Mới đây, một số kẻ đội lốt dân chủ rêu rao công cuộc chống tham nhũng của Đảng ta, mà điển hình là Tân Phong- một kẻ chống phá chuyên nghiệp đã cho ra đời bài viết đăng trên mạng xã hội với nhan đề: “Cái lò ông Trọng” và cuộc chia chác cuối cùng của bầy kền kền Đỏ” với những thông tin rất xuyên tạc, kẻ này cho rằng: “Có vẻ như ngoài những bài viết sáo rỗng và vô hồn về chủ nghĩa xã hội của ông tổng bí thư luôn được đặt trên trang đầu của các tờ báo mạng nhưng lâu nay, sự xuất hiện của ông có vẻ thưa vắng đi rất nhiều. Chuyện gì đang xảy ra đằng sau bức màn che hậu trường ở Ba Đình? Và những cuộc bố ráp những doanh nghiệp bất động sản, vụ Việt Á, Cục Lãnh Sự… phải chăng đang là cuộc chia chác cuối cùng của “bầy kền kền Đỏ,” núp dưới danh nghĩa “cái lò ông Trọng” để đốt chính chủ lò?”. Tôi thấy cần phải nói cho rõ bản chất của ba vụ án hoàn toàn mang tính hình sự về các nhân vật hết sức nổi tiếng vì sự giàu có này để thấy được sự “bẻ lái” hết sức tinh vi, đểu cáng của Tân Phong.
Trước hết nói về
vụ án hình sự khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Phương Hằng – người đàn bà xinh đẹp
và nổi tiếng giàu có. Ngày 31/3/2022, phát biểu khi tham dự Hội nghị phối hợp
công tác giữa Ban Nội chính Trung ương với Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã chỉ đạo: vụ bà
Nguyễn Phương Hằng và vụ thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết
là các vụ việc sai phạm có tính chất thách thức dư luận xã hội và phải xử lý
nghiêm minh, kịp thời.
Ngay lập tức chỉ
một ngày sau đó, ngày 01/4/2022, trả lời phỏng vấn Đài Châu Á tự do RFA, một
“nhà báo độc lập” Nguyễn Ngọc Già đã “bình luận” rằng: “Tuyên bố của ông Võ Văn Thưởng cho thấy, khi bắt bà Nguyễn Phương
Hằng đã được Bộ Chính trị đồng ý. Tức câu chuyện trầm trọng hơn rất nhiều so với
những gì dư luận nghĩ. Tuy nhiên, nhiều người ngạc nhiên khi bà Hằng bị bắt vì
Điều 331 lợi dụng quyền tự do dân chủ, thay vì tội danh vu khống, làm nhục…”. Cũng
chính Nguyễn Ngọc Già đã tuyên bố: “Bà Hằng thách thức danh dự của
nhà cầm quyền Cộng sản Viêt Nam, tức mang tính chính trị. Còn ông Quyết thách
thức khả năng quản trị quốc gia, tức về mặt kinh tế”.
Đúng là một trò
“mượn gió bẻ măng”, lợi dụng thông tin để công kích, hướng lái dư luận thâm độc
của kẻ có cái tên cũng không kém thâm thúy, xảo trá Nguyễn Ngọc Già. Nhưng những
thông tin ấy của Nguyễn Ngọc Già cũng đều là được xào dán và thổi phồng gây nhiễu
dư luận mà thôi. Xin thưa rằng thực tế các vụ án trên đã thách thức Pháp luật ở
chỗ, nó xảy ra trong một thời gian dài, các cá nhân ngang nhiên, ngang ngược
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nguyễn Phương Hằng đã
nhiều lần bị nhắc nhở, xử phạt hành chính. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng
cũng phải tiến hành những bước đi thận trọng, tập hợp đầy đủ chứng cớ mới tiến
hành các hoạt động tố tụng. Việc bắt giam hai cá nhân này phần lớn dư luận tỏ
rõ sự đồng tình, thể hiện niềm tin nào các cơ quan bảo vệ pháp luật và chờ đợi
những bước đi tiếp theo khi mở rộng vụ án. Nhưng bất kỳ một hiện tượng gì gây
chú ý trong dư luận xã hội Việt Nam đều bị các nhà dân chủ giả hiệu, cơ hội
chính trị xuyên tạc, lèo lái và gọi là “những
cuộc bố ráp doanh nghiệp”.
Cũng cần để ý rằng
trước khi công an khởi tố bắt giam bà Hằng, truyền thông của hải ngoại ra sức
đơm đặt rằng, bà Hằng có thế lực chính trị hậu thuẫn nên được ngang nhiên,
phách lối, thậm chí họ còn dựng chuyện vợ chồng bà Hằng là công cụ chính trị để
chấn chỉnh, tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Còn sau khi cơ quan cảnh sát điều
tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Phương Hằng để điều tra về tội
“lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
thì lập tức họ quay ngoắt lại và vu cáo Việt Nam không “tự do ngôn luận”, rồi
đòi xóa bỏ Điều 331, Bộ Luật hình sự vì cho rằng đây là điều luật “mơ hồ” được
tạo ra để “chụp mũ lên bất cứ đối tượng nào họ muốn trừng trị”.
Như vậy, từ vị
thế được “chính quyền chống lưng”, giới “dân chủ” đã ngay lập tức biến bà Hằng
thành “nạn nhân của chính quyền”, hay chính trị hóa vụ việc bằng việc xuyên tạc
“bắt bà Hằng đã được Bộ Chính trị đồng ý”, hay là “cơn sóng ngầm lớn” như Tân
Phong nói. Đúng là lật lọng trắng trợn, lá mặt lá trái mà mục đích cuối cùng ai
cũng dễ nhận ra là để chống phá, tạo sự bất mãn, hoài nghi trong dư luận Việt
Nam.
Còn vụ việc liên
quan tới Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết và
bà Hương Trần Kiều Dung- Phó Chủ tịch HĐQT cùng hai người em của ông Quyết về tội
“Thao túng thị trường chứng khoán”. Theo cơ quan chức năng, việc làm của những
cá nhân trên gây thiệt hại nghiêm trọng cho những nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt
động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể nói đây là hành vi lừa đảo nhà
đầu tư, phạm tội có tổ chức và cần phải cắt bỏ “ung nhọt” này để thị trường chứng
khoán lành mạnh hơn. Việc Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để tiếp
tục điều tra cho thấy cơ quan pháp luật không nhân nhượng với bất cứ hành vi
nào làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán,
giúp thị trường thêm minh bạch. Tuy nhiên khi bắt tạm giam ông Quyết, một số cá
nhân và tổ chức nước ngoài đã không bỏ lỡ cơ hội. Họ tỏ ra hiểu chuyện, am tường
khi cho rằng đó là những “màn đấu đá nội bộ”, hay bắt các doanh nghiệp lớn nhằm
“tịch thu tài sản”, thậm chí còn là “cuộc chia chác cuối cùng”… Trang web của
Việt Tân, Lê Ánh viết “bất động sản bị “xộ khám”, nhiều
người cho rằng chẳng qua là do các thế lực ngầm đằng sau lưng đang đấu đá nhau.
Họ đưa những con cờ “đại gia” vừa làm tốt thí để khoa trương thế lực, lại vừa
được hưởng tài sản kếch xù của các đại gia”…Đúng là những “cái lưỡi không xương”!
Cuối cùng
chúng ta thấy gì qua việc khởi tố bị can, bắt tam giam ông chủ Tân Hoàng Minh
cùng con trai và 6 đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”? Theo Bộ Công
an, Tân Hoàng Minh đã phát hành trái phiếu lên tới 10.300 tỷ đồng, mục đích là
huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh
theo hồ sơ phát hành trái phiếu. Với việc chiếm đoạt số tiền lớn trên, các bị
can khó tránh khỏi tình tiết định khung hình phạt cao nhất cho tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, theo Điều 174, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Thế nhưng đối với những
kẻ chống phá thì “các tổ chức mua trái phiếu của
Tân Hoàng Minh toàn là dạng “đầu có sỏi nên không dễ lừa”, vì thế,
“cái tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nghe thấy
sai sai”. Những luận điệu này nghe qua chỉ tưởng nhảm nhí, nhưng lại
có ý đồ rất cụ thể và thâm thúy, có mưu đồ chính trị rõ ràng. Đó là việc phủ nhận
mọi kết luận của cơ quan điều tra, cho rằng mọi thông tin chính thức đều sai,
và như thế là vụ bắt ông Dũng là vì lý do “mờ ám” nào đó(?). Từ đó chúng đẩy
câu chuyện thành “Tân Hoàng Minh huy động tiền
qua trái phiếu để “đầu tư” cho ai đó chạy chức, chạy quyền, vì thế bị các đối
thủ của người đó xử lý để “nằm im”.
Thói đời “mượn
gió bẻ măng”, lợi dụng các vụ việc được dư luận quan tâm để tung ra những luận
điệu xuyên tạc làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí đánh tráo hẳn bản chất của
sự việc như Tân Phong thông tin trong bài viết cũng chỉ là trò hề mà thôi, thủ
đoạn này đâu có gì mới. Bởi vậy, dù bọn chúng có cố tình chính trị hóa các vụ
án hình sự thì sớm muộn thực tế sẽ có câu trả lời thỏa đáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét