Câu nói trên là để phản ánh công tác của lực lượng CAND trong suốt thời gian qua, tuy nhiên, phải kể đến một bộ phận lực lượng nữa, góp phần thắng lợi cho công cuộc đảm bảo ANTT, gìn giữ bình yên cho nhân dân: Lực lượng Công an viên Bán chuyên trách.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội có những thông tin cố tình hiểu sai, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Điển hình là bài viết có tiêu đề “Bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cho ai?” của Phạm Trần – một gương mặt chai sạn trong làng xuyên tạc ở Danlambao. Ở bài viết ấy, Phạm Trần xuyên tạc lộ liễu như: “những ai không thân Cộng, có lập trường khác với chủ trương và đường lối đảng là kẻ thù của nhân dân, là “phản động”, cần phải kiểm soát, theo dõi và cô lập. Nếu cần thì tiêu diệt. Đó là chính sách cốt lõi của CSVN từ ngày ra đời cách nay hơn 92 năm (03/02/1930)”.
Thậm chí Phạm Trần còn tự vẽ ra một viễn cảnh: “Hình ảnh thập nhị sứ quân để cạnh tranh quyền lực giữa Công an và Quân đội có thể xảy ra. Những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và các quyền tự do sẽ phải đối mặt với xiềng xích mới của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Công an gài sẵn trước cửa nhà và trên không gian mạng để do thám, xâm phạm các quyền tự do cá nhân mà không bị pháp luật trừng phạt, làm cho đời sống tinh thần và vật chất của người dân ngộp thở hơn”!
Đúng là Phạm Trần “lo bò trắng răng”, vì trên thực tế, chưa bao giờ ở Việt Nam có chuyện quân đội và công an tranh giành ảnh hưởng, phạm vi hoạt động. Công an và quân đội đều vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn cuộc sống cho nhân nhân, trấn áp những kẻ phản nghịch, những kẻ đi ngược lại với mục tiêu chung của dân tộc, những kẻ phá hoại cuộc sống nhân dân. Do đó, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bởi vì nó đạt được 3 mục đích chính:
1- Thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối, tinh giản biên chế, cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp lý bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.
2- Xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở do Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, các lực lượng chức năng, trong đó có Công an nhân dân làm nòng cốt thực hiện.
3- Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý, sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác ở cơ sở.
Dư luận xã hội rất đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao sự cần thiết, mong muốn sớm ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở . Bởi vì, đây là sự thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì, tăng cường lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; điều chỉnh, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tạo cơ sở pháp lý cụ thể hoạt động của lực lượng công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở; bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và thi hành các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở; xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực pháp lý về bố trí lực lượng, hoạt động, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đồng thời, đây còn là việc quán triệt, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ đối với Công an, nhất là tư tưởng “Công an là bạn dân”, “phục vụ và bảo vệ dân”, “dựa vào lực lượng của dân, tổ chức và đoàn kết được dân thì mọi việc sẽ thành công”. Do đó, “phải hiểu dân, gần dân, kính trọng, lễ phép với dân”.
Không phải ngẫu nhiên có Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà nó có cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn rất rõ ràng. Nó được dựa trên nhiều văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Ban Bí thư, đặc biệt là Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Cơ sở thực tiễn của việc ban hành dự Luật này là cần điều chỉnh thay đổi về vị trí, chức năng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở sau khi được kiện toàn thành một lực lượng thống nhất. Có 3 lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là công an xã bán chuyên trách; dân phòng và bảo vệ dân phố, tổ nhóm ANND. Khi có Luật Bảo vệ ANTT ở cơ sở sẽ quy định rõ vị trí chính trị của 3 lực lượng này. Do đó, mong Phạm Trần và bạn đọc hãy tìm hiểu kỹ càng tính cấp thiết, mục đích, cơ sở ra đời dự Luật nêu trên trước khi tung tin phán xét bừa bãi, cố tình hiểu sai, xuyên tạc chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam vốn được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ, vì việc ban hành, thực thi chủ trương ấy sẽ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống bình an của nhân dân!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét