Những ngày này, các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch đã nhân danh yêu nước, vì độc lập, chủ quyền quốc gia; đã dùng tâm lý “bài Trung” để không chỉ xuyên tạc mối quan hệ hữu nghị Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Hoa, mà còn bẻ cong sự thật về chuyến thăm hữu nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và phu nhân đến Việt Nam ngày 12-13/12/2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân; theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.
Thứ nhất, những ngày này mạng xã hội full các
loại tin, status kiểu như: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ thăm Hà
Nội từ ngày 12 đến 13 Tháng Mười Hai, Bloomberg xác nhận. Hai ông già “đồng
chí” sẽ lại ngồi thảo luận về trà và trảm đối thủ chính trị” ngày 9/12/2023; “Tập
Cận Bình được thế giới khâm phục về … độ trơ trẽn khi tham quyền cố vị và vi phạm
nhân quyền trầm trọng nhất thế giới nhưng lại là khách quý của ĐCSVN” và “Tập Cận
Bình sẽ tới Việt Nam để siết “vòng kim cô” với bộ chính trị ĐCSVN trong tuần tới.
Toàn dân hãy cảnh giác!” ngày 10/12/2023; “Xin nhắc nhớ: chỉ có hai đảng cộng sản
có nhu cầu chung vận mệnh. Còn nhân dân thì nói KHÔNG với kẻ suốt ngày chỉ lăm
le cướp biển đảo của nhân dân Việt Nam” và “Phản đối Tập cận Bình đến Việt Nam.
Không tiếp rước Tập” ngày 11/12/2023 trên fb của Việt Tân… Cùng với đó, các kiểu
“thầy bói” phán như đúng rồi về mối quan hệ hữu nghị Việt – Trung của
Trương Nhân Tuấn trong bài “Cộng đồng chung vận mệnh” đăng trên
Quyenduocbiet.com ngày 9/12/2023 hay các bài viết cũng được tung lên trang
Chantroimoi.Media.com ngày 11/12/2023 như “Loạt văn kiện nào sẽ được ký trong
chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?” của Trường Sơn và “Mối tình hữu nghị” Việt –
Hoa: Thách thức cũ, bối cảnh mới” của Trần Hiếu Chân…
Tuy mạng xã hội “rộn ràng” như
vậy, song cần phải khẳng định rằng: Việt Nam và Trung Hoa là hai quốc gia có
núi liền núi, sông liền sông; có mối quan hệ lâu đời và nhất là kể từ ngày
18/1/1950 khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến nay, thì dù vẫn có những
thăng trầm và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, song hữu nghị và hợp tác
luôn là dòng chảy chính; là điểm sáng trong mối quan hệ giữa 2 nước. Đặc biệt,
dù tình hình thế giới ngày càng phát triển nhanh chóng, phức tạp, khó lường và
cục diện thế giới biến động nhanh chưa từng có trong vòng một thế kỷ qua, song
Trung Quốc vẫn khẳng định “coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng của
Trung Quốc” và Việt Nam cũng “coi phát triển quan hệ với
Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu, Trung Quốc coi Việt Nam
là phương hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng của Trung Quốc”
như Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Trung Quốc (ngày
8/9/2023).
Điều này có nghĩa là, mối quan hệ hữu
nghị giữa 2 quốc gia vẫn, đã và đang tiếp tục phát triển suốt 73 năm qua; đồng
thời, quan hệ đó cũng ngày càng được củng cố theo hướng linh hoạt, phù hợp, thực
chất và hiệu quả; với những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… như truyền thông đã đăng tải, bất chấp
những chiều trò, những thủ đoạn xuyên tạc , bôi đen về mối quan hệ giữa hai nước.
Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi Tân Hoa Xã cũng cho rằng: Quan hệ Việt
– Trung duy trì đà phát triển ổn định; đạt nhiều kết quả tích cực và “sự hợp tác giữa hai nước đã đạt tầm cao hơn khi hai nước kỷ niệm
15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong năm nay. Trung Quốc vẫn
là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm, trong khi Việt Nam
là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN” khi bình
luận về chuyến thăm Việt Nam ngày 12-13/12/2023 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Thứ hai, trong 15 năm thiết lập quan hệ Đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008 – 2023) giữa Việt Nam và Trung Hoa, việc
tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo 2 nước luôn có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng về định hướng chiến lược đối với sự phát triển của
quan hệ giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước và quan hệ song phương. Các chuyến thăm của
lãnh đạo cấp cao như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(30/10 đến 1/11/2022) diễn ra ngay sau khi Trung Quốc vừa tổ chức thành công Đại
hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là
lãnh đạo nước ngoài cấp cao nhất mà Trung Quốc tiếp đón sau Đại hội XX của Đảng
Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc cũng là nước đầu tiên mà Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đi thăm từ sau Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến
thăm này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “thể hiện sự coi trọng cao độ của
chúng ta đối với phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Trung – Việt”
như Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình ghi nhận, chứ không phải “Trung Quốc
luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không
thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh
tương quan” như hiện thời. Việt Nam là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc” mà
Trương Nhân Tuấn xuyên tạc, bịa đặt trong bài “Cộng đồng chung vận mệnh”.
Từ đầu năm 2023, lãnh đạo cấp cao 2
bên duy trì các hình thức trao đổi, tiếp xúc linh hoạt. Theo Đại sứ Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba thì quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam
– Trung Quốc là “rất đặc biệt và có thể nói là rất hiếm thấy trên thế giới”.
Vì thế, sau 3 chuyến thăm Việt Nam (Lần đầu là tháng 12/2011 với cương vị Phó
Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; lần thứ 2 là tháng 11/2015 trên
cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; lần thứ 3 là
tháng 11/2017 ngay sau khi Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc thành
công), thì chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 này của Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình chính là một dịp “để lãnh đạo hai nước duy trì trao đổi và tiếp xúc chiến lược, xác
định phương hướng củng cố hơn nữa quan hệ hai nước trên tinh thần tình hình mới,
phương hướng mới, triển vọng mới, động lực mới”, chứ không phải vì
“Việt Nam là một “chư hầu” thời hiện đại của Trung Quốc” và “Tập Cận Bình sẽ tới
Việt Nam để siết “vòng kim cô” với bộ chính trị ĐCSVN” như xuyên tạc, hay
“Tuyên bố chung được cho là sẽ có sự chuyển biến về chất, đánh dấu những chiều
kích mới trong các phức tạp cũ “bằng mặt không bằng lòng” giữa hai Đảng và hai
Nhà nước” mà Trần Hiếu Chân đoán mò từ sự suy diễn ngớ ngẩn.
Cũng theo Đại sứ Hùng Ba, thì “dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên cũng sẽ ký kết hàng
chục văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, góp phần tăng cường tin cậy chính trị,
mở rộng hợp tác thực chất đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước và khu vực cũng
như thế giới”. Đây mới là sự thật và sự thật này “vả” vào mặt Trần
Hiếu Chân khi suy diễn kiểu “ngu còn tỏ ra nguy hiểm” rằng, “không phải là nhà
tiên tri cũng có thể đoán biết ông sẽ tìm cách đè bẹp sự kháng cự của Hà Nội đối
với “Cộng đồng chung vận mệnh” (CCD) do Bắc Kinh cổ súy (4). Tâm lý “đại quốc”,
chẳng cần ngụy trang, mỗi lần “nói chuyện” với Hà Nội, Bắc Kinh luôn luôn muốn
thúc giục “đứa con hoang đàng hãy trở về nhà” hay “ĐCSVN buộc phải đưa ra một
vài thỏa hiệp, liên quan đến hai vấn đề mấu chốt là CCD và BRI. Đây được cho là
cách tiếp cận tổng hợp để phát triển toàn cầu của “thiên triều” mà Việt Nam khó
kháng cự lâu hơn nữa”.
Cuối cùng, cần phải khẳng định
chắc chắn rằng:
Quan hệ hữu nghị Việt – Trung được xây dựng, vun đắp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông luôn là tài sản chung quý báu của 2 Đảng,
2 nước; luôn được các thế hệ lãnh đạo 2 Đảng, 2 Nhà nước tiếp tục duy trì, vun
bồi bằng nhiều hình thức khác nhau (những chuyến thăm, điện đàm, tham dự hội
nghị, diễn đàn và những quyết sách…); luôn được các cơ quan bộ, ban, ngành cùng
các địa phương và nhân dân 2 nước triển khai thực hiện bằng các cuộc hợp tác,
thăm hỏi, tăng cường giao lưu nhân dân, thông tin tuyên truyền… sẽ không chỉ tiếp
tục được củng cố và phát triển, mà còn góp phần từng bước xử lý ổn thỏa, kiểm
soát tốt bất đồng, vì hòa bình, ổn định và hợp tác. Vì thế, đúng như Đại sứ Việt
Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai chia sẻ: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
vui mừng đón chào và dành sự tiếp đón “thắm tình hữu nghị, đồng chí
anh em” đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa Tập Cận Bình; đồng thời tin tưởng kết quả tốt đẹp từ chuyến thăm này sẽ góp
phần củng cố hòa bình, hợp tác và phát triển của 2 nước cũng như ở khu vực và
trên thế giới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét