Lợi dụng việc mới đây Báo Tuổi trẻ Online đăng bài: “Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Đất nước đang cần tiếng nói trung thực, quả cảm”, ngày 01/10, trang facebook Việt Tân đã đăng nhiều status đả kích, xuyên tạc, cho rằng: những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ chính là những người “trung thực, quả cảm”, như: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Lê Dũng Vova, Nguyễn Năng Tĩnh,… và yêu cầu trả tự do cho họ.
Vậy sự thật có đúng như vậy không? Hãy cùng Tre Việt làm rõ vấn đề này.
Trước hết, phải khẳng định rằng lời phát biểu: “Đất nước đang cần tiếng nói trung thực, quả cảm” của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam và thành phố Hải Phòng tổ chức sáng ngày 30/9 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Bởi, sứ mệnh của văn chương hiện nay đang được đặt lên vai các nhà văn đương thời. Trong khi đó, cùng với những mặt tích cực là chủ yếu thì trong xã hội hiện nay vẫn có những hiện tượng, thói quen, tật xấu, như: sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối, vấn nạn tham nhũng, tiêu cực,… đã, đang đặt ra trách nhiệm lớn lao đối với các nhà văn – những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Do đó, Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đang cần những tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm của các nhà văn trong cuộc đấu tranh với những hiện tượng, thói quen, tật xấu trên.
Thứ hai, nhìn rộng ra, lời phát biểu của Chủ tịch nước còn phù hợp trong điều kiện, bối cảnh, tình hình đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có một thực tế được chỉ ra, đó là: trước việc Đảng, Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với sự đồng lòng, quyết tâm cao từ Trung ương đến địa phương, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nên xuất hiện một bộ phận cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm,… mà thiếu đi sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn được giao, dẫn đến đình trệ trong công việc, ảnh hưởng tới sự phát triển của địa phương, đất nước. Vì vậy, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị cần đề cao sự trung thực, quả cảm trong công tác để đơn vị, địa phương, đất nước phát triển, đi lên. Đây chính là sự cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng đội ngũ cán bộ “7 dám” hiện nay (dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách và dám hành động vì lợi ích chung).
Thứ ba, thực chất những người mà Việt Tân nêu ra, như: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Lê Dũng Vova, Nguyễn Năng Tĩnh,… đều là những công dân Việt Nam đã lợi dụng quyền tự do, dân chủ, có những phát ngôn, hành động, việc làm sai trái, có hại cho Đảng, cho dân, cho nước, vi phạm pháp luật. Vì thế, họ đã bị các cơ quan chức năng điều tra, xét xử công bằng, khách quan theo đúng quy định của pháp luật và phải chịu những bản án thích đáng, đúng người, đúng tội. Họ hoàn toàn không phải là những tù nhân lương tâm đã “trung thực, quả cảm” như Việt Tân đã rêu rao.
Như vậy, sự thật đã rõ ràng, những người mà Việt Tân cho rằng “trung thực, quả cảm” đều không vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc, cộng đồng, ngược lại, họ đã ích kỷ, chỉ vì chính bản thân mà thôi. Điều này đã chỉ rõ Việt Tân đang cố tình xuyên tạc, lươn lẹo, “lập lờ đánh lận con đen” với dụng ý xấu, cần đấu tranh, lên án./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét