Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

Nguyễn Văn Đài - Khi đã là đồ bỏ đi

 


Đại hội đồng LHQ ngày 7/4 đã quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền do tình hình chiến sự ở Ukraine, sau khi 93 nước tham gia phiên bỏ phiếu ủng hộ hành động này, 24 nước bỏ phiếu phản đối và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Xung quanh câu chuyện này trên một số trang như RFA, Việt Tân, Voatiengviet… có một số bài viết, trong đó lên án Việt Nam bỏ phiếu chống tại phiên họp đại hội đồng LHQ. Một trong số đó là bài “VIỆT CỘNG: THÂN PHẬN LÀM CHƯ HẦU, TÔI MỌI CHO ĐẾ QUỐC NGA” của Nguyễn Văn Đài

Nguyễn Văn Đài (NVĐ) cho rằng “Giờ đây, 100 triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước đều vô cùng thất vọng và tức giận trước việc chóp bu độc tài CSVN, cầm đầu là đối tượng Nguyễn Phú Trọng đã cam tâm làm chư hầu, tôi mọi cho đế quốc Nga” . Điều này là hoàn toàn võ đoán. NVĐ có làm cuộc điều tra dư luận hay không? Có trưng cầu ý kiến của tất cả mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước hay không, hay chỉ là ý kiến chủ quan của một nhóm người nào đó? Đúng là mọi người đều có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân trước một vấn đề nào đó, nhưng không thể chỉ từ ý kiến của một vài cá nhân mà lại quy kết cho rằng tất cả mọi người dân Việt Nam đều có ý kiến và thái độ giống nhau. Vì thế không có căn cứ nào để NVĐ khẳng định rằng toàn bộ người dân Việt Nam đều “thất vọng” và “tức giận” về việc Việt Nam bỏ phiếu tại phiên họp đại hội đồng LHQ ngày 7/4. Việc Việt Nam bỏ lá phiếu tại đại hội đồng LHQ không phải chỉ là ý chí chủ quan của một hay một vài người mà NVĐ gọi là “chóp bu độc tài… cầm đầu là đối tượng Nguyễn Phú Trọng”. Việc bày tỏ ý kiến tại các diễn đàn có tính chất quốc tế là một việc hệ trọng, nên chắc chắn Việt Nam đã có sự cân nhắc, tính toán, suy xét kĩ lưỡng, thận trọng trước khi đưa ra quyết định. Ý kiến đưa ra không phải là của cá nhân ông Trọng cũng không phải của một số cá nhân lãnh đạo mà đó là quan điểm của một quốc gia trước một vấn đề. Việc bỏ phiếu lần này không có nghĩa là Việt Nam ủng hộ việc Nga và Ukraine xung đột vũ trang, vì Việt Nam đã nêu rõ quan điểm lập trường trong tuyên bố chung của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước đó vào ngày 27/2: “kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện kiềm chế tối đa và nỗ lực hết sức để theo đuổi đối thoại thông qua tất cả các kênh, bao gồm cả các biện pháp ngoại giao, nhằm kiềm chế tình hình.

Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều khả năng cho một cuộc đối thoại hòa bình để ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát”. Đồng thời tại phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ ngày 1-3, quan điểm của Việt Nam được nêu rõ tại phát biểu của Trưởng phái đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang:“Điều cấp bách hiện nay là cần kiềm chế tối đa và chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng vũ lực để tránh thêm thương vong và tổn thất, đặc biệt là đối với dân thường. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”. Việt Nam luôn nhất quán quan điểm yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, đặc biệt là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Như vậy, rõ ràng việc Việt Nam bỏ phiếu lần này với tư cách một thành viên đứng trên quan điểm khách quan, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ; không có chuyện Việt Nam chấp nhận “cam tâm làm chư hầu, tôi mọi cho đế quốc Nga” như lời của NVĐ.

NVĐ cho rằng: “Lần này, trước sự đe dọa của Putin và đế quốc Nga, tập đoàn chóp bu độc tài CSVN đã lựa chọn đứng về phía tội ác. Hành động của độc tài CSVN là không thể được dung thứ. Tập đoàn chóp bu độc tài CSVN đứng về phía đế quốc Nga cũng đồng nghĩa với việc đẩy cả 100 triệu người dân Việt Nam đứng về phía tội ác để chống lại nhân loại tiến bộ và văn minh. Và đưa đất nước Việt Nam vào tình trạng bị cô lập khi có giặc ngoại xâm.” Như trên tôi đã nói, việc Việt Nam bỏ phiếu là thể hiện quan điểm khách quan, dựa trên lập trường tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Hơn nữa, Việt Nam luôn khẳng định quan điểm không bao giờ ủng hộ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và cũng nêu rõ quan điểm của mình tại phiên họp đại hội đồng LHQ hôm 7/4 “Chúng tôi theo dõi sát sao và quan ngại sâu sắc về ảnh hưởng của chiến sự tại Ukraine gây ảnh hưởng nặng nề đối với người dân… Việt Nam phản đối và lên án mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế… Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết ngay lập tức chấm dứt sử dụng vũ lực để tránh thêm thương vong và mất mát cho người dân, cũng như thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng dân sự”. Như vậy thì không có cớ gì để cho rằng “tập đoàn chóp bu độc tài CSVN đã lựa chọn đứng về phía tội ác.” như lời NVĐ. Và như vậy thì chẳng có lì gì để khẳng định rằng “đẩy cả 100 triệu người dân Việt Nam đứng về phía tội ác để chống lại nhân loại tiến bộ và văn minh. Và đưa đất nước Việt Nam vào tình trạng bị cô lập khi có giặc ngoại xâm”?. Việc Việt Nam bỏ phiếu tại phiên họp ngày 7/4 không có nghĩa là ủng hộ Nga hay “đứng về phía tội ác” mà đó là vì Việt Nam muốn đề nghị các trao đổi, quyết định của các cơ quan, tổ  chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động của mình, mọi trao đổi, quyết định của Đại hội đồng cần dựa trên thông tin được kiểm chứng, khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên quan và có sự tham vấn rộng rãi với các nước. Đồng thời cho rằng cần xác minh, kiểm chứng các thông tin gần đây một cách công khai, minh bạch, khách quan, với sự hợp tác của các bên liên quan, để tránh có những quyết định, phán xét vội vàng, chủ quan.

Những kẻ phá đám, kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết và càng không thể là những kẻ kêu gọi chống lại Đảng, Nhà nước và chế độ như NVĐ. Nếu là người Việt Nam yêu nước, yêu tự do và hòa bình thì hãy là người có ý thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét