Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Hãy thôi vụ lợi - Chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc mới được lòng dân thôi!

 

Diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc, thế nhưng cuộc xung đột Nga-Ucrana, (diễn ra từ ngày 24 tháng 2 năm 2022) đang là một chủ đề cư dân mạng đặc biệt quan tâm. Trên nhiều trang tiếng Việt… trong đó có BBC, RFA, chủ đề này hướng vào chống phá Việt Nam… trong đó xuyên tạc quan điểm của Việt Nam tại cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (theo đề nghị của Hoa Kỳ-Loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền). Một kẻ đóng vai “người tử tế” cho rằng Việt Nam không bỏ phiếu loại Nga ra khỏi HĐNQ “được cảnh báo sẽ  có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào thế “lâm nguy.”(SIC). Cái cớ mà người ta cho rằng việc Hoa Kỳ đề nghị loại Nga ra khỏi HĐNQ dựa trên thống tin “binh lính Nga giết hàng trăm thường dân ở Bucha của Ukraine”…

Về phần mình thì “Moscow lại cảnh báo rằng “lá phiếu “đồng ý” hoặc “trắng” để loại bỏ Nga (theo đề nghị của Hoa Kỳ sẽ được coi là một “cử chỉ không thân thiện” và sẽ gây hậu quả cho quan hệ song phương”).

Được biết, Việt Nam đã 2 lần bỏ phiếu trắng (vào tháng trước) khi Hội đồng Bảo an LHQ tìm sự đồng thuận về vụ Nga “xâm lược” ở Ukraine,… thì lần thứ 3 Việt Nam đã bỏ phiếu chống (không đồng ý loại Nga ra khỏi HĐNQ). PN xin được cung cấp thông tin thêm về cuộc bỏ phiếu lần thứ 3 (ngày 7/4)  như sau: Tổng số các thành viên HĐBA là 193 nước, Trong đó có  24 nước không ủng hộ nghị quyết do Mỹ đề xuất- trong số đó có Việt Nam; có 93 quốc gia bỏ phiếu tán thành (loại bỏ Nga…) và có 58 phiếu trắng. Với kết quả này, Nga đã bị loại khỏi HĐNQ (đương thời, nhiệm kỳ  3 năm/lần).

Về việc Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ Nga ở HĐNQ, Giáo sư Zachary Abuza (Hoa Kỳ) cho rằng: “Tôi không ngạc nhiên bởi vì Việt Nam có một mối quan hệ lâu dài với Nga kể từ thời chiến tranh (chống Mỹ)”. Hiện nay Việt Nam  có quan hệ ngoại giao ở mức cao nhất (Đối tác chiến lược toàn diện) với Nga và rõ ràng Nga đóng vai trò quan trọng đối với (Việt Nam) trong việc hiện đại hóa quân sự.”

Được biết quan hệ Đối tác chiến lược của Nga với các nước rất ít-trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ . Với Việt Nam một trong những nhân tố xác định quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với  Nga là: Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua… và cả hiện nay.

Giải thích về quan điểm của Hà Nội ngay trước cuộc bỏ phiếu hôm 7/4, Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang nói rằng: “Các quyết định của các cơ quan tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục và mọi quyết định của Đại hội đồng LHQ “cần dựa trên thông tin được kiểm chứng.” (Ông ĐHG ám chỉ thông tin về binh lính Nga giết hàng trăm thường dân ở Bucha của Ukraine là chưa được xác nhận. Liên quan đến vụ này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Vụ thảm sát ở Bucha” là thông tin giả tạo còn Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi ông Putin là “tội phạm chiến tranh…”.

Còn quan điểm của Việt Nam theo ông ĐHG nói: “Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường… nhưng “cần xác minh, kiểm chứng các thông tin gần đây (hàm ý vụ Bucha) một cách công khai, minh bạch, khách quan, với sự hợp tác của các bên liên quan.”

Một tài khoản dấu tên cho rằng “Việt Nam, không chỉ bỏ phiếu trắng mà còn bỏ phiếu ủng hộ Nga, (điều này) sẽ gây tổn hại tới các mối quan hệ với Liên minh châu Âu, Úc, Nhật Bản và Mỹ…

Tuy nhiên, theo một chuyên gia chính trị học Hoa Kỳ cho rằng: Việc “Việt Nam bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ "ng như s không làm tn hi" đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam”.

Một cố vấn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Rõ ràng Việt Nam là một nước có một mối quan hệ lâu dài với Liên bang Xô viết trước đây và nước Nga ngày nay… Điều này là dễ hiểu”.

GS Abazu lại cho rằng ngoài vũ khí ra, Nga “không có ý nghĩa gì với Việt Nam về mặt kinh tế” trong khi Mỹ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.

Được biết, năm 2021, quan hệ thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt hơn 110 tỷ USD con số này giữa Việt Nam và Nga là 7,1 tỷ USD.  

Với Hoa Kỳ, mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington trở nên gắn bó hơn trong những năm gần đây khi ảnh hưởng  sức mạnh của Trung quốc càng tăng… Việt Nam đang trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương (trong việc kiềm tỏa sức mạnh của Bắc Kinh trên Biển Đông).

Một tài khoản suy luận rằng: “Vì tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội trong chính sách của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nên mặc dù Việt Nam vẫn đang tiếp tục mua vũ khí của Nga, nhưng chính quyền Tổng thống Trump và Biden đã không đưa Hà Nội vào danh sách bị trừng phạt theo Đạo luật Chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Về quan điểm của tác giả bài viết ngắn này thì:

-Việt Nam luôn giữ các giá trị Chính trị-Văn hóa… Cho nên VN không bao giờ quên công lao của Liên xô trước đây và Nga ngày nay đã từng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-Về quan điểm nhân quyền, với Việt Nam chống xâm lược, bảo vệ các giá trị dân tộc cũng là một trọng những giá trị nhân quyền… Người Việt Nam không thể chấp nhận vụ việc tượng V.I. Lênin bị lật đổ ở Ucraina. Người Việt Nam càng phẫn nộ khi truyền hình chính thức ở Ucraina gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân Nhà văn hóa là “Ông già độc tài”.

-Với nhân dân – Nhà nước-Các tập đoàn kinh tế Nga ngày nay, nhân dân- Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác kinh tế giữa 2 quốc gia, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng và dầu khí.

-Đảng, Nhà nước Việt Nam tự tin cho rằng- việc ủng hộ Nga sẽ không gây ra hệ lụy trong quan hệ quốc tế… Và nếu Chính phủ nào đó không tán thành quan điểm của Việt Nam thì hệ lụy sẽ đến với họ.

Tóm lại- Việt Nam ủng hộ Nga ở lại HĐNQ không phải vì “chọn phe”, “phò Nga” (như có kẻ xấu nói) mà vì Lợi ích và các giá trị văn hóa của quốc gia, dân tộc./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét