Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

Về mở rộng dân chủ và vấn đề nhân sự!

Những ngày gần đây trên các trang mạng xã hội liên tục đăng tải nhiều thông tin liên quan công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội trong cả nước, nhất là từ sau khi ông Võ Văn Thưởng nghỉ công tác. Ngày 29/03/2024, trên Thoibao.de đưa lại thông tin trang Facebook cá nhân của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có bài bình luận “T trường hông Võ Văn Thưởng nhìn v công tác nhân s!.



Tác giả đã thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm nguyên nhân cốt lõi và kết luận, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác, có khả năng tiêu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng. Đồng thời tác giả đưa ra 6 đề xuất: 

(1). Cn thêm các bin pháp khác có kh năng loi tr tn gc phn ln nn tham nhũng. Trong s đó, quan trng bc nht là ci cách th chế, ci cách phương thc qun lý nhà nước; 

(2). Thay đi phương thc tuyn chn nhân s;

 (3). S ít nm quyn làm nhân s, dù tài giđếđâu, cũng không nhìn bao quát hết, va không đi din cho s đông, va d b táđng tiêu cc.

 (4). Bin pháp thuyên chuyn cán b cn ci t li, tránh hình thc và lãng phí

(5). Các cán b cp cao thăng tiến t con đường Đoàn th, chng nhng không có năng lc, mà còn vi phm khuyếđim vi t l không nh;

 (6) M rng dân ch trong Đng, đ cho s đông la chn nhân s là phương thc tt nht trong công tác nhân sđược thc tin kim nghim. Đó là con đường duy nhđúng đ tìm ra lãnh đo có tài, có đc”!?. 

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, tự nguyện từ bỏ quyền lực là điều vô cùng khó khăn. Nên con đường mở rộng dân chủ đầy gian truân. Nói đến mở rộng dân chủ trong Đảng cũng là nói đến mở rộng dân chủ trong dân!.

Về các vấn đề trên, xin trao đổi (dưới góc độ cá nhân) với tác giả. Phải nói rằng, đây là những vấn đề ở tầm vĩ mô, rất lớn, rất cơ bản về hệ thống chính trị, về chế độ cầm quyền, về phương thức quản lý nhà nước… đến những vấn đề căn cốt trong việc lãnh đạo quản lý đất nước, mở rộng dân chủ, lựa chọn nhân sự.

Lo lắng cho vận mệnh của đất nước, tương lai của quốc gia, dân tộc không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người người Việt Nam yêu nước nói chung, cũng như mỗi cá nhân gắn với địa phương cụ thể nói riêng. Về cơ bản, tôi đồng tình với một số ít đề xuất mà tác giả đưa ra. Nhưng vẫn cần nói lại cho rõ. Bởi, với mỗi vấn đề, tác giả đề cập rất chung chung, nhưng khi kết luận lại mang tính suy diễn võ đoán, áp đặt; thậm chí tác giả xuyên tạc bản chất của vấn đề, vơ đũa cả nắm, phủ định sạch trơn nhưỡng kết quả, thành tựu công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam trong những năm qua. Hay nói toặc ra là vu cáo, “đổi trắng thay đen”!

Chng hn, v “ci cách th chế, ci cách phương thc qun lý nhà nước”. Một trong ba đột phá chiến lược được Đảng ta chỉ ra là cải cách thể chế. “Cải cách thể chế, cải cách thể chế và cải cách thể chế!” là nhận thức và là phương châm hành động được nhất trí rất cao trong xã hội ta. Tuy nhiên, cải cách thể chế là cải cách cái gì và cải cách theo mô hình nào thì tác giả không đề cập (!?). Vấn đề đặt ra là, cải cách thể chế, cải cách phương thức quản lý nhà nước như thế nào cho đúng, phù hợp với đặc điểm tình hình, trên nền tảng văn hóa và đặc thù của Việt Nam lại là một bài toán đặt ra! Nước Mỹ, nước Úc, nước Canada, nước New Zealand… đều đã từng là thuộc địa của nước Anh và đều đã rất thành công khi áp dụng mô hình nhà nước điều chỉnh – mô hình thể chế của Anh cho đất nước mình. Các nước cựu thuộc địa của Anh đã được tận hưởng được mô hình thể chế của Anh nên đều rất phát triển. Tuy nhiên, nếu nhận xét nói trên đúng cho nước Mỹ, nước Úc, nước Canada, nước New Zealand, thì có vẻ lại không hoàn toàn đúng cho Ấn độ, Pakistan và nhiều nước châu Á-Phi từng là thuộc địa của Anh khác. Tại sao mô hình thể chế của nước Anh lại chỉ phát huy tác dụng ở một số nước, còn ở một số nước khác thì không? Câu trả lời nằm ở nền tảng văn hóa của các nước. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, các nước Mỹ, Úc, Canada, New Zealand có nền tảng văn hóa tương đồng với nước Anh. Tương tự cũng là điều chúng ta có thể nói về mô hình thể chế của nhà nước phúc lợi. Các nhà nước phúc lợi Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần lan, Na Uy…) là mô hình thể chế có thể được coi là thịnh vượng và tốt đẹp nhất đang tồn tại trên thế giới hiện nay.

Về mặt vị trí địa lý, Việt Nam thuộc về nhóm các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, về mặt văn hóa, chúng ta lại thuộc về các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên). Cái nằm sâu bên trong ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách hành xử của cư dân ở vùng này là tinh thần và tư tưởng Nho giáo. Mô hình thể chế được hầu hết các nước Đông Bắc Á lựa chọn là nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state). Mô hình thể chế này đã đưa lại sự phát triển kỳ điệu cho cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Singapore (Singapore ở Đông Nam Á, nhưng lại có văn hóa Đông Bắc Á) và gần đây là cả Trung Quốc. Sự thành công của các nước này cho thấy mô hình nhà nước kiến tạo phát triển rất phù hợp với nền tảng văn hóa của các nước Đông Bắc Á. Vậy thì mô hình này có phù hợp để Việt Nam áp dụng hay không! Và có thể áp dụng mô hình nhà nước kiểu Mỹ, Úc, Canada, New Zealand… vào Việt Nam như một số phần tử thù địch, những người bất đồng chính kiến, cùng lũ vong nô, vọng ngoại đã từng tung hứng?

V m rng dân ch trong Đng trong công tác nhân s. Đảng Cộng sản Việt Nam từng xác định, hơn 9 thập kỷ qua, Đảng đồng hành gắn bó máu thịt với dân tộc có nhiều bài học rút ra, trong đó mở rộng dân chủ là bài học đến bây giờ vẫn còn tươi mới. Chỉ có mở rộng dân chủ mới phát huy được sức mạnh của Đảng và của toàn dân tộc, nhất là trong những giai đoạn, thời khắc khó khăn, trước những thử thách lớn lao. Nhờ mở rộng dân chủ, sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Diện mạo đất nước thay đổi căn bản và toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Dân chủ để mọi cán bộ, đảng viên và từng người dân có cơ hội đóng góp, cống hiến trí lực cho Đảng, nhưng dân chủ phải trên cơ sở tập hợp trí tuệ vì lợi ích chung. Dân chủ, công khai, minh bạch phải được thực hiện với sự thẳng thắn, chân thành. Bác Hồ từng nói: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, có nghĩa Đảng luôn luôn vì dân tộc và luôn luôn đổi mới, hiện đại, trẻ trung. Mở rộng dân chủ làm cho Đảng mãi mãi thanh xuân.

Mở rộng dân chủ trong Đảng trong công tác nhân sự còn là công việc có ý nghĩa chiến lược gắn liền với vận mệnh của Đảng, là việc làm có tầm quan trọng đặc biệt đến sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước. Còn nhớ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và một số nước Đông Âu sụp đổ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là lựa chọn, bố trí sai một số cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, nhất là cấp cao nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Lênin đã từng nói: “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga”.

Tại cuộc họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự, ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, phải thật sự phát huy dân chủ trong việc phát hiện, giới thiệu nhân sự đi đôi với xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu. Chống tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen, “cánh hẩu”, “lợi ích nhóm”; tránh cách làm giản đơn, tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng. Để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai hoạ cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn. Tổng Bí thư yêu cầu, công tác nhân sự Đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, đặc biệt phải “có con mắt tinh đời” trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn; lấy tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và hiệu quả công tác, uy tín của bản thân và gia đình làm thước đo chủ yếu. Phải trên cơ sở xác định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ, tạo ra một ê-kíp, một tập thể thật sự “ăn ý”, đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh. Nguyên tắc của Đảng là “tập thể lãnh đạo”, “lãnh đạo tập thể” và “lãnh tụ tập thể”.

Mục đích, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là phải xây dựng được một Ban Chấp hành Trung ương mạnh, một Bộ Chính trị mạnh, một Ban Bí thư mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao xung quanh người đứng đầu để đủ sức gánh vác trọng trách vinh quang nhưng rất nặng nề của mình là lãnh đạo hoàn thành sứ mạng lịch sử, tổ chức toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu, vượt mọi khó khăn, gian khổ, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; đất nước ta ngày càng phát triển; nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với niềm tin yêu và sự mong đợi của toàn Đảng, toàn dân. Phải chăng đây có phải quyết tâm của Đảng là mở rộng dân chủ để giải quyết vấn đề nhân sự!./.

Bình Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét