Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

"Con Rận" ảo tưởng

 


“Lãnh đạo Cộng sản chết rồi, vẫn làm khổ dân” là bài viết của Lê Ánh đăng trên facebook Việt Tân ngày vừa mới đây, đã viết: “Trên Thế giới, chưa có lãnh đạo nào mà sau khi chết tốn tiền thuế của dân nhiều như lãnh đạo Cộng sản Việt Nam”(!) Để chứng tỏ cho điều đó, Lê Ánh cố lấy vài ví dụ để “chứng minh” như: chi phí cho hoạt động của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây mộ cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nâng cấp khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn. Thế rồi, kết luận: “Tất cả các chi phí trên đều lấy từ ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế của dân. Điều đáng nói là những nhân vật nêu trên đã không giúp ích gì cho đất nước. Tại sao không sử dụng những số tiền trên để xây trường cho các em học sinh nghèo, xây cầu hoặc xây bệnh viện, giúp đỡ dân nghèo…???”(!)

Viết vậy là Lê Ánh và Việt Tân chỉ biết một mà không biết mười, bởi “căn bệnh” nhìn què quặt, bệnh hoạn. Ai cũng biết để đánh giá sự vật hiện tượng cần phải khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể, thế nhưng họ lại chỉ dựa vào một góc nhìn hạn hẹp để hồ đồ đưa ra nhận xét, đánh giá thì làm sao mà đúng được! Thế mà họ cứ phán, phán nhặng xị, gào thét lên như là phát kiến ra một điều gì đó giúp ích cho nhân loại.

Không bàn đến chi phí duy trì hoạt động Lăng Chủ tịch  Hồ Chí Minh, xây mộ cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nâng cấp khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn lấy ở đâu ra. Bởi các chi phí đó có thể là tổng hợp từ nhiều nhiều nguồn, như: một phần ngân sách chi theo quy định của Nhà nước; một phần từ gia đình, dòng họ, quê hương; một phần xã hội hóa, v.v. Lê Ánh và Việt Tân cũng không biết mà cứ một mực khẳng định là lấy từ ngân sách nhà nước. Tôi không biết nên không dám nói bừa, chỉ nhớ lời mẹ dặn là cái gì không biết thì đừng nói, đừng đồ bừa cho người khác mà phải tội! Vì thế chỉ trao đổi về khía cạnh có cần thiết duy trì hoạt động Lăng Chủ tịch  Hồ Chí Minh, nâng cấp khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, xây mộ cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang không? Câu trả lời là CÓ và rất cần thiết.

Vì xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc ta là “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “Ăn củ nhớ người vác dây đi trồng”, v.v. Với truyền thống, đạo lý tốt đẹp đó, các thế hệ con dân đất Việt luôn ghi lòng tạc dạ công ơn của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Bằng chứng là nhân dân từ bao đời đã dựng nên Đền thờ các vua Hùng ở Phú Thọ; ngày 09/4 vừa qua ở Thành phố Cần Thơ cũng vừa khánh thành Đền thờ các vua Hùng. Việc xây dựng Đền thờ các vua Hùng ở Cần Thơ để đồng bào Cần Thơ nói riêng, đồng bào Nam Bộ nói chung chưa có điều kiện về Đền Hùng ở Phú Thọ tỏ lòng thành kính, tri ân với các vị vua có công dựng nước thì về Đền Hùng ở Cần Thơ bày tỏ tấm lòng của mình. Điều đó đã đáp ứng được lòng mong mỏi của đồng bào không chỉ của miền Nam mà đồng bào của cả nước.

Cũng với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam mà ở hầu hết các địa phương trong cả nước đều có đền thờ các anh hùng dân tộc, như đền thờ Đức thánh Trần, Đền thờ Ngô Quyền,… đền thờ và bia các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no của nhân dân ta. Cùng với đền thờ các vị anh hùng của dân tộc là hoạt động của các bảo tàng để giáo dục truyền thống yêu nước, thương dân cho các thế hệ tương lai. Điều đó lại không cần thiết sao? Kẻ nào phủ nhận thì kẻ đó không có trái tim.

Tương tự như vậy, việc duy trì hoạt động Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôn tạo khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, xây mộ Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; đồng thời thể theo nguyện vọng của nhân dân và để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau. Chỉ có cái mắt nhặp nhèm, chập cheng của Lê Ánh và Việt Tân nên mới cho rằng: “những nhân vật nêu trên đã không giúp ích gì cho đất nước”(!)

Đề cập đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì khó có thể nói hết được, nhưng Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc tại Lễ truy điệu của Người đã khẳng định: “Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam và Mặt trận Dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.

Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”.

Với đồng chí Lê Duẩn có 60 năm hoạt động cách mạng, 26 năm liên tục trên cương vị Bí thư thứ nhất và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân tộc, vì lý tưởng cao đẹp: Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Trong Điếu văn đọc tại lễ truy điệu đồng chí Lê Duẩn, Đảng ta đã khẳng định: “Là chiến sĩ thuộc lớp cận vệ đầu tiên của Đảng, một người học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa…”.

Mặc dù trên cương vị Chủ tịch nước không dài (29 tháng), nhưng đồng chí Trần Đại Quang đã để lại nhiều dấu ấn, đóng góp cho nước nhà: đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ và sứ mệnh đúng như lời tuyên thệ tại Lễ nhậm chức: “Với niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao của người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, tôi nguyện làm hết sức mình, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân…”. Theo đó, đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đã làm rạng rỡ Việt Nam qua thành công tốt đẹp về nhiều phương diện của APEC 2017 với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, v.v.

Với những đóng góp to lớn cho cách mạng, cho dân tộc ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo nói trên việc giáo dục truyền thống yêu nước, noi gương thế hệ trước cho thế hệ sau há chẳng cần thiết sao? Đó là hoạt động bồi đắp đời sống tinh thần cho con cháu, thế hệ sau như ông cha ta đã dậy: “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn”, Lê Ánh và Việt Tân lại quên sao? Thực tế cho thấy, con người muốn phát triển toàn diện phải vừa có đời sống vật chất, vừa có đời sống tinh thần, không thể tuyệt đối hóa một mặt nào cả. Nếu chỉ tuyệt đối hóa đời sống vật chất, mà thiếu đi đời sống tinh thần thì liệu có thành người hay loài cầm thú. Mà cầm thú cũng có tình cảm của nó. Mang tiếng gọi là con người vậy mà chỉ biết đến đời sống vật chất liệu có nên chăng Lê Ánh và Việt Tân?

Họ đặt vấn đề: “Tại sao không sử dụng những số tiền trên để xây trường cho các em học sinh nghèo, xây cầu hoặc xây bệnh viện, giúp đỡ dân nghèo…???”(!) Thoạt qua tưởng rằng đó là ý kiến có lý, nhưng suy nghĩ kỹ thấy đó là trò xảo trá. Bởi trong xã hội có nhiều hoạt động, mỗi hoạt động có mục đích, phương pháp, cách thức tổ chức và nguồn kinh phí… riêng, không thể lẫn lộn. Hoạt động nào của xã hội cũng cần thiết, có vai trò, vị trí không ngang bằng nhau nên không thể tuyệt đối hóa cái này, xem nhẹ cái khác. Vì tất cả các hoạt động đó mới tạo thành chỉnh thể của xã hội, nên việc đặt vấn đề nói trên của Lê Ánh và Việt Tân nhằm dẫn dụ người đọc vào mục đích xấu với động cơ không trong sáng của chúng, nên cần cảnh giác, bác bỏ./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét