Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Lợi dụng lá bài “nhân quyền” - Điên cuồng chống phá Việt Nam


 Hoàng Thế Vinh

 

Những năm qua, một trong các yếu tố tạo nên uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế là việc Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quan điểm tiến bộ, tích cực về nhân quyền, đồng thời cố gắng tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng các quyền của mình và trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về nhân quyền không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải khi nào hoạt động này cũng nhận được sự hợp tác thiện chí từ một số quốc gia. Đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự giúp đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ xấu để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, nhất là các quốc gia có thể chế chính trị XHCN nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản. Với nhiều thủ đoạn và hình thức tinh vi, những thành phần bất mãn, cơ hội chính trị, tổ chức chống phá luôn triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ thần tượng, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ, triệt để khai thác các sự kiện chính trị, những vấn đề nhạy cảm để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Việt Nam. Đồng thời các hội, nhóm, tổ chức phi chính phủ nước ngoài không có thiện chí với Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố, ban hành một số nghị quyết, báo cáo… vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam; gắn viện trợ nhân đạo với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận…. Hậu thuẫn tổ chức phi chính phủ thông qua việc triển khai các dự án với những mỹ từ như “thúc đẩy”, “cải thiện nhân quyền”, khích lệ các đối tượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và số đối tượng chống đối trong nước gia tăng hoạt động. Nhiều tổ chức như Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AL), Freedom House (FH)… trong báo cáo hàng năm, một mặt thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực nhưng vẫn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Gần đây, RFA lại có bài viết: “UPR Việt Nam 2024: Thêm ba tổ chức nhân quyền yêu cầu Việt Nam phóng thích TNLT, sửa luật” được loan tải trên mạng xã hội. Theo RFA thì: “Nhân dịp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư của Việt Nam diễn ra vào tháng tư năm tới tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (Thuỵ Sĩ), tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền cùng hai tổ chức khác là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Hội Anh em Dân chủ đã gửi hai báo cáo chung cho cơ quan nhân quyền LHQ trong phần đóng góp của khối xã hội dân sự trong kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền Việt Nam kể từ kỳ kiểm định lần thứ ba (UPR3) năm 2019.” RFA dẫn lời tên Luật sư phản động Nguyễn Văn Đài, rằng: “Trong bản báo cáo này chúng tôi có viết một cách rất là tổng quát về Bộ luật Hình sự Việt Nam trong đó nêu bật những điều luật hết sức mơ hồ mà được coi như là công cụ của Nhà nước Cộng sản Việt Nam dùng để bảo vệ chế độ cũng như là bảo vệ Đảng Cộng sản chứ nó không phải mục đích là bảo vệ an ninh quốc gia như là họ thường rêu rao”. Cùng với đó là kêu gọi Việt Nam bãi bỏ những “điều luật hết sức mơ hồ” như điều 109, 116, 117 và 331 của Bộ luật Hình sự. Trước hết cần khẳng định, những cái gọi là “Người Bảo vệ Nhân quyền”. “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”, “Hội Anh em Dân chủ” là những tổ chức chống phá Việt Nam trong nhiều năm qua, đã nhiều lần bị các cơ quan chức năng và người dân Việt Nam vạch mặt, chỉ tên. Chính vì vậy những trò “báo cáo”, kiến nghị của những tổ chức này không có bất cứ một giá trị gì đối với Việt Nam và cũng vì thế những rêu rao của RFA là hoàn toàn vô ích, lạc lõng. Cũng cần nói thêm, RFA cũng chính là một cái loa to nhất để cổ súy cho những lá bài mang tên “nhân quyền” của các thế lực thù địch, các con buôn chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền chống phá Đảng, Nhà nước và sự yên bình của Nhân dân Việt Nam mà chúng ta đã thấy rõ trong nhiều năm qua. Nhân đây thấy cần phải vạch rõ chân dung, chân tướng một kẻ được gọi là “đồng sáng lập và hiện là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ” Nguyễn Văn Đài mà RFA luôn tâng bốc như là một trong những “lá cờ đầu đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam để thấy hết những luận điệu “tình trạng nhân quyền của Việt Nam, kêu gọi Nhà nước độc đảng ở Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm (TNLT) và sửa đổi, xây dựng luật theo hướng tôn trọng các quyền phổ quát của con người” của đám người này.

Nguyễn Văn Đài sinh năm 1969 tại thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Năm 1989 đi xuất khẩu lao động tại Đức, năm 1990 trở về Việt Nam và theo học tại Đại học Luật Hà Nội, sau khi tốt nghiệp, đáng ra Nguyễn Văn Đài phải ra sức cống hiến cho đất nước nhưng do suy thoái về chính trị, tư tưởng và bị các thế lực thù địch móc nối, lôi kéo Nguyễn Văn Đài đã trở thành đối tượng phản động chống đối với các hoạt động như:  Tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân (năm 2006); tham gia tổ chức Hội Anh em dân chủ (năm 2013); Năm 2007 bị kết án về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và năm 2018 về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; Viết nhiều tài liệu chống phá Việt Nam, như: “Quyền tự do thành lập đảng”, “Dân trí và dân chủ”, “Xã hội dân sự ở Việt Nam”; đồng thời, xây dựng mối quan hệ khăng khít với nhiều tổ chức chính trị đối lập ở trong và ngoài nước, như: đảng Việt Tân; Họp mặt Dân chủ; Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam… Năm 2018 tị nạn chính trị, sống lưu vong ở Đức và thường xuyên lợi dụng các sự kiện chính trị, các vụ việc xảy ra ở Việt Nam để tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống một cách trắng trợn để chống phá. Gần đây, lợi dụng vụ khủng bố chống chính quyền nhân dân xảy ra vào ngày 11/6/2023 tại tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Văn Đài đã lập tức lên “kênh truyền thông” do chính mình lập ra trên mạng xã hội để ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật bằng các luận điệu phản động, phi lý, không có căn cứ như: “Người thượng ở Tây Nguyên làm gì để chiến thắng độc tài, có được CÔNG LÝ, BÌNH ĐẲNG”; “Chân dung những kẻ cầm đầu vụ chấn động ở CưKuin, Đắk Lắk, Tây Nguyên”; “Tây Nguyên nổi dậy! Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ… toàn dân xuống đường! Độc Tài CSVN: Vong!”… Mục đích của Đài là nhằm kích động, gây mâu thuẫn, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vu khống Nhà nước ta không quan tâm đến đời sống của các dân tộc ở Tây Nguyên, Đài cho rằng vụ việc ở Đắk Lắk xảy ra là cuộc tập duyệt, cuộc nổi dậy của đồng bào Tây Nguyên khi không chịu được áp bức của chế độ Cộng sản. Không dừng lại ở đó, Đài tiếp tục lợi dụng vụ việc liên quan đến “Chuyến bay giải cứu” để lên mạng xã hội bình luận, tuyên truyền những luận điệu phi căn cứ, không có thật nhằm hướng lái cộng đồng mạng với mục đích chống phá Việt Nam như: “… xét xử vụ chuyến bay giải cứu chẳng qua là phân phối lại số tiền ăn cướp từ người dân của những quan chức đã thất thế cho những kẻ cướp đang nắm quyền lực”; …Nguyễn Pú Chọng thẳng tay phạt Hưng kịch khung tội lừa đảo là tù chung thân. Lúc này, Hưng đang ước VN có đa Đảng”…Nguyễn Văn Đài đã hết sức lộng ngôn và lẻo mép, bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn sự thật để lèo lái dư luận. Thật uổng phí và quá nhục nhã cho một kẻ “Ăn cháo đá bát”, “Vong ơn bội nghĩa” sinh ra lớn lên trên mảnh đất Việt Nam với hàng triệu các anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu và hi sinh anh dũng để đổi lại môi trường sống hòa bình, ổn định cho chính Nguyễn Văn Đài cũng như bao người dân khác. Nhưng, sẽ không có người dân Việt Nam nào ngây thơ đến nỗi bị một đối tượng phản động “mị dân”, “lừa bịp” tráo trở như Nguyễn Văn Đài với những luận điệu lạc lõng, vô vọng trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phấn đấu  trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Chúng ta tin tưởng rằng: Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hùng cường, thịnh vượng về mọi mặt, sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Bản chất Việt Tân qua góc nhìn vụ việc Thành Bưởi

 Dù tự xưng là những kênh truyền thông tôn trọng sự thật, các trang chống cộng vẫn không ngừng đưa tin về chính phủ Việt Nam một cách thiên lệch và đơm đặt. Chẳng hạn, trong nhiều trường hợp, họ sẵn sàng chính trị hoá các vụ việc hình sự đơn thuần, để gây ác cảm với chế độ và để câu tương tác.

Ta có thể tìm thấy một ví dụ tiêu biểu trong bài viết được đăng tải trên fanpage của  Việt Tân hôm 29/10/2023. Trong bài này, Việt Tân tuyên truyền rằng chính phủ Việt Nam đang “đánh hội đồng” nhà xe Thành Bưởi, khiến hãng này có nguy cơ phá sản; và vu rằng đây là một chiến dịch “đánh tư sản”. Nhưng những cáo buộc này của Việt Tân có dựa trên nền tảng sự thật?

Hiện nay, Việt Nam đang là một quốc gia áp dụng mô hình kinh tế thị trường, và ký hiệp định tương mại tự do với ngày một nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Kinh tế tư nhân là một trong những bộ phận của nền kinh tế được pháp luật bảo vệ, và đã chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam. Thậm chí, Nhà nước còn dành nhiều sự kiện để tôn vinh những doanh nghiệp tư nhân làm kinh tế giỏi, có nhiều cống hiến cho xã hội. Trong bối cảnh này, không thể có chuyện Việt Nam “đánh tư sản” như Việt Tân rêu rao một cách sai lệch.

Vậy chuyện gì đang xảy ra với nhà xe Thành Bưởi? Ngày 30/09, khi đang chạy trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Định Quán (Đồng Nai), một xe khách Thành Bưởi bất ngờ húc vào đuôi xe tải chạy cùng chiều rồi lao sang làn ngược lại, tông trực diện xe khách 16 chỗ, khiến 5 người tử vong. Sau vụ thai nạn thương tâm này, chiều 01/10, Cục Đường bộ Việt Nam có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM kiểm tra ngay việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đối với Công ty TNHH Thành Bưởi. Đợt kiểm tra đột xuất này là cần thiết, vì từ năm 2014, dư luận đã phản ánh việc xe Thành Bưởi gắn biển xe hợp đồng nhưng vẫn chạy theo tuyến, mà không hề bị các cơ quan quản lý kiểm tra, từ đó tạo ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng, làm lao đao các doanh nghiệp khác.

Kết quả kiểm tra cho thấy nhà xe Thành Bưởi vi phạm nhiều điều khoản của pháp luật, trong đó có những vi phạm trực tiếp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, và không thể được biện minh dù đứng từ góc nhìn của ý thức hệ nào đi nữa. Chẳng hạn, kết quả kiểm tra các tài xế của Thành Bưởi cho thấy hãng này đã nhiều lần vi phạm các giới hạn về thời gian lái xe liên tục (quá 4 giờ) và vi phạm thời gian lái xe làm việc trong ngày (quá 10 giờ). Trong nhiều trường hợp, lái xe của Thành Bưởi không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của người khác. Thành Bưởi cũng không thực hiện theo dõi khám sức khỏe định kỳ lái xe theo quy định; không cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của lái xe vào lý lịch hành nghề lái xe trong phần mềm nội bộ quản lý nhân sự.

Những biểu hiện vừa nêu của nhà xe Thành Bưởi đã xâm phạm đến quyền của người lao động, đồng thời gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Chúng có thể đã góp phần vào lý do gây ra vụ tai nạn khiến 5 người thiệt mạng hôm 30/09. Nếu Việt Tân thật sự bảo vệ quyền của người lao động và bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật như họ thường vỗ ngực tự xưng, lẽ ra họ nên lấy việc kiểm tra nhà xe Thành Bưởi là một điều hợp lý, nên làm. Phản ứng của họ cho thấy họ không hề tôn trọng những giá trị mà mình nhân danh, và thậm chí có thể chưa hề đọc đầy đủ thông tin về vụ việc – cái lỗi không bao giờ bị mắc phải bởi một trang truyền thông có trách nhiệm.

Cách hành xử của Việt Tân cũng cho thấy họ không có khả năng nhận thức bức tranh chính trị của Việt Nam và thế giới vào thời điểm hiện tại. Họ vẫn còn kẹt trong cái nhìn phiến diện của phương Tây thời chiến tranh lạnh, trong đó tư bản là tốt, cộng sản là xấu, mà không hề hiểu rằng quyền lợi của người lao động và xã hội xung quanh rất thường xuyên mâu thuẫn với lợi nhuận của tư sản. Họ cũng không đưa ra được lộ trình hoà bình nào để giải quyết các vấn đề của xã hội: thay vì chỉ ra những điều luật có thể đã gây phiền hà cho các doanh nghiệp như Thành Bưởi để vận động thay đổi chính sách, họ mặc định rằng mọi pháp luật “của cộng sản” là xấu, và cổ vũ việc vi phạm pháp luật, mà không ý thức được những hậu quả mà điều đó gây ra cho người dân. Mục đích thật của họ chỉ là trả thù, họ chỉ xem nhân quyền như một cái cớ.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2023

Lộng ngôn, nói càn

 Mới đây, Phạm Trần – kẻ lộng ngôn, thiếu hiểu biết về công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Đảng ta đang thực hiện, đã đăng trên trang “Thongluan” bài viết: “Những biểu hiện suy thoái trong nội bộ Đảng Cộng sảng Việt Nam”. Nội dung trong bài viết của Y tập trung đề cập đến công tác xây dựng, chính đốn Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII). Với lời lẽ xuyên tạc, giọng điệu hằn học, lộ rõ dã tâm thâm độc, xảo quyệt của kẻ cơ hội, phản động nhằm chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cuối bài viết Y đặt câu hỏi: Công tác tham nhũng và xây dựng đảng lúc nào cũng chỉ mới “tiến được một bước”. Vậy khi nào thì ông Nguyễn Phú Trọng mới cho dân biết đã tiến lên “bước thứ hai”?


       Cần khẳng định rõ: tham nhũng là một vấn nạn của mọi quốc gia trên thế giới, bất kể chế độ chính trị - xã hội nào, không riêng gì ở Việt Nam. Vậy nên, Phạm Trần nếu không biết thì hãy đi học và tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất của tham nhũng; đừng phán “bừa”, kẻo thiên hạ người ta “... vào mặt cho”!

Ở Việt Nam, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân gọi là cuộc chiến “chống giặc nội xâm”, bởi nó đe dọa sự tồn vong của chế độ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Và, việc đấu tranh chống tham nhũng đã và đang được thực hiện quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể họ là ai, đã và đang đảm nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương nhiệm, từ Trung ương đến địa phương,… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị.

Tre Việt xin nêu kết quả thực tế trong cuộc đấu tranh “chống giặc nội xâm” của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời gian qua để Phạm Trần chống mắt, dỏng tai biết sự thật. Số liệu tổng kết 10 năm (2012 - 2022) công tác phòng, chống tham nhũng đã xử lý: kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm tra kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế cũng được tiến hành một cách kiên quyết, không khoan nhượng. Trong 10 năm (2012-2022), các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can; xét sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo về tội tham nhũng. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, khởi tố, điều tra 4.200 vụ/7.572 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 455 vụ/1054 bị can về tội tham nhũng. Trong đó, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân như các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm Đăng kiểm một số địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan; các vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC và các đơn vị liên quan, v.v.

Những nỗ lực, sự quyết tâm mạnh mẽ, kết quả trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam được quốc tế ghi nhận. Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg, nhận xét: “Chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu, tình hình tham nhũng đang thay đổi và công tác phòng, chống tham nhũng cũng đang thay đổi,…” Gần đây, ngày 31/01/2023, Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2022, Việt Nam đạt 42/100 điểm, xếp hạng 77/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 3 điểm và 10 bậc so với khảo sát năm 2021 và tăng 6 điểm, 27 bậc so với năm 2020.

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.

Sự thực trên, không chỉ khẳng định sự đúng đắn trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, mà còn khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. Đồng thời, tự nó bác bỏ giọng điệu lộng ngôn, xuyên tạc, nói càn, lố bịch của Phạm Trần./.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV: Câu chuyện đằng sau cần phải vạch trần

 


1. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã khai mạc ngày 23-10 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp cuối năm, đồng thời là kỳ họp giữa nhiệm kỳ. Quốc hội sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn với nhiều nội dung quan trọng, yêu cầu cao về chất lượng, khẩn trương về tiến độ thời gian để hoàn hành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ.

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, đó là: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu vực quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Cùng với đó, Quốc hội còn xem xét thông qua 01 dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về 8 dự án Luật, đó là: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp Quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sủa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và các vấn đề về kinh tế – xã hội; ngân sách nhà nước năm 2023 và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024 và nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đé “quốc kế, dân sinh”.

Đặc biệt là tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn.

Giống như kỳ học lần thứ 5, kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 khóa XV được tổ chức thành 2 đợt; đợt 1 là 15 ngày, từ 23-10 đến 10-11; đợt 2 là 7 ngày, từ 20-28 tháng 11. Như vậy, thời gian cả kỳ họp là 22 ngày để giải quyết một khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến các vấn đề chiến lược về “quốc kế, dân sinh”, tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và các năm tiếp theo.

Việc tổ chức Kỳ họp lần này là chia làm 2 đợt nối tiếp nhau (giống như Kỳ họp thứ 5) là cách làm khoa học, có nhiều điểm mới, rát sáng tạo. Quốc hội cần có thời gian nghỉ giữa kỳ họp để các cơ quan chức năng của Quốc hội, Chính phủ tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trước khi Quốc hội thông qua để ban hành. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu kiêm nhiệm có thời gian xử lý các công việc cần kíp của cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Thế nhưng, một số người có quan điểm đối lập với Đảng và Quốc hội nước ta, đã nhìn nhận lệch lạc, lầm lẫn về điều ấy. Họ đã cố tình xuyên tạc sự thật; đi ngược lại lợi ích chính đáng của cử tri và nhân dân cả nước; vào hùa với nhau, viết tin, bài, dàn dựng các video clip, tổ chức các cuộc phỏng vấn, trả lời phỏng vấn, bình luận với nội dung xấu, độc tán phát lên mạng xã hội, triệt để khai thác các phương tiện thông tin, đáng kể là RFA, RFI, BBC, YOUTUBE, ZALO… nhằm thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm của công tác xây dựng luật pháp, xuyên tạc vị thế, vai trò của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Một số người đã đồn thổi, tung tin sai trái khi cho rằng, “Quốc hội đang cải lùi”, “phải chia Kỳ họp thứ 6 làm 2 đợt vì cần có thời gian đối phó với cử tri; mặt khác, do công tác chuẩn bị chậm chễ”. Điều cáo buộc trắng trợn của họ là “44 đại biểu được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lần này cần thời gian để vận động hành lang để lấy phiếu tín nhiệm cao”. Từ chuyện nọ, họ nói sọ sang chuyên kia, cho rằng, “Quốc hội họp hành liên miên”, “gây tốn kém hàng chục tỷ đồng tiền thuế của dân, lãng phí thời gian, công sức của các đại biểu Quốc hội và bộ máy phục vụ”, họp Quốc hội “chỉ bàn việc đấu đá, châm chích nhau”, “không chăm lo phát triển kinh tế – xã hội”, củng cố quốc phòng, an ninh, v.v..

Chúng ta không lạ gì các chiêu trò xảo trá, hạ thất uy tín, vai trò, uy tín của Quốc hội; chia rẽ Quốc hội với Đảng, Chính phủ; ly tán đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân. Âm mưu thâm độc của họ là mượn cái cớ Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để bài xích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ta; cho rằng “Nghị quyết của Đảng đặt lên trên luật pháp”, “Đảng đoàn Quốc hội không có vai trò gì”, “Quốc hội là nơi hợp lý hóa các Nghị quyết của Đảng”; còn đại biểu Quốc hội phần lớn là “nghị gật”, “thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý, thứ ba ra về”…

2. Những luận điệu trên là sai trái, đầy tính hận thù, phản động; đã và đang gây tác động tiêu cực đến người dân bởi các chiêu trò “giương đông, kích tây”, “châm chính, kích động nổi loạn lòng người” nhằm “chọc gậy bánh xe”, “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, cản trở công việc của đại biểu dân cử, tạo ra các dư luận thiếu lành mạnh trong xã hội về Quốc hội Việt Nam.

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp cao nhất trong hệ thống chính trị, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước ta; công dân không ai được phép mang các câu chuyện của Quốc hội ra bàn phím mua vui, hoặc thêu dệt, đơm đặt, xuyên tạc chuyện này, chuyện khác. Việc Quốc hội tổ chức Kỳ họp thứ 6 khóa XV thành 2 đợt như đã được thông báo là điều cần thiết, rất “hợp ý Đảng – lòng dân”, phản ánh đúng nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của tuyệt đại đa số cử tri; có lợi cho việc hoạch định các chính sách; phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

Ai đó chỉ vì lợi ích cá nhân mà cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật; tuyên truyền sai trái về bản chất kỳ họp của Quốc hội là trái với đạo lý và pháp lý của Việt Nam, cần phải lên án, vạch mặt. Việc làm thiếu ý thức này là chiêu trò “mượn gió bẻ măng” để thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và chế độ ta, là một âm mưu với sự cố ý nhằm mục đích xấu xa chống phá Đảng, Nhà nước.

Giống như Kỳ họp thứ 5, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV được tổ chức rất linh hoạt, mềm dẻo với sự uyển chuyển, nhịp nhàng, hiệu quả cao từng công việc. Với tinh thần đổi mới sáng tạo, chủ động “từ sớm, từ xa”, các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đã tính trước, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, ăn khớp trong quá trình kết nối, tương tác, chuẩn bị các văn bản, tài liệu, các dự án luật, nghị quyết, đề án trình Quốc hội.

Những việc làm sáng tạo, hiệu quả, nhẽ ra cần có sự động viên, khích lệ. Thế nhưng, những người bất đồng chính kiến với Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam lại phán bừa, rồi cáo buộc, thậm chí xuyên tạc sự thật, cho rằng Kỳ họp thứ 6 chia làm 2 đợt là ý muốn chủ quan của lãnh đạo Quốc hội, họ cần có thời gian để vận động bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ; không muốn mất điểm trước cử tri cả nước. Có người còn phán rằng: “lãnh đạo Quốc hội đang tạo đà, chạy đua vào chiếc ghế cao nhất trong đảng, làm trưởng đảng”…

Sự thâm sâu, cực kỳ nguy hiểm của họ là chọn thời gian, thời điểm “nóng”, “nhạy cảm” để thổi phồng những bức xúc, bất bình của một bộ phận cử tri; cho rằng tâm trạng chung của nhân dân đang chán ngán chế độ, con đường đi lên CNXH; đỗ lỗi cho Đảng “là toàn trị, độc quyền”. Từ đó, xuyên tạc, bóp méo bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Điều vô cùng nguy hiểm là sự chống phá của một số người đã từng là cán bộ, đảng viên, từng là đồng chí, đồng đội nhưng do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đã trở thành những người bất mãn với chế độ, vào hùa, a dua “ăn theo, nói leo” tòng phạm với những kẻ xấu; tự mình “bất nhất” khi phát ngôn về Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Hành vi vi phạm những điều đảng viên không được làm, trái với lương tâm, danh dự của một con người là tuyên truyền không công cho các thế lực thù địch, chống lại Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam.

Những người này đã làm ngơ, phớt lờ những điều tốt đẹp, có tính nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình sâu sắc trong xã hội ta; nhất là kết quả chung sức, đồng lòng xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh, được cử tri và nhân dân cả nước hoan nghênh, tin tưởng.

Hãy nhìn lại sẽ rõ, thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh các quyết sách của Quốc hội đề ra là hoàn toàn đúng đắn, các quyết sách ấy rất hợp lòng dân, trúng các nội dung trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hợp pháp, chính đáng; đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, sự kỳ vọng của nhân dân; được cử tri rất quan tâm và đồng tình, ủng hộ vì nó đã góp phần tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế – xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát…

Sự thật đã nói lên tất cả! Cử tri cả nước cần đề cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, hoạt động chống phá Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, cũng như sự chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta. Đây là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan chuyên trách và cử tri nước nhà để bảo vệ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta. Lẽ phải thuộc về chúng ta./.

 

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Bản chất cái gọi là "thoáng suy tư" của Lê Nguyễn

 Vừa qua, trên trang “Baoquocdan”, Lê Nguyễn đã đăng tải bài viết: “Thoáng suy tư về chuyện quốc phòng”; trong bài viết Y không chỉ tìm mọi cách phủ nhận đường lối quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta mà còn xuyên tạc khi cho rằng “tư duy xây dựng bộ máy quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng sức mạnh quốc phòng là việc không phù hợp”! Theo Y, để tăng cường sức mạnh quốc phòng thì cần phải “quên hẳn tư duy trang bị vũ khí, chạy đua vũ trang”. Đây là, quan điểm sai trái, không thể chấp nhận được, bởi, mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Việt Nam là tự vệ chính đáng và những chủ trương, phương châm quốc phòng của Việt Nam đã thể hiện rõ bản chất là yêu hòa bình, vì hòa bình, chiến đấu để bảo vệ hòa bình.


Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta luôn coi trọng việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng rất nhiều các biện pháp. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là tổng thể các hoạt động của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, hệ thống chính trị và toàn dân trong việc tích cực chuẩn bị mọi mặt từ trước, ngay trong thời bình để ngăn ngừa, xử lý, đẩy lùi, triệt tiêu các nhân tố có thể phát triển thành các nguy cơ, thách thức đe dọa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, sự ổn định chế độ, lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không để đất nước bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Muốn đạt được mục tiêu này, cùng với các nhân tố khác thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có sức mạnh quốc phòng.

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: sức mạnh quân sự của một quốc gia bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ với sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, không thể tách rời. Lịch sử chiến tranh của Việt Nam đã khẳng định, chính việc phát huy sức mạnh nội lực, tự lực, tự cường mới là yếu tố quyết định tạo ra nguồn sức mạnh to lớn nhất, vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược và tay sai trong thế kỷ XX đã khẳng định: nhân dân ta giành được thắng lợi to lớn chính là nhờ thực hiện đường lối quân sự độc lập, tự chủ, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang. Ngày nay, Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy và luôn sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược nếu xảy ra chính là để bảo vệ nền độc lập, tự do - thành quả của cuộc cách mạng mà nhân dân ta hy sinh biết bao xương máu mới có được. Vì vậy, công cuộc giữ nước phải bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Theo đó, nhiệm vụ quốc phòng là: củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.

Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và của nhân dân, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước. Kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đây là quan điểm, đường lối thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đó cũng chính là hiện thực hóa mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời bình mà không phải tiến hành chiến tranh, đó là thượng sách bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, thủ đoạn bày đặt “thoáng suy tư” về “chuyện quốc phòng” để xuyên tạc của Lê Nguyễn cần phải bị vạch mặt và đấu tranh bác bỏ./.

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

Việt Nam Hùng Cường!

 Lợi dụng sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Trung Quốc vừa qua, một số trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức phản động, cơ hội chính trị phát tán nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc mối quan hệ giữa hai nước cho rằng Việt Nam chịu sự chi phối của Trung Quốc; kích động chia rẽ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước: Trung Quốc, Nga, Mỹ, v.v. Đây là những luận điệu phi lý cần đấu tranh, lên án.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các trưởng đoàn
tham dự diễn đàn (Ảnh: TTXVN)

Trước hết, phải khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, vì hòa bình, phát triển ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới (có cả 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc); trong đó, có 33 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; 05 nước là đối tác chiến lược toàn diện (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ).

Sự kiện Chủ tịch nước tham dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Trung Quốc vừa qua là sự cụ thể hóa, tiếp tục khẳng định quan điểm, đường lối đối ngoại của nước ta với cộng đồng quốc tế. Chuyến đi lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương. Trên bình diện đa phương, trong bối cảnh các nước mong muốn tăng cường các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, vì vậy sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và sự chủ động tích cực trong việc tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Trên bình diện song phương, đây là hoạt động đối ngoại cấp cao trong năm, kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, duy trì mối quan hệ và tạo ra những cơ hội hợp tác mới, đưa quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững hơn trong thời gian tới.

            Thông qua việc tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đất nước. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 175,57 tỉ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỉ USD, trong khi nhập khẩu 117,87 tỉ USD. Đến hết tháng 8/2023, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 105,45 tỉ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 36,61 tỉ USD, tăng 2,35% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trước đó, trong tháng 9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm, làm việc tại Mỹ ngay sau khi Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam để tăng cường, phát triển mối quan hệ, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư, tạo sự phát triển bứt phá cho nền kinh tế đất nước. Bởi, Mỹ là một trong những đối tác chiến lược toàn diện, là thị trường lớn của Việt Nam trong thời gian qua. Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỉ USD lần đầu vào năm 2021 (đạt 111,55 tỉ USD); trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 96,27 tỉ USD và nhập khẩu đạt 15,28 tỉ USD. Năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn có sự tăng trưởng với quy mô kim ngạch đạt gần 124 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 80,5 tỉ USD, Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam.

Thực tế trên cho thấy, thông qua việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Các chuyến công tác, làm việc tại nước ngoài của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành,… đều vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì sự phát triển đất nước hùng cường. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam thực hiện quan hệ bình đẳng với tất cả các nước, kể cả các nước lớn, bảo đảm cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, cùng phát triển và không chịu sự chi phối của bất kỳ quốc gia nào, thế lực nào khác.

Sự xuyên tạc, suy diễn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là vô căn cứ. Chúng sẽ không đạt được mục đích gì trước sự nhất quán, đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo trong đường lối đối ngoại của Việt Nam./.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

"Tự do tôn giáo" của VNTB - Không ai tin nữa đâu!

 Ngày 22/10, trang Việt Nam Thời Báo đăng bài: Quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam bị dựng “hàng rào thủ tục”, nhằm công kích nội dung trong “Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của công dân, khi quy chụp: “Với ràng buộc về mặt thủ tục bằng các điều luật được xác định rõ về khuôn phép của “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam, cho thấy tính độc lập ở những tổ chức tôn giáo gần như là điều không thể”.

Chúng ta đã biết, mới đây, ngày 09/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt “Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. Đây là tài liệu chính thống, kịp thời cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo ở Việt Nam và những thành tựu, cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; một trong những công cụ chuyển tải thông tin trung thực tới các nước, các tổ chức quốc tế quan tâm đến lĩnh vực nhân quyền, tôn giáo, làm cơ sở tham chiếu, chứng minh cho nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó, khẳng định quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được khẳng định tại Hiến pháp (năm 2013) và được cụ thể hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016). Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng phong phú; số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng được đảm bảo tốt hơn: đến cuối năm 2022 Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với 26,7 triệu tín đồ, 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Nhiều lễ hội lớn trong các tôn giáo được tổ chức, thu hút hàng vạn tín đồ và nhân dân tham dự. Các hoạt động thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; sửa đổi hiến chương, điều lệ; đăng ký chương trình hoạt động hàng năm; xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang cơ sở thờ tự,... của các tôn giáo cũng được tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, v.v. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực vào đời sống tinh thần của toàn xã hội. Điều đó minh chứng cho chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại; tạo được lòng tin của chức sắc, tín đồ vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, khơi dậy những đóng góp tích cực của các tôn giáo vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đến nay, Việt Nam đã hai lần được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc các nhiệm kỳ 2014 - 2016 và 2023 - 2025 là minh chứng thực tế sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và đó cũng chính là minh chứng thuyết phục nhất, đanh thép bác bỏ những luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, chống đối luôn tìm cách quy chụp phiến diện, phủ nhận, xuyên tạc một cách lố bịch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.

Cũng cần khẳng định rằng, tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo luôn là phương tiện và công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng, mang đầy dã tâm chính trị hòng chống phá Đảng, Nhà nước và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân ta. Do đó, mọi tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật. Đây không phải là “hàng rào thủ tục” mà là quy định bắt buộc để giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, cũng là cách duy nhất để bảo vệ người dân. Vì thế, những luận điệu “cũ rích” của Việt Nam Thời Báo về “tự do tôn giáo” sẽ chẳng lừa bịp được ai./.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

"Lo Bò Trắng Răng" - Con bài mõm Việt Tân

 Ngày 19/10, trên facebook Việt Tân đăng status “Bài học nhãn tiền của Sri Lanka liệu Võ Văn Thưởng có biết. Hay biết mà vẫn nhắm mắt để đi theo Tập Cận Bình?”. Đây là luận điệu thể hiện thái độ vừa “xấc xược”, vừa “lo bò trắng răng” của Việt Tân nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, cũng như hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới. Qua đó, kích động, chia rẽ mối quan hệ truyền thống láng giềng hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (hàng đầu, thứ ba từ phải sang)
chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo dự BRF lần thứ ba.
 (Nguồn: TTXVN).

          Chúng ta đều biết, sáng kiến “Vành đai và Con đường” là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây một thập kỷ nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải. Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) lần thứ 3 khai mạc tại Trung Quốc với sự tham dự của đại diện hơn 140 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế. Sự kiện lần này sẽ đánh giá những thành tựu mà sáng kiến đã đạt được đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của bối cảnh kinh tế thế giới hiện tại. Đến nay, sáng kiến này đã thu hút sự tham gia của hơn 150 nước, tức hơn 3/4 quốc gia trên thế giới và hơn 30 tổ chức quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác trải dài từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ và thậm chí cả hợp tác trong lĩnh vực hàng hải và không gian vũ trụ. Tính đến cuối năm 2021, GDP của hơn 150 quốc gia ký thỏa thuận BRI với Trung Quốc là 20,03 nghìn tỉ USD, chiếm 23% GDP toàn cầu. Tổng dân số 3,68 tỉ người, chiếm 47% tổng dân số thế giới.

Đây là chuyến công tác Trung Quốc và cũng là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới. Đây cũng là BRF lần đầu tiên sau một giai đoạn dài gián đoạn do dịch bệnh nên được Trung Quốc và các nước hết sức coi trọng và quan tâm. Chính vì thế nên sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Diễn đàn lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương.

Trên bình diện đa phương, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, các nước mong muốn tăng cường các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và sự chủ động tích cực trong việc tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nhà lãnh đạo và đại diện của hơn 140 quốc gia và các tổ chức quốc tế trao đổi về những nội dung và chủ đề quan trọng được coi là động lực mới của quá trình phục hồi kinh tế mỗi nước cũng như của nền kinh tế toàn cầu, như: chuyền đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo số, nông nghiệp hiện đại, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp, v.v.

Trên bình diện song phương, chuyến công tác lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được lãnh đạo hai nước hết sức coi trọng. Đây là hoạt động đối ngoại cấp cao trong năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Trung Quốc. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, duy trì đà quan hệ cũng như tạo ra những cơ hội hợp tác mới, đặc biệt sau rất nhiều các hoạt động cấp cao giữa hai nước nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022). Qua đó góp phần đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và toàn cầu hóa có biểu hiện chững lại, sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại BRF lần thứ 3 sẽ góp phần củng cố xu thế tăng cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt khi Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn. Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nước trao đổi và thảo luận những nội dung phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam, như: tăng trưởng xanh, kinh tế số, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chống tham nhũng và bảo đảm liêm chính trong quá trình hợp tác kinh tế,… qua đó tranh thủ những nguồn lực và mở rộng hợp tác kinh tế. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc cũng như các lãnh đạo quốc tế khác tham dự hội nghị sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho Việt Nam.

Đặc biệt là với Trung Quốc, hai bên sẽ trao đổi tiếp tục các biện pháp tăng cường giao lưu cấp cao và các cấp; thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững, cân bằng hơn trong thời gian tới; tăng cường hợp tác liên kết về hạ tầng, đặc biệt trong khuôn khổ các kết nối “Hai Hành lang, một Vành đai” và “Một Vành đai, một Con đường”, cũng sẽ tạo ra những định hướng hợp tác hết sức quan trọng cho các bộ, ngành, địa phương Việt Nam cùng phối hợp với các đối tác Trung Quốc để tiếp tục đưa quan hệ hai nước vào một giai đoạn mới với độ tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thực chất hơn, nền tảng xã hội củng cố hơn và bất đồng được giải quyết tốt hơn.

Đây là động lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Vì thế, những luận điệu của Việt Tân chỉ là “lo bò trắng răng”./.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2023

Chết cười cái thói "Mõ" của V.O.A Tiếng Việt

 Ngày 16/10, VOA Tiếng Việt, đăng bài: “Các tổ chức quốc tế đệ trình vi phạm của Việt Nam lên Liên hợp quốc cho kỳ kiểm điểm nhân quyền sắp tới”. Trong bài viết, VOA lu loa rằng: theo sau tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế - Human Rights Watch (HRW), các tổ chức quốc tế khác, như:  Ủy hội Luật gia Quốc tế (ICJ) Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Ủy ban Quyền làm người Việt Nam (VCHR) cũng đệ trình những điều mà họ cho là vi phạm về nhân quyền của Hà Nội lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) trước phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR của Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, vào năm tới. Họ cùng tấu rằng: “tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi nghiêm trọng kể từ đợt UPR lần cuối vào tháng 01/2019”(!). Thực chất của các luận điệu này chỉ là chiêu trò đã cũ rích của các tổ chức mượn danh “nhân quyền” để  xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền. Nhưng thực tiễn đã minh chứng, dù họ có giở luận điệu, chiêu trò gì đi chăng nữa thì cũng không thể xuyên tạc được những thành thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam.

Cần khẳng định rằng: tôn trọng, bảo đảm quyền con người là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; điều đó, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế, coi đây là yếu tố then chốt trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.

Ở Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về dân sự, chính trị được bảo đảm, bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật; được thực hiện minh bạch trong thực tiễn. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; mọi công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, nếu đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Các quyền con người, quyền công dân về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng ngày càng được bảo đảm tốt hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Thu nhập (GDP) bình quân đầu người trong năm 2022 đã đạt 4.110 USD; nhờ đó, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Tiến bộ và công bằng xã hội đạt nhiều kết quả ấn tượng. Các vấn đề an sinh xã hội luôn được quan tâm chăm lo, ngay cả lúc nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hay của đại dịch Covid-19 và Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng, được quốc tế ghi nhận.

Cùng với các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nói trên, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện quyền con người, quyền công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với 26,7 triệu tín đồ, 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Số người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí là hơn 41.000 người, với 19.356 người đã được cấp thẻ nhà báo. Cùng với các cơ quan báo chí trong nước, nhiều hãng truyền thông, thông tấn quốc tế đã có mặt tại Việt Nam. Số người dùng internet ở Việt Nam lên đến 72,1 triệu người, chiếm khoảng 73,2% dân số cả nước; đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 6 trong 35 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận còn có những hạn chế nhất định, nhưng việc Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và tiếp tục được tín nhiệm giữ vai trò này trong nhiệm kỳ 2023 – 2025, v.v. Những thành tựu cơ bản trong bảo đảm và phát triển quyền con người ở Việt Nam nêu trên là thực tiễn sinh động nhất, bác bỏ hoàn toàn các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chống phá thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam. Đồng thời là minh chứng xác đáng phản bác thói “lu loa” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam của VOA Tiếng Việt./.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

Cái nhìn thiếu khách quan, phiến diện một phầnlà sơ hở để các quan điểm sai trái, thù địch sinh sôi, phát triển



Thanh Tùng

Nhiều khi nói đến đại dịch Covid-19  ở Việt Nam, không ít người chỉ hay nhắc đến vụ Việt Á, vụ các chuyến bay giải cứu và hơn 43 nghìn người tử vong do đại dịch.

Phải nói ngay đó là một cách nhìn nhận thiếu toàn diện, thiếu khách quan, phản ảnh không chính xác kết quả phòng, chống đại dịch Covid ở Việt Nam trong thời gian qua. Cách nhìn nhận như vậy dễ bị các thế lực xấu lợi dụng xuyên tạc, phủ nhận hoàn toàn những thành công của Việt Nam trong việc khống chế Covid, kích động dư luận nhằm làm suy giảm lòng tin của người dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội, ảnh hưởng không tốt đối với sự ổn định và phát triển đất nước.

Để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá liên quan đến đại dịch Covid ở Việt Nam cần có những thông tin, đánh giá khách quan, toàn diện, chính thống của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong nước và quốc tế. Những thông tin, đánh giá như vậy đã được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra sáng ngày 29-10-2023 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với sự tham gia của các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện và tổ chức y tế quốc tế tại Việt Nam.

Đúng là trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 Việt Nam đã trải qua những thời gian vô cùng khó khăn trong tình huống dịch bệnh chưa có tiền lệ, không dự báo được tình hình, khả năng lây lan rất nhanh và độc lực mạnh của vi-rút cũng như hậu quả của việc nhiễm bệnh. Không có vắc-xin, thậm chí có tiền cũng không mua được vắc-xin, thiếu kit xét nghiệm, hệ thống y tế không thể đáp ứng trong điều kiện khẩn cấp do đại dịch gây ra, các hoạt động sản xuất bị đình trệ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi số người bị nhiễm và số ca tử vong tăng nhanh hàng ngày, gây ra những lo ngại lớn trong xã hội.

Tuy nhiên, Việt Nam đã vượt qua tất cả với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng, chung tay góp sức của người dân, doanh nghiệp; sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế và điều quan trọng là sự đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng. Việt Nam đã kiểm soát thành công đại dịch, đưa đất nước về trạng thái bình thường mới, từng bước phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội và trở thành một trong những nước “đi sau nhưng về trước” về phòng chống dịch, mở cửa các hoạt động kinh tế xã hội trong nước từ 11-10-2021 và mở cửa với quốc tế từ 15-3-2022.

Có một chi tiết liên quan đến số ca nhiễm và  tử vong ở Việt Nam do Covid cần phải nói rõ đó là tuy Việt Nam có tổng số 11.624.080 ca bị nhiễm Covid, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng nếu tính ti lệ số ca nhiễm/ 1 triệu dân thì Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Còn về số ca tử vong/1 triệu dân thì Việt Nam đứng thứ 141/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng xếp hạng trên cho thấy số người bị nhiễm và số ca tử vong do Covid ở Việt Nam không hề lớn như nhiều người lầm tưởng.

Những thành công của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 được tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, thay mặt cho các tổ chức quốc tế phát biểu tại hội nghị, đánh giá cao. Bà khẳng định, Việt Nam đã ứng phó rất quyết liệt và hiệu quả để đẩy lùi đại dịch Covid. Nhờ có sự tham gia nhiệt tình của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ nhân viên y tế tận tâm và trình độ cao, với vai trò quan trọng của chính phủ, Việt Nam đã phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhất trong khu vực. Cách thức ứng phó với đại dịch Covid-19 của Việt Nam đã trở thành hình mẫu tham khảo cho nhiều quốc gia trên nhiều phương diện.

Tuy những thành công của Việt Nam trong việc khống chế đại dịch Covid đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một số vụ việc tiêu cực diễn ra trong thời gian đại dịch, đặc biệt là vụ Việt Á và vụ các chuyến bay giải cứu, nhưng những điều đó không thể làm lu mờ hoặc làm cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về những thành công chung của đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch Covid. Hình ảnh của những bác sĩ, nhân viên y tế quên mình cứu chữa bệnh nhân, của những chiến sĩ quân đội, công an nhân dân ngày đêm bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, của những cán bộ tại địa bàn dân cư đi “từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm tình hình dịch bệnh… sẽ mãi mãi là những hình ảnh đẹp trong lòng mọi người dân, là biểu hiện cho sức mạnh của hệ thống chính trị, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần tương thân tương ái và những truyền thống tốt đẹp khác của người Việt Nam.

Bởi thế, việc các thế lực chống phá tiếp tục thông tin một chiều, thiếu khách quan về cái mà chúng gọi là “thất bại” của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 không thể nào đứng vững trước sự thật rõ ràng và những đánh giá khách quan của cộng đồng quốc tế về những thành công của Việt Nam trong thời gian qua./.