Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV: Câu chuyện đằng sau cần phải vạch trần

 


1. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã khai mạc ngày 23-10 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp cuối năm, đồng thời là kỳ họp giữa nhiệm kỳ. Quốc hội sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn với nhiều nội dung quan trọng, yêu cầu cao về chất lượng, khẩn trương về tiến độ thời gian để hoàn hành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ.

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, đó là: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu vực quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Cùng với đó, Quốc hội còn xem xét thông qua 01 dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về 8 dự án Luật, đó là: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp Quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sủa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và các vấn đề về kinh tế – xã hội; ngân sách nhà nước năm 2023 và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024 và nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đé “quốc kế, dân sinh”.

Đặc biệt là tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn.

Giống như kỳ học lần thứ 5, kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 khóa XV được tổ chức thành 2 đợt; đợt 1 là 15 ngày, từ 23-10 đến 10-11; đợt 2 là 7 ngày, từ 20-28 tháng 11. Như vậy, thời gian cả kỳ họp là 22 ngày để giải quyết một khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến các vấn đề chiến lược về “quốc kế, dân sinh”, tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và các năm tiếp theo.

Việc tổ chức Kỳ họp lần này là chia làm 2 đợt nối tiếp nhau (giống như Kỳ họp thứ 5) là cách làm khoa học, có nhiều điểm mới, rát sáng tạo. Quốc hội cần có thời gian nghỉ giữa kỳ họp để các cơ quan chức năng của Quốc hội, Chính phủ tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trước khi Quốc hội thông qua để ban hành. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu kiêm nhiệm có thời gian xử lý các công việc cần kíp của cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Thế nhưng, một số người có quan điểm đối lập với Đảng và Quốc hội nước ta, đã nhìn nhận lệch lạc, lầm lẫn về điều ấy. Họ đã cố tình xuyên tạc sự thật; đi ngược lại lợi ích chính đáng của cử tri và nhân dân cả nước; vào hùa với nhau, viết tin, bài, dàn dựng các video clip, tổ chức các cuộc phỏng vấn, trả lời phỏng vấn, bình luận với nội dung xấu, độc tán phát lên mạng xã hội, triệt để khai thác các phương tiện thông tin, đáng kể là RFA, RFI, BBC, YOUTUBE, ZALO… nhằm thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm của công tác xây dựng luật pháp, xuyên tạc vị thế, vai trò của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Một số người đã đồn thổi, tung tin sai trái khi cho rằng, “Quốc hội đang cải lùi”, “phải chia Kỳ họp thứ 6 làm 2 đợt vì cần có thời gian đối phó với cử tri; mặt khác, do công tác chuẩn bị chậm chễ”. Điều cáo buộc trắng trợn của họ là “44 đại biểu được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lần này cần thời gian để vận động hành lang để lấy phiếu tín nhiệm cao”. Từ chuyện nọ, họ nói sọ sang chuyên kia, cho rằng, “Quốc hội họp hành liên miên”, “gây tốn kém hàng chục tỷ đồng tiền thuế của dân, lãng phí thời gian, công sức của các đại biểu Quốc hội và bộ máy phục vụ”, họp Quốc hội “chỉ bàn việc đấu đá, châm chích nhau”, “không chăm lo phát triển kinh tế – xã hội”, củng cố quốc phòng, an ninh, v.v..

Chúng ta không lạ gì các chiêu trò xảo trá, hạ thất uy tín, vai trò, uy tín của Quốc hội; chia rẽ Quốc hội với Đảng, Chính phủ; ly tán đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân. Âm mưu thâm độc của họ là mượn cái cớ Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để bài xích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ta; cho rằng “Nghị quyết của Đảng đặt lên trên luật pháp”, “Đảng đoàn Quốc hội không có vai trò gì”, “Quốc hội là nơi hợp lý hóa các Nghị quyết của Đảng”; còn đại biểu Quốc hội phần lớn là “nghị gật”, “thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý, thứ ba ra về”…

2. Những luận điệu trên là sai trái, đầy tính hận thù, phản động; đã và đang gây tác động tiêu cực đến người dân bởi các chiêu trò “giương đông, kích tây”, “châm chính, kích động nổi loạn lòng người” nhằm “chọc gậy bánh xe”, “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, cản trở công việc của đại biểu dân cử, tạo ra các dư luận thiếu lành mạnh trong xã hội về Quốc hội Việt Nam.

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp cao nhất trong hệ thống chính trị, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước ta; công dân không ai được phép mang các câu chuyện của Quốc hội ra bàn phím mua vui, hoặc thêu dệt, đơm đặt, xuyên tạc chuyện này, chuyện khác. Việc Quốc hội tổ chức Kỳ họp thứ 6 khóa XV thành 2 đợt như đã được thông báo là điều cần thiết, rất “hợp ý Đảng – lòng dân”, phản ánh đúng nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của tuyệt đại đa số cử tri; có lợi cho việc hoạch định các chính sách; phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

Ai đó chỉ vì lợi ích cá nhân mà cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật; tuyên truyền sai trái về bản chất kỳ họp của Quốc hội là trái với đạo lý và pháp lý của Việt Nam, cần phải lên án, vạch mặt. Việc làm thiếu ý thức này là chiêu trò “mượn gió bẻ măng” để thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và chế độ ta, là một âm mưu với sự cố ý nhằm mục đích xấu xa chống phá Đảng, Nhà nước.

Giống như Kỳ họp thứ 5, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV được tổ chức rất linh hoạt, mềm dẻo với sự uyển chuyển, nhịp nhàng, hiệu quả cao từng công việc. Với tinh thần đổi mới sáng tạo, chủ động “từ sớm, từ xa”, các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đã tính trước, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, ăn khớp trong quá trình kết nối, tương tác, chuẩn bị các văn bản, tài liệu, các dự án luật, nghị quyết, đề án trình Quốc hội.

Những việc làm sáng tạo, hiệu quả, nhẽ ra cần có sự động viên, khích lệ. Thế nhưng, những người bất đồng chính kiến với Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam lại phán bừa, rồi cáo buộc, thậm chí xuyên tạc sự thật, cho rằng Kỳ họp thứ 6 chia làm 2 đợt là ý muốn chủ quan của lãnh đạo Quốc hội, họ cần có thời gian để vận động bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ; không muốn mất điểm trước cử tri cả nước. Có người còn phán rằng: “lãnh đạo Quốc hội đang tạo đà, chạy đua vào chiếc ghế cao nhất trong đảng, làm trưởng đảng”…

Sự thâm sâu, cực kỳ nguy hiểm của họ là chọn thời gian, thời điểm “nóng”, “nhạy cảm” để thổi phồng những bức xúc, bất bình của một bộ phận cử tri; cho rằng tâm trạng chung của nhân dân đang chán ngán chế độ, con đường đi lên CNXH; đỗ lỗi cho Đảng “là toàn trị, độc quyền”. Từ đó, xuyên tạc, bóp méo bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Điều vô cùng nguy hiểm là sự chống phá của một số người đã từng là cán bộ, đảng viên, từng là đồng chí, đồng đội nhưng do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đã trở thành những người bất mãn với chế độ, vào hùa, a dua “ăn theo, nói leo” tòng phạm với những kẻ xấu; tự mình “bất nhất” khi phát ngôn về Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Hành vi vi phạm những điều đảng viên không được làm, trái với lương tâm, danh dự của một con người là tuyên truyền không công cho các thế lực thù địch, chống lại Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam.

Những người này đã làm ngơ, phớt lờ những điều tốt đẹp, có tính nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình sâu sắc trong xã hội ta; nhất là kết quả chung sức, đồng lòng xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh, được cử tri và nhân dân cả nước hoan nghênh, tin tưởng.

Hãy nhìn lại sẽ rõ, thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh các quyết sách của Quốc hội đề ra là hoàn toàn đúng đắn, các quyết sách ấy rất hợp lòng dân, trúng các nội dung trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hợp pháp, chính đáng; đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, sự kỳ vọng của nhân dân; được cử tri rất quan tâm và đồng tình, ủng hộ vì nó đã góp phần tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế – xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát…

Sự thật đã nói lên tất cả! Cử tri cả nước cần đề cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, hoạt động chống phá Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, cũng như sự chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta. Đây là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan chuyên trách và cử tri nước nhà để bảo vệ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta. Lẽ phải thuộc về chúng ta./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét