tấm gương ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, ở quanh chúng ta vẫn hiện hữu, cái khó là phát hiện và nhân rộng như thế nào.   

Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật về hình sự, hành chính; công khai về khung hình phạt, mức phạt để người dân có cơ hội tiếp cận, từ đó biết kiềm chế bản thân mình. Một kênh nữa chính là công tác tuyên truyền trong môi trường học đường, từ tất cả các bậc học và tuyên truyền cho các tầng lớp công dân lao động thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội và các kênh thông tin truyền thống như báo đài. Có cảm giác là các đoàn thể xã hội còn mải chạy theo phong trào, thay cho việc đi sâu vào các phần việc cụ thể… 

Nếu một xã hội mà giá trị đạo đức bị suy thoái, phản ánh qua sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, sẽ làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự thoái hóa và biến chất của bản thân con người và tổ chức xã hội của con người. Như Bác Hồ đã nói: “Trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng con người cũng biến hóa. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển; có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái”./.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

FACT - FAKE



Nhiều người đọc tin trên MXH về Việt Nam sẽ dễ hình dung ra một đất nước có rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như: môi trường bị ô nhiễm nặng, chất lượng không khí thường xuyên ở mức báo động, nhiều nguồn nước bị ô nhiễm, tiếng ồn quá mức cho phép; cơ sở hạ tầng dành cho các phương tiện giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của xã hội, tình trạng giao thông ở các thành phố lớn không tốt; các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhất là dành cho người nước ngoài, còn thiếu và yếu… Ngoài ra, nạn trộm cắp, cướp giật ở những thành phố lớn vẫn còn phổ biến, tình hình ngộ độc thức ăn có xu hướng gia tăng, tai nạn giao thông vẫn là một vấn đề nan giải.

Quả thực, những vấn đề trên đang là một thực tế ở Việt Nam. Theo kết quả của cuộc khảo sát Expat Insider 2022 thuộc Tổ chức InterNations (Cộng đồng người nước ngoài lớn nhất thế giới với hơn 4 triệu thành viên) tiến hành mới đây nhất với sự tham gia của 12.000 người đang sống và làm việc ở nước ngoài tại 52 quốc gia, có tới 64% người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam được hỏi nói rằng họ không hài lòng với chất lượng không khí ở Việt Nam; 53% không hài lòng với môi trường đô thị; 43% có ý kiến không tích cực về các phương tiện giao thông công cộng ở các thành phố lớn, 19% cho rằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người nước ngoài ở Việt Nam chưa tốt… Ngoài ra, nhiều người nước ngoài ở VIệt Nam nói rằng họ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc thích ứng với bộ máy hành chính của địa phương, mở tài khoản ở ngân hàng địa phương, xin thị thực…

Nhưng lạ một điều là bất chấp tất cả những điểm hạn chế, yếu kém nói trên, bất chấp sự không hài lòng của không ít người và những nhận xét tiêu cực về Việt Nam trên một số trang MXH, thì những cuộc khảo sát quốc tế có uy tín, kể cả cuộc khảo sát Expat Insider thuộc tổ chức InterNations nói trên, đều cho thấy một thực tế là Việt Nam luôn nằm trong danh sách những quốc gia đáng sống nhất đối với người nước ngoài.

Cũng theo kết quả cuộc khảo sát Expat Insider 2022 nói trên, 84% người nước ngoài nói họ hài lòng với cuộc sống của họ ở Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 7 trong danh sách những nơi đáng sống nhất đối với người nước ngoài, tăng ba bậc so với vị trí thứ 10 năm ngoái.

Liệu có gì khó hiểu ở đây không? Xin thưa là chẳng có gì khó hiểu cả, đơn giản bởi vì sự hài lòng của những người nước ngoài về cuộc sống tại một đất nước không chỉ dựa trên một vài yếu tố như chất lượng không khí, môi trường đô thị, ô nhiễm tiếng ồn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tình trạng giao thông, xin thị thực…, mà còn dựa trên rất nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn như: sự ổn định chính trị-xã hội của nước sở tại; tình hình thu nhập và các khoản chi phí tài chính cho cuộc sống cá nhân, gia đình; khả năng thích ứng với xã hội nước sở tại; điều kiện sống và làm việc; thái độ của người bản xứ đối với người nước ngoài, cảnh quan thiên nhiên, môi trường văn hóa, các món ăn…  

Những tiêu chí đó mới là những yếu tố quan trọng hơn để cộng đồng quốc tế, những người nước ngoài đưa ra những đánh giá chính xác về đất nước Việt Nam.

Việc Việt Nam trong những năm gần đây liên tục có tên trong tốp đầu trong danh sách những nước đáng sống nhất trên thế giới do chính người nước ngoài bình chọn là câu trả lời khách quan nhất cho những ai không biết hoặc cố tình thông tin sai lệch làm cho người khác hiểu không đúng về Việt Nam.

Hãy nghe một số ý kiến của người nước ngoài và Việt Kiều trên MXH:

“Đúng là giao thông thì tệ hại thật, không khí khá ô nhiễm, trôm cắp, cướp giật cũng có, nhưng Việt Nam có nhiều cái hay mà nhiều nước khác không có được”.

“Tôi đến Việt Nam vài lần. Một đất nước rất đẹp. Nếu chưa đến Việt Nam thì khó có thể nghĩ là Việt Nam đẹp đến thế”.

“Việt Nam là một đất nước yên bình và hạnh phúc. Người dân luôn luôn thân thiện, mỉm cười với người nước ngoài”.

“Ở Việt Nam đồ ăn rất ngon, chi phí sinh hoạt rất rẻ. Người nước ngoài làm việc ở đây một số năm có thể để để dành được một số tiền kha khá”

“Ở Việt Nam không có tình trạng phân biệt chủng tộc, không có tình trạng vô gia cư nhiều như ở một số nước phương Tây”

“Điều tôi thích nhất ở Việt Nam là không có nạn khủng bố, súng đạn được quản lý rất chặt chẽ, an ninh rất tốt. Tôi thấy ở Việt Nam còn an toàn hơn cả Mỹ và nhiều nước phương Tây khác”…

Người phương Tây có câu ngạn ngữ: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Những kẻ cố tình chỉ thích soi những hạn chế, khuyết điểm của Việt Nam và cố tình lờ đi, không nói đến những cái tốt, cái hay của họ, rõ ràng là có thái độ định kiến hoặc đang nuôi dưỡng ý đồ không tốt với đất nước này.

Chúng tôi không hoan nghênh những người như vậy./.


Đánh tráo khái niệm - Chiêu trò chống phá hiện hữu ngày nay và hệ lụy

             Cố tình hiểu nhầm, đánh tráo khái niệm để rồi quay sang trách móc thể chế, gây hoang mang dư luận. Đó là một trong những chiêu trò của đám khoác áo dân chủ, cơ hội chính trị nhằm chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của người dân với Đảng và cả hệ thống chính trị.

Thời gian qua, có một hiện tượng nhức nhối đó là hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này thì có nhiều lý do: Thu nhập thấp, áp lực công việc cao, suy giảm thể chất, cơ chế chính sách chưa phù hợp để khuyến khích, động viên người làm trong ngành Y. Đây cũng là bài toán đau đầu với các nhà hoạch định chính sách, quản lý ngành Y tế. Tất nhiên, đám dân chủ không bao giờ bỏ qua câu chuyện này để “thêm mắm, dặm muối”, tô vẽ và lèo lái đưa đẩy câu chuyện sang hẳn một hướng khác.

Tân Phong trên trang web của Việt Tân, một tổ chức phản động được nhà nước Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố đã có bài viết theo hướng lèo lái như trên, với tieu đề “Khủng hoảng y tế hay khủng hoảng đạo đức, chính trị ở Việt Nam”. Trong đó hắn cố tình lồng việc “nhân viên y tế nghỉ việc” với “vụ án Việt Á”. Cụ thể, tên này lập luận như sau: “Cứ như thể, hóa ra việc “đốt lò” khiến cho cán bộ “nản,” không dám làm gì nữa. Vậy nguyên nhân thực sự đằng sau cuộc khủng hoảng này là một cuộc đình công ngầm phản đối cuộc “đốt lò” vụ án Việt Á. Nếu quả thực như vậy, chẳng phải, nhóm lợi ích đằng sau Bộ Y Tế đang lấy sinh mạng của người dân ra để gây sức ép ngược lại phe “đốt lò” hay sao?”.

Tân Phong ơi là Tân Phong, sao mà ngu đến thế! Vụ việc Việt Á là một số đối tượng trong ngành Y tế lợi dụng tình hình bệnh dịch để câu kết, móc ngoặc nâng cao giá vật liệu (cụ thể là kit test) rồi chia chác thông qua hình thức hoa hồng. Đây là “những con sâu làm rầu nồi canh” trong đó có những kẻ từng làm đến Bộ trưởng như ông Nguyễn Thanh Long. Tất cả, đã và đang phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Nhưng đừng vì thế mà xem nhẹ, phủ nhận những công lao, đóng góp của những “chiến binh áo trắng”, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh vừa qua. Họ là những người đóng góp công lao lớn nhất ở nơi tuyến đầu trong việc chiến thắng Covid-19 đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới. Không thể và không bao giờ đánh đồng vụ “đại án Việt Á” với hiện tượng “nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt”. Đó là một việc “đánh bùn sang ao”, “đánh tráo khái niệm” một cách trơ trẽn và bẩn thỉu nhất.

Trở lại với câu chuyện nhân viên y tế nghỉ việc mà đa phần trong số họ chuyển từ các bệnh viện công sang tư. Về bản chất, thì ‘công’ hay ‘tư’ cũng đều nằm trong hệ tuần hoàn chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên theo một số chuyên gia cho rằng: “Tuy nhiên sự xáo trộn quá nhanh về nhân sự trong hệ thống công sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là với những người dân chưa có điều kiện tiếp cận các phòng khám và bệnh viện tư”. Các lãnh đạo ngành Y cũng như nhà hoạch định xã hội sẽ cần phải có những bước đi xây dựng lại chính sách vì những bất cập tồn tại lâu trong ngành: bài toán thiếu thuốc và trang thiết bị, câu chuyện bảo hiểm, hệ thống đấu thầu sản phẩm thiết bị y tế, thu nhập của nhân viên y tế…

Những thông tin chính thống, đúng đắn, mang tính khoa học và xây dựng sẽ góp phần đập tan những luận điệu phản động của nhóm Việt Tân như là Tân Phong với bài viết “đánh bùn sang ao” như thế này? Cần khẳng định là có tồn tại những nhóm lợi ích trong ngành Y tế, bằng chứng là gần đây cơ quan chức năng đã lôi ra ánh sáng rất nhiều quan chức ở ngành này có hành vi câu kết để trục lợi trên xương máu của người dân. Nhưng điều này khác hẳn những câu chuyện mang nặng “thuyết âm mưu” như Tân Phong và đồng bọn thêu dệt ra.

Ngành, nghề nào rồi cũng có tồn tại những bất cập, nhưng những bất cập trong ngành Y tế sẽ được dư luận đặc biệt quan tâm hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Cũng chính vì thế, đây là cơ hội để cho những kẻ hành nghề “kêu thay khóc mướn”, viết thuê cho bọn phản động chống phá kiếm tiền bằng những thủ đoạn cóp nhặt, thêm thắt làm sai lệch sự thật rồi tung tin thất thiệt kiểu như Tân Phong hay đám phản động Việt Tân đang lợi dụng để làm nhiễu loạn xã hội, gây hoang mang cho người dân bằng những bài viết “phản biện” nhưng lại mang tư tưởng chống đối, không hề có tính xây dựng kiểu như thế này.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đang rất nỗ lực nhằm có những thay đổi theo hướng tích cực với ngành Y tế, một ngành có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những cơ chế chính sách đã được đề xuất, những nhân sự mới với phong cách quyết liệt đã được bổ nhiệm. Cùng với đó là việc truyền thông về ngành Y tế cũng cần và nên được xem trọng, đừng để cơ hội cho những kẻ như Tân Phong hay bất cứ thành phần “dân chủ giả cầy” nào có dịp cất lên những tiếng nói lạc loài và những suy luận kiểu “đánh bùn sang ao” rất phản động như trên./.

 

Mọi hoạt động "không thân thiện" nhằm vào Việt Nam đều có chủ đích!

             Từ khi giành quyền lãnh đạo đất nước đến nay, Đảng CSVN luôn coi trọng phòng, chống tham nhũng. Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Đảng xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ, đồng thời sớm ban hành và thường xuyên hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định 12 nhóm hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, 3 nhóm hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước; xác định chi tiết các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) dành 7 điều (từ Điều 353 đến Điều 359) quy định các tội phạm tham nhũng. Không thể phủ nhận nhờ có sự quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, tình trạng tham nhũng ở ta từng bước được kiềm chế, ngăn chặn. Trong gần hai thập niên qua, chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam ngày càng có xu hướng tích cực; năm 2021, đạt 39/100 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mới đây trên trang còm của RFA lại đăng bài xuyên tạc vấn đề tham nhũng ở Việt Nam, rằng cái thể chế chính là nguyên nhân của việc các quan chức mặc sức trục lợi và từ đấy tham nhũng ở Việt Nam nở rộ như rừng nấm mọc sau mưa! Họ xảo biện và quy chụp tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có thay đổi chế độ mới giảm được tham nhũng! rằng, nguồn tài chính có được từ tham nhũng dùng để vận động hành lang, vận động chính sách, chạy bằng cấp, chạy thành tích, chạy chức, chạy quyền, v.v. Cùng với vấn đề dân chủ, nhân quyền, vấn đề tham nhũng thường bị các thế lực chống đối lợi dụng để xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Dù ai cũng biết trên thực tế từ xưa đến nay, tham nhũng không phải là vấn đề của riêng một quốc gia, mà còn là hiện tượng tất yếu trong bất kỳ xã hội nào, dưới bất kỳ mô hình chính trị nào. Do vậy, luận điểm cho rằng, tham nhũng là “con đẻ”, là sản phẩm của thể chế xã hội chủ nghĩa là sự nhầm lẫn về cả về lý luận và thực tiễn. Đầu năm 2022, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố cho thấy, vấn nạn tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đáng chú ý, trong nhiều năm qua, hầu hết các quốc gia trên thế giới không có sự cải thiện đáng kể về hiệu quả phòng, chống tham nhũng; hiện vẫn có hơn 2/3 trong tổng số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá chỉ đạt điểm dưới 50 trên thang điểm 100 của CPI.

Chính RFA phải thừa nhận phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm gần đây đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt nhờ công cuộc “đốt lò” mà đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Trong 10 năm (2012-2022) có hơn 19.546 vụ/33.868 bị can đã bị khởi tố, điều tra, phần lớn về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó có 170 cán bộ cấp cao diện TW quản lý, có 33 ủy viên, nguyên UVTW, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. v.v. Kết quả này chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam rất kiên quyết, kiên trì trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, xây dựng thể chế trong sạch hơn.

“Lò” chống tham nhũng được thổi bùng lên và duy trì đã tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam như một điểm đến cho đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, không ai đứng ngoài luật pháp, việc gần đây các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Công Tạc và một số nguyên tướng tá thuộc lực lượng Cảnh sát biển bị xử lý kỷ luật đảng, chính quyền và bị khởi tố tiếp tục minh chứng điều đó. Việc đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, nhất là vụ Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, vụ án tại Cục Lãnh sự, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC, v.v. Việc kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, đã góp phần nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân.

Cần thống nhất chung: tham nhũng đang làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột xã hội, có thể châm ngòi cho các “điểm nóng” dư luận hay cuộc bạo lực vũ trang, thách thức sự ổn định và thịnh vượng của quốc gia, là cái cớ “ngon béo” để các thế lực thù địch can thiệp vào nội bộ, tuyên truyền xuyên tạc, làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Tham nhũng xuất phát trước hết từ nguyên nhân do những người có chức vụ bị suy thoái về phẩm chất đạo đức, không đủ bản lĩnh để chiến thắng cám dỗ của danh lợi, tiền tài, địa vị. Trong khi mặt trái cơ chế thị trường tạo ra sự chênh lệch, phân hóa giàu nghèo và tác động mạnh tới tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, kích thích tư duy nhiệm kỳ, chủ nghĩa thực dụng, cá nhân, chạy theo đồng tiền bất chấp đánh mất đạo lý, nhân cách. Phương thức giám sát quyền lực nhà nước có những nơi còn lỏng lẻo, cơ chế xin - cho vẫn còn phổ biến ở một số lĩnh vực; trình độ quản lý công, nhất là tài sản công, tài chính công chưa theo kịp thực tiễn; cải cách hành chính ở nhiều cơ quan còn chậm, v.v.

Thực tế đã bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối xuyên tạc vấn đề tham nhũng, nếu chưa xử lý người này người kia thì họ bịa đặt là bao che, mà khi xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên sai phạm thì lại cho là “đấu đá nội bộ”, là “phe cánh”! Ai zà ! Âm mưu, thủ đoạn chống phá của những kẻ thù địch, phản động, cơ hội chính trị rất tinh vi, thâm độc, luôn tìm cách xuyên tạc, phá hoại, chia rẽ đoàn kết. Vì vậy, cán bộ và người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng, tránh âm mưu chống phá, hoạt động “diễn biến hòa bình”, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ, bảo vệ đoàn kết nội bộ, đại đoàn kết dân tộc.

Việt Nam tiếp tục triển khai quyết liệt, kiên trì các biện pháp để cán bộ, đảng viên “không dám tham nhũng”, “không thể tham nhũng” bằng cách hoàn thiện cơ chế, chính sách nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, như đầu tư xây dựng, đấu thầu, thu chi ngân sách, quản lý, sử dụng tài sản công,…; hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch hoạt tổ chức, về kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập; xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi sự biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gia tăng trách nhiệm chứng minh tài sản tăng lên đối với cán bộ; sớm ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng để người dân tin tưởng, mạnh dạn hợp tác trong cuộc đấu tranh khó khăn, nhạy cảm này./.

"Bộ cánh Tự do Tôn giáo" - Nghịch lý của sự Ảo tưởng!

             Một trong những nguyên nhân khiến các thế lực thù địch và đối tượng xấu thường xuyên bịa đặt, vu cáo về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là nhằm bẻ lái luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam theo các tiêu chuẩn phương Tây. 

Việt Nam tôn trọng và đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân

Những đòi hỏi vô lý, quá trớn

Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên một số cá nhân, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa “người bảo vệ” tự do tôn giáo và nhân quyền thế giới vẫn tung ra những thông tin thiếu khách quan, những nhận định sai trái về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Điển hình là gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2021, trong đó nêu tình hình và kết quả thực hiện tôn giáo của 27 nước và một số thực thể, tổ chức trên thế giới mà USCIRF đánh giá là có những vi phạm “nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng” để đề xuất Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt” hoặc “danh sách cần theo dõi đặc biệt” về tự do tôn giáo, từ đó nhằm áp đặt chế tài với các quốc gia này trong hỗ trợ tài chính và hợp tác trên một số lĩnh vực.

Trong nội dung báo cáo về Việt Nam, USCIRF đưa ra nhận xét với giọng điệu đầy kẻ cả rằng điều kiện tự do tôn giáo của Việt Nam trong năm 2021 không có gì khác biệt so với năm 2020. Và, thông qua việc đả kích tình hình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF thậm chí còn đòi sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, không chỉ riêng báo cáo năm 2021 mà các báo cáo thường niên của USCIRF đưa ra trong những năm gần đây đều được đánh giá là chưa chính xác, thiếu thiện chí, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, ngay cả trong chính giới Mỹ và các tổ chức nhân quyền ở Mỹ cũng xuất hiện những ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của USCIRF nặng về chỉ trích, không giúp cải thiện tự do tôn giáo trên toàn cầu đúng với mục đích mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đặt ra.

Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập và từng được ví như một “bảo tàng” về tín ngưỡng, tôn giáo của thế giới. Theo thống kê cập nhật từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và hơn 26,5 triệu tín đồ, chức sắc của các tôn giáo. Tính đến hết năm 2021 đã có 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, trong đó có Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo…

Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bảo đảm công bằng, không phân biệt đối xử với các tôn giáo. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có đạo luật về tôn giáo, cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định rất rõ các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Đồng thời, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Nhà nước cũng bảo hộ các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và tài sản hợp pháp của các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, xâm phạm đời sống xã hội cũng như thân thể, tính mạng, sức khỏe của nhân dân,… Và việc xử lý đối với các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo cũng dựa trên những quy định này.

Quyền tự do tôn giáo là vấn đề có tính lịch sử, nghĩa là phụ thuộc vào từng thời điểm lịch sử cụ thể ở từng quốc gia, gắn với từng thể chế chính trị-xã hội và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội cụ thể nhất định. Nói cách khác, không thể tồn tại một khái niệm về quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng mà không gắn với một bối cảnh và thực thể nhất định.

Vì lẽ đó, không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng hay đo lường, đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác. Đặc biệt, trên phương diện quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, thể chế chính trị bình đẳng, độc lập thì càng không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc quốc gia đó phải tuân theo. Đây cũng là những điều mà USCIRF hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào đang muốn đưa ra những đòi hỏi quá trớn đối với việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cần phải học thuộc!

Cần xem lại cách nhìn, quan niệm về tự do tôn giáo

Những năm gần đây, sự sôi động trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện ở việc liên tục gia tăng số lượng các cơ sở thờ tự trong tôn giáo và tín đồ. Bất chấp điều đó, các thế lực thù địch vẫn vu cáo Việt Nam ngăn cản tự do tôn giáo, không công nhận các tổ chức tôn giáo. Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, nếu như năm 1985, số lượng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam vào khoảng 14 triệu, thì đến năm 2021 đã tăng lên hơn 26,5 triệu. Thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện qua sự gia tăng số lượng các trường đào tạo chức sắc. Tính đến tháng 4/2022, các tôn giáo ở Việt Nam có 66 cơ sở đào tạo chức sắc với 10.000 học viên đang theo học, riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 47 cơ sở đào tạo, trong đó có 04 học viện Phật giáo. Các cơ sở thờ tự cũng được quan tâm sửa chữa, xây mới. Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 29.800 cơ sở thờ tự của các tôn giáo, tăng thêm 5.800 cơ sở so với năm 2008.

Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều hệ thống tổ chức giáo hội có tầm hoạt động quốc tế, đặc biệt là Công giáo, Phật giáo và một số tổ chức tôn giáo có nguồn gốc nước ngoài du nhập vào Việt Nam, thể hiện thông qua việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo các nước và tiến hành các hoạt động thiện nguyện ở nước ngoài. Chẳng hạn như giữa tháng 6 vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ trao tặng tài trợ, giúp đỡ nhân dân Sri Lanka vượt qua khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại đất nước này.

Không chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc ở Việt Nam đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng tích cực đối với đời sống, sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện và đồng hành với các hoạt động của đất nước, mà những gì diễn ra trong giai đoạn đại dịch Covid-19 phức tạp là một ví dụ điển hình.

Những con số và ví dụ nói trên một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.

Thực tế cũng cho thấy, các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đông và họ được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ tự. Mỗi người Việt Nam cũng thường có tín ngưỡng riêng, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên, ngày rằm mùng một thắp hương… nhưng vẫn có thể theo tôn giáo. Ngoài ra, nhiều lễ hội tôn giáo diễn ra hằng năm không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà đã có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng xã hội, qua đó làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân. 

Qua đó để thấy rằng, việc một số cá nhân, tổ chức nước ngoài thường xuyên bóp méo hoặc có cái nhìn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam có thể do mưu đồ rắp tâm chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền, hoặc cũng có thể do sự khác biệt trong cách nhìn và quan niệm của họ về vấn đề này. 

Can thiệp sâu vào tình hình tự do nhân quyền cũng như tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các quốc gia khác và cố bắt các quốc gia ấy phải mặc “bộ cánh tự do tôn giáo” mang màu sắc phương Tây là điều không thể chấp nhận được. Bộ cánh ấy qua mô tả thì rất mỹ miều và hợp thời, nhưng liệu đã có ai thừa nhận sự chuẩn mực của nó?

          (Nguồn: Báo Quảng Ninh Online)

 

CPJ cần chấm dứt ngay trò “vinh danh” các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam

             Ngày 14/7, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), công bố danh sách chủ nhân của giải thưởng Tự do Báo chí quốc tế năm 2022. Theo đó, bốn nhà báo từ châu Mỹ, châu Âu, và châu Á đã được vinh danh; trong đó, có Phạm Đoan Trang của Việt Nam. Lợi dụng vào đó, đài RFA đăng bài: “Nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí quốc tế năm 2022”, nhằm xuyên tạc, bôi nhọ tự do báo chí ở Việt Nam; đồng thời, tung hô, cổ súy cho chiến tích của “nữ chúa trong làng zân chủ” - Phạm Đoan Trang. Họ cho rằng: “Giải thưởng này một lần nữa minh định cho sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Đoan Trang với việc phát triển báo chí độc lập, cũng như việc dân chủ hóa ở Việt Nam”.

Chúng tôi cho rằng, việc CPJ trao giải thưởng “Tự do Báo chí quốc tế năm 2022” cho Phạm Đoan Trang - đối tượng đang phải chấp hành bản án 09 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo quy định tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp. “Trò” này của CPJ mang ý đồ chính trị, họ đã tự “khoác” cho mình chiếc áo tự do báo chí để trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.


                Cần khẳng định rằng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền tự do dân chủ về chính trị rất quan trọng đã được quy định trong các quy định của quốc tế. Mặc dù luật pháp quốc tế có những quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đó không phải là quyền tự do một cách tuyệt đối; trong khi thực hiện các quyền tự do này thì lại phải chịu một số hạn chế nhất định, mà hạn chế đó là vì lý do an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội và quyền tự do của người khác. Không có nền báo chí nào, dù là của phương Đông hay phương Tây, cổ vũ cho cái gọi là tự do vô hạn độ. Ngay tại nước Mỹ, nơi được mệnh danh là “thiên đường” tự do, nhưng nếu báo chí mà cổ động để lật đổ chế độ Mỹ xem, chắc chắn báo chí sẽ không còn tồn tại. Gần đây nhất, một tờ tạp chí của Mỹ - quốc gia được mệnh danh là bình đẳng, tự do, bác ái, chỉ một bức tranh biếm họa người đứng đầu tôn giáo Mohamed, tòa soạn đó lập tức bị tẩy chay. Phạm Đoan Trang đang chịu án tù ở Việt Nam mà CPJ lại trao giải thưởng này, đó là những điều phi lý và không có giá trị pháp lý.

Phạm Đoan Trang là một nhà báo, lẽ ra phải hoạt động, tác nghiệp theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, nhưng không, Trang đã lợi dụng quyền tự do báo chí để chống phá đất nước. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến ngày 05/12/2018, Phạm Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Trang còn trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, v.v.

Điều đó cho thấy, Phạm Đoan Trang không xứng đáng với tư cách, phẩm chất của một nhà báo. Vì lẽ đó, việc CPJ trao giải thưởng Tự do Báo chí cho Phạm Đoan Trang là “trò” lố bịch về nhận thức. Việc làm đó là trò hề, nhằm cổ súy cho kẻ tuyền truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. CPJ cần chấm dứt ngay “trò” “vinh danh” các cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam./.

 

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

Không thể phủ nhận tình hình tự do tín ngưỡng - tôn giáo tại Việt Nam!

 


Trang facebook Việt Nam Thời Báo, ngày 05/7 đăng bài “Người Mông tại Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo” của Quang Nguyên. Theo bài viết, Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo thế giới tổ chức cuối tháng 6 vừa qua tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ gồm nhiều đoàn đại biểu của 31 quốc gia tham dự. Đoàn Việt Nam đông nhất với hơn 60 người, trong đó có nhóm Tin lành người Mông. Tác giả bài viết cho rằng: “Họ là những nhân chứng sống về sự đàn áp tự do tín ngưỡng qua những phương cách tàn nhẫn, vô nhân tính của cộng sản Việt Nam”. Đây là phát ngôn vu cáo trắng trợn về tình hình tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Đến nay, trên cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng; trong đó, có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Riêng với lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động với hơn 26,5 triệu tín đồ. Những năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật, coi đây là một phần cuộc sống, sinh hoạt của những người theo tôn giáo. Năm 2016, Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để tạo hành lang pháp lý cho các tôn giáo đăng ký, cấp phép hoạt động, tạo điều kiện để các tín đồ “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế, đã có những tôn giáo, đạo lạ, tà đạo,… có giáo lý đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc xâm nhập vào Việt Nam. Mặc dù, chưa được cấp phép hoạt động nhưng những người đứng đầu vẫn lén lút tìm mọi cách tuyên truyền, truyền đạo và tổ chức các hoạt động trái phép nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiềm ẩn gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Thậm chí có những phần tử lợi dụng, núp bóng tự do tôn giáo để có hành động tuyên truyền, chống phá chính quyền, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những hành động đó đã vi phạm pháp luật Việt Nam, nên bị các cơ quan chức năng điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật. Việc làm này là hoàn toàn bình thường, không thể gọi đó là hành động đàn áp tự do tôn giáo như bài viết đã nêu.

Trong bài viết còn cho rằng: “khi đạo Tin Lành được truyền đến miền núi phía Bắc Việt Nam, đã giúp người Mông hiểu được chỉ có Đức Chúa Trời cứu rỗi được linh hồn họ. Rất đông người nghe theo Tin Lành của Chúa. Người Mông thay đổi nếp sống hủ lậu. Cuộc sống, văn hóa lạc hậu dần thay đổi, các tệ nạn xã hội dần mất hẳn theo lời dạy của Đức Chúa trời “Vàng Chứ””. Đây là sự ngộ nhận, ấu trĩ đến nực cười về nhận thức của Quang Nguyên. Bởi, đúng là cuộc sống, văn hóa của đồng bào Mông đã, đang dần thay đổi. Nhưng để có được điều đó là nhờ có đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Và có một sự thật, một thực tế không thể phủ nhận là có hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Quân đội, Bộ đội Biên phòng, các đơn vị kinh tế quốc phòng,… đang từng ngày, từng giờ ba cùng, bốn cùng, gắn bó mật thiết với đồng bào để tuyên tuyền, vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, hướng dẫn cách sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, thay đổi cuộc sống. Hoàn toàn không thể có chuyện Đức Chúa Trời đã cứu rỗi, làm thay đổi cuộc sống của đồng bào.

Còn với nhóm Tin Lành người Mông dự Hội nghị không hề đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cộng đồng đồng bào Mông ở Việt Nam. Mà thực chất đây là những phần tử bất mãn với chế độ, với chính quyền. Họ đã lợi dụng, núp bóng chiêu trò “đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng” để vu cáo, phản ánh không đúng tình hình tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, dưới sự giật dây của các thế lực thù địch mà thôi./.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

“Lực lượng Kứu Cuốc”!?

 


Vừa qua, trên không gian mạng xuất hiện bài viết “Độc tài đẻ ra tham nhũng – không tham nhũng chế độ tiêu vong” của cái gọi là “Lực lượng Kứu cuốc”. Trong bài viết, “Lực lượng Kứu cuốc” cho rằng: Ở các quốc gia có thể chế chính trị tam quyền phân lập, dân chủ… không có tham nhũng? Rồi là: ông Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho phán quan Đào Bá Sơn đưa một số quan chức ra xử riêng cho nhẹ tội(!)

Cần phải nói ngày rằng, đây là bài viết có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam! Bài viết này là của lực lượng đi ngược lại quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, dân tộc Việt Nam, là lực lượng phản quốc và cần nghiêm trị, tiêu diệt

Thực tế cho thấy, tham nhũng, tiêu cực là một vấn nạn không trừ một thể chế chính trị nào mà mọi quốc gia đều đã và đang chung tay phòng, chống, đẩy lùi, tiêu diệt. Việt nam cũng không ngoại lệ. Thời gian qua, hàng loạt quan chức ở mọi cấp của các quốc gia từ châu Á đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh với những thể chế chính trị khác nhau đã “lòi mặt cáo” và bị pháp luật của nước đó trừng trị. Điển hình, như nguyên tổng thống Pháp – N.Sarkogy, nguyên tổng thống Hàn Quốc – Park Geun-hye, nguyên tổng thống Argentina – C.Fernandez,.. Đặc biệt, nguyên tổng thống Mỹ – D.Trump đang bị luật pháp Mỹ điều tra xem có lợi dụng chức vụ để trục lợi, trốn thuế,… (thực chất là tham nhũng) hay không! Vậy, các vị nguyên tổng thống nêu trên là ở thể chế chính trị nào nhỉ? Đó là thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa, mà ở đó, quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp tương đối độc lập – hay còn gọi là “Tam quyền phân lập”. Thực tế hiển nhiên này cả thế giới đều biết.

Vì thế, cho nên, việc “Lực lượng Kứu cuốc” cho rằng: Ở các quốc gia có thể chế chính trị tam quyền phân lập, dân chủ… không có tham nhũng là một nhận định hoàn toàn sai trí, bịa đặt, nhằm vu không thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một chủ trương xuyên suốt, được tổ chức không ngừng nghỉ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và đã bước vào hồi quyết liệt, có hiệu quả rất tích cực. Người lĩnh xướng, đi đầu trong công cuộc phòng chống tham nhung, tiêu cực chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam không có gì khác là nhằm loại trừ bọn sâu mọt, hại dân, hại nước, xây dựng Đảng Cộng sản Việt nam và Nhà nước Việt Nam và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, năng lực lãnh đạo, quản lý xã hội cao để xây dựng và bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, xây dựng đất nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh.

Để có cơ sở pháp lý đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng hàng loạt các quy chế, quy định để mọi đảng viên chấp hành. Đồng thời, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thể chế hoá qua điểm, đường lối, quy định của Đảng Cầm quyền thành những điều luật cụ thể trong Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng. Điều 92, Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Và như vậy, phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam là không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền”. Thực tế cũng cho thấy, thời gian qua, với phương châm kiên trì, kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, hàng loạt các quan chức của Đảng, Nhà nước, Quân đội, trong đó không ít quan chức cấp cao đã bị điêu tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Vì thế, việc cái gọi là “Lực lượng Kứu cuốc”, cho rằng: “ông Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho phán quan Đào Bá Sơn đưa một số quan chức ra xử riêng cho nhẹ tội” là một sự bịa đặt, vu khống trơ trẽn!

Nhân đây cũng nói thêm rằng, Việt Nam đã Điều ước quốc tế về phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Liên hộp quốc và là một thành viên, một thành viên tích cực, có trách nhiệm cao trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên thế giới. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách hợp lý. Toà án xét xử dựa trên các quy định của pháp luật, để xem xét, luận tội căn cứ vào các hành vi, chứng cứ phạm tội, “án tại hồ sơ”, chứ không phải “xét xử theo lệnh của Đảng”, hay “đảng trưởng” như sự bịa đặt, vu khống của “Lực lượng Kứu cuốc”.

Như vậy, hành động sự xuyên tạc, vu khống trắng trợn của “Lực lượng Kứu cuốc” là hoàn toàn sai trái và là đi ngược lại quyền, lợi ích hợp pháp, chính đảng của nhân dân Việt Nam. Đó hành động phản quốc. Cho nên, không thể gọi chúng với cái tên “Lực lượng Kứu cuốc”, mà phải gọi là “Lực lưọng phản quốc” và cần phải nghiêm trị và tiêu diệt./.