Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Xin đừng bịa chuyện

 

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản số 944/SGDĐT-QLT về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023. Đối với học sinh Hà Nội thì đây là một kỳ thi cam go và đầy khó khăn, thử thách, là một thành công lớn khi học sinh được ghi tên vào một trường công lập trên địa bàn Hà Nội đối với nhiều học sinh tốt nghiệp THCS, đôi khi kể cả học sinh khá, giỏi nếu đăng ký nguyện vọng không phù hợp cũng sẽ thất bại, vì vậy mấy hôm nay trên mạng xã hội đang xôn xao về nhiều vấn đề liên quan đến kỳ thi sắp tới, trên trang Baotiengdan.com có đăng bài “Có hay không chuyện động trời trong giáo dục” của Thái Hạo. Mở đầu Thái Hạo viết: “Một phụ huynh mới chuyển cho tôi cuộc nói chuyện của nhóm cha mẹ có con đang học ở Hà Nội, với nội dung không thể tin vào mắt mình: nhà trường yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không thật tốt phải chuyển trường (về các trường tư) hoặc làm cam kết không thi vào lớp 10”. Câu chuyện trên thực sự theo giáo viên THCS một số trường cho rằng thông tin lan truyền trên mạng “chỉ có một phần sự thật”. Vì không có chuyện ‘tư vấn’ cho hàng loạt học sinh từ mức khá trở xuống, những trường hợp được ‘tư vấn’ học nghề không nhiều. Vì việc tư vấn hướng nghiệp nhằm mục tiêu phân luồng sau THCS được xem là nhiệm vụ của các trường THCS. Nhưng mỗi trường, mỗi giáo viên phụ trách lớp 9 sẽ có cách làm khác nhau, thậm chí là rất khác. Nhìn chung, mỗi lớp trong các trường đều có khoảng 1-3 học sinh thuộc diện mất nền tảng kiến thức, không chăm, đến thuộc một đoạn thơ có khi cũng khó. Những trường hợp như thế thì đúng là khó thi đỗ lớp 10. Thiết nghĩ việc giáo viên Chủ nhiệm tư vấn cho phụ huynh và học sinh những hướng đi khả thi hơn cũng thấy không có gì sai. Ở đây chỉ là cách làm của giáo viên như thế nào. Việc nhận xét tiêu cực trực diện với học sinh khiến trẻ bị tự ti, thậm chí sốc. Những vụ trẻ bị sang chấn tâm lý, thậm chí tự tử có thể xảy ra cũng từ những hành xử vô tình này. 

Nâng cao quan điểm lên thì đó là vấn đề động trời, cái mặt trái khó chấp nhận trong trường học, nhìn thấu đáo vấn đề thì việc giúp phụ huynh đang lúng túng vì việc chọn hướng đi cho con sao cho an toàn, chắc chắn và phù hợp với năng lực của từng học sinh là tích cực và rất tốt. Đây là cái nhìn thiển cận, thiếu khách quan và không thể toàn diện, chỉ vì câu chuyện nhỏ có thể không đúng của cá nhân mà tác giả đánh giá, nhận định về bệnh thành tích của cả ngành giáo dục, cả hệ thống giáo dục và toàn bộ các vấn đề khác của Việt Nam, Thái Hạo bịa chuyện, coi đó là vấn đề động trời. Hiện tại hà Nội đang xác minh, xem thực hư câu chuyện thế nào, đúng bao nhiêu phần trăm, nếu ai, trường nào vi phạm, trường nào bắt ký cam kết sẽ bị xử lý. Thực tế, hiện nay còn biết bao nhiêu người thầy với trái tim cháy bỏng vì đam mê với nghề trồng người, yêu trẻ, yêu trường và ngày đêm cống hiến sức của mình cho học trò thân yêu, cho sự vững mạnh của trường lớp, rộng hơn là cho sự nghiệp giáo dục và sự hùng mạnh của quốc gia.

Thái Hạo nói: “Quyền được học tập là quyền hiến định của trẻ em, được luật pháp VN và Công ước quốc tế về quyền trẻ em của LHQ ghi nhận và bảo vệ. Không lẽ lại có cái chuyện tày đình vô pháp này diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật ngay giữa lòng Hà Nội?! Đó là chưa nói tới việc, giáo dục là sứ mạng duy nhất của các trường học, nếu cứ học sinh nào học yếu thì tìm cách đuổi đi để giữ thành tích mà báo cáo cho đẹp thì những nhà trường ấy đến mặt đất này để làm gì”. Đúng vậy, quyền học tập là Quyền hiến định, tại Điều 39, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Học tập là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Học tập không những mang lại kiến thức về khoa học – kỹ thuật mà còn là tiền đề giúp mỗi người có hiểu biết về đời sống văn hóa, cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội, về đất nước, về tự nhiên, xã hội, về thế giới đang sống. Học tập sẽ giúp con người có tri thức, có văn hóa, có tương lai, công dân có ích cho gia đình, Tổ quốc. Quyền và nghĩa vụ học tập là một trong các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức khác nhau: học tập trung, học không tập trung, học chính quy, học không chính quy tại chức, chuyên tu, bổ túc, học ban ngày hoặc học buổi tối. Nhà nước có các chủ trương, biện pháp thích hợp để thực hiện nguyên tắc ai cũng được học hành. Vì vậy, ở nước ta, mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, từ bậc tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học, có thể học bất kì ngành nghề nào, bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.

Mọi công dân trong độ tuổi quy định đều có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Điều đó có nghĩa là, trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải học, trước hết là học xong chương trình tiểu học, thực hiện phổ cập trung học cơ sở.

Luật Giáo dục có quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Theo đó, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Câu chuyện phản ánh trên mạng tôi tin sẽ được làm rõ, con sâu nào của ngành giáo dục không đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và đưa ra những quy định không phù hợp, không có lợi cho học sinh sẽ bị loại bỏ, xử lý đúng pháp luật, chuyện động trời của Thái Hạo nói đến sẽ là chuyện nhỏ, được giải quyết dứt điểm để bước vào kỳ thi một cách nghiêm túc, đúng nguyện vọng và phù hợp với năng lực của từng học sinh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét