Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2023

Lộng ngôn, nói càn

 Mới đây, Phạm Trần – kẻ lộng ngôn, thiếu hiểu biết về công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Đảng ta đang thực hiện, đã đăng trên trang “Thongluan” bài viết: “Những biểu hiện suy thoái trong nội bộ Đảng Cộng sảng Việt Nam”. Nội dung trong bài viết của Y tập trung đề cập đến công tác xây dựng, chính đốn Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII). Với lời lẽ xuyên tạc, giọng điệu hằn học, lộ rõ dã tâm thâm độc, xảo quyệt của kẻ cơ hội, phản động nhằm chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cuối bài viết Y đặt câu hỏi: Công tác tham nhũng và xây dựng đảng lúc nào cũng chỉ mới “tiến được một bước”. Vậy khi nào thì ông Nguyễn Phú Trọng mới cho dân biết đã tiến lên “bước thứ hai”?


       Cần khẳng định rõ: tham nhũng là một vấn nạn của mọi quốc gia trên thế giới, bất kể chế độ chính trị - xã hội nào, không riêng gì ở Việt Nam. Vậy nên, Phạm Trần nếu không biết thì hãy đi học và tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất của tham nhũng; đừng phán “bừa”, kẻo thiên hạ người ta “... vào mặt cho”!

Ở Việt Nam, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân gọi là cuộc chiến “chống giặc nội xâm”, bởi nó đe dọa sự tồn vong của chế độ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Và, việc đấu tranh chống tham nhũng đã và đang được thực hiện quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể họ là ai, đã và đang đảm nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương nhiệm, từ Trung ương đến địa phương,… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị.

Tre Việt xin nêu kết quả thực tế trong cuộc đấu tranh “chống giặc nội xâm” của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời gian qua để Phạm Trần chống mắt, dỏng tai biết sự thật. Số liệu tổng kết 10 năm (2012 - 2022) công tác phòng, chống tham nhũng đã xử lý: kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm tra kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế cũng được tiến hành một cách kiên quyết, không khoan nhượng. Trong 10 năm (2012-2022), các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can; xét sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo về tội tham nhũng. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, khởi tố, điều tra 4.200 vụ/7.572 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 455 vụ/1054 bị can về tội tham nhũng. Trong đó, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân như các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm Đăng kiểm một số địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan; các vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC và các đơn vị liên quan, v.v.

Những nỗ lực, sự quyết tâm mạnh mẽ, kết quả trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam được quốc tế ghi nhận. Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg, nhận xét: “Chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu, tình hình tham nhũng đang thay đổi và công tác phòng, chống tham nhũng cũng đang thay đổi,…” Gần đây, ngày 31/01/2023, Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2022, Việt Nam đạt 42/100 điểm, xếp hạng 77/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 3 điểm và 10 bậc so với khảo sát năm 2021 và tăng 6 điểm, 27 bậc so với năm 2020.

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.

Sự thực trên, không chỉ khẳng định sự đúng đắn trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, mà còn khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. Đồng thời, tự nó bác bỏ giọng điệu lộng ngôn, xuyên tạc, nói càn, lố bịch của Phạm Trần./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét