Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

Nhu cầu "Tự huyễn" và Tin đồn nội chính


Những ngày quam, trước vụ án liên quan Việt Á, nhóm cán bộ Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, việc kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao các bộ, rồi đến đại gia như Nguyễn Phương Hằng, Trịnh Văn Quyết và số điều hành Tập đoàn Tân Hoàng Minh vì lộng ngôn hay thao túng đất đai, chứng khoán vào lò, trái với thái độ hồ hởi của dân chúng khi quan tham, đại gia lưu manh đều bị dọn dẹp, thì trên mạng xã hội như facebook, youtube, vô vàn “thuyết âm mưu” về phe nọ thanh trừng phe kia, rằng tội danh xử lý chỉ là cái cớ để “thanh trừng nội bộ”, rằng chống tham nhũng chỉ là chiêu bài…

Mỗi lần chứng kiến một đợt truy quét tham nhũng hoặc sai phạm, giới dân chửi lại đồn đoán rằng nội bộ nhà nước Việt Nam đang chia rẽ vì “đấu đá”, “tranh giành chức vụ”. Họ liên tục tiên đoán rằng ông này sẽ xuống, ông kia sẽ lên, dù đa số những tiên đoán này rồi sẽ trật lất. Lần nào cũng vậy, họ bình luận rằng xung đột nội bộ đang làm suy yếu và tan vỡ Đảng Cộng sản Việt Nam. Không ít nhà dân chửi – như Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Thanh Hiếu, Phạm Chí Dũng… – đã thành danh nhờ nghề tung tin đồn về tình hình nội bộ của nhà nước Việt Nam. Chuyện này lặp đi lặp lại đã thành lệ suốt hàng chục năm, khiến chẳng mấy ai còn ngạc nhiên khi họ tái diễn nó.

 Vì sao giới dân chửi lại chuộng các tin đồn nội chính đến như vậy? Có thể thấy ít nhất 3 lý do.

Thứ nhất, lý tưởng dân chủ đa đảng khiến họ quen truy cứu trách nhiệm của các cá nhân chính trị gia. Nhưng vì họ không có đại diện để tham gia chính trường, họ chỉ có thể ngồi ngoài đồn đoán.

Thứ hai, vì cộng đồng độc giả của họ có nhu cầu đồn đoán, họ không ngại tập trung khai thác các tin đồn nội chính để câu like, câu view.

Sau cùng, như đã nêu ở đầu bài, họ cố dùng những tin đồn này để tạo ấn tượng rằng chế độ chính trị ở Việt Nam đang suy yếu vì mâu thuẫn nội bộ.

Trong ba lý do trên, lý do cuối cùng liên quan đến nhu cầu tự huyễn của giới dân chửi. Để công chúng nghĩ rằng những nỗ lực lật đổ của mình không vô vọng, họ phải liên tục vẽ ra những hy vọng giả – như một cuộc đảo chính tưởng tượng, hoặc thậm chí là Thế Chiến III. Trong những nguồn hy vọng ấy, “xung đột nội bộ” trong lòng chế độ được đặc biệt ưa chuộng, vì sau khi Liên Xô sụp đổ, giới dân chửi bắt đầu tin rằng “cộng sản chỉ có thể tự sập chứ không thể bị đánh đổ từ bên ngoài”. Niềm tin của họ ngày càng được củng cố bởi sự mệt mỏi của tuổi già, và bởi những thất bại lặp đi lặp lại trong suốt hàng chục năm cố làm cách mạng đường phố.

Nhưng về lâu về dài, tự huyễn không mang sức mạnh, mà chỉ làm người ta ảo tưởng. Hôm nay, giới dân chửi vẫn tưởng mình sắp thắng nhờ “xung đột nội bộ” của ĐCSVN, trong khi họ ngày càng suy yếu về mọi mặt./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét