Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

"NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC" mang tên Việt Tân



Cũng như vài trang mạng bất lương khác, Việt Tân đang rỏ những giọt “nước mắt cá sấu” thể hiện cái gọi là “thương” (!) bà con miền Tây đang đối mặt với khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn. Cái sự “thương vờ” ấy, giấu làm sao được. Nếu thương thật, xót xa thật trước khó khăn của người dân miền Tây, mỗi tiếng, mỗi chữ, mỗi dòng phải chứa chan tình cảm chân thành, gắn với đó là những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp chính quyền, người dân vượt qua một mùa khô khắc nghiệt nữa. Nhưng không, Việt Tân rặt giọng kích động người dân, chia rẽ vùng miền, phủ nhận những gì nhà nước đã và đang làm để hỗ trợ người dân miền Tây.

Như cái stt Việt Tân vừa phóng ra mới tinh này chẳng hạn: “Miền Tây thiếu nước nhưng không có giải pháp gì, còn Hà Nội sẽ xây dựng nhà máy nước sạch trị giá hơn 5.000 tỷ đồng”.

Tin vào đó, nông dân miền Tây gắn bó với nghề nông có mà đổ…thóc giống ra xay vậy. Nhưng người miền Tây không thế. Họ thừa thông tin, thừa tỉnh táo để biết Việt Tân là ai; hiểu giọng lưỡi Việt Tân bẩn thỉu như thế nào; và Việt Tân…ngu như thế nào nữa.

Ngu, vì chẳng có lý do chính đáng nào để Việt Tân bài xích, cay cú việc Hà Nội xây dựng nhà máy nước sạch trị giá hơn 5.000 tỷ đồng cả. Người dân Hà Nội không thể, không xứng thụ hưởng nước sạch sao? Hay theo Việt Tân, dân Thủ đô ta cứ nước ao mà tắm, nước sông mà ăn trong thế kỷ 21, để những kẻ vong thân như Việt Tân từ hải ngoại nhìn về lấy đó làm điều đắc ý?

Không, người dân thủ đô có quyền thụ hưởng thành quả của đổi mới. Để xảy ra tình cảnh cư dân Khu đô thị Thanh Hà giữa Thủ đô thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng hồi tháng 10/2023, là điều không nên xảy ra. Lỗi đó thuộc về chính quyền. Hà Nội không chỉ cần 1 nhà máy nước sạch trị giá 5000 tỷ (khởi công từ năm 2017, chứ không phải mới khởi công thời điểm này, như lũ “ếch ngồi đáy giếng” Việt Tân lôi sự kiện cũ rích ra để xuyên tạc, kích động, làm nóng dư luận), mà cần xây thêm các nhà máy nước sạch khác khi điều kiện cho phép.

Mách để Việt Tân mở mắt: để cải thiện mức sống người dân, căn cứ “chỉ số nghèo đa chiều” (MPI) mà các tổ chức quốc tế, trong đó có Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) sử dụng đánh giá mức độ nghèo khổ (thay vì đo lượng nghèo đơn chiều, chỉ căn cứ vào thu nhập/chi tiêu), Việt Nam đã sử dụng chính sách giảm nghèo theo hướng đa chiều từ nhiều năm nay, với Quyết định số 1614/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020” của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 15/9/2015.

Theo đó, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 được xây dựng theo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có tiêu chí nước sạch. Nói cách khác, cay cú việc người dân Hà Nội được sử dụng nước sạch, Việt Tân mong họ trở về sống mông muội như “thời kỳ đồ đá” chăng?

Trở lại chuyện thiếu nước ở miền Tây. Thiếu – chuyện rõ rồi. Nhưng có đúng Nhà nước, chính quyền và người dân không có giải pháp gì không? Có đúng chính phủ, chính quyền “án binh bất động” hành xử kiểu “sống chết mặc bay” không?

Câu trả lời là “không”, chắc nịch, dứt khoát. Cùng trong giai đoạn 2016-2020 vắt sang giai đoạn 2021-2025, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó, số lượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ nguồn nước sạch trong sinh hoạt (gồm: nước máy, giếng khoan, giếng đào nước khe/mó được bảo vệ và nước mưa, nước đóng chai bình) đã được giảm mạnh từ 40 – 50% sau 4 năm công bố các chỉ số đo lường, được các tổ chức quốc tế, trong đó có UNDP ghi nhận, báo chí thông tin rầm rầm, ai cũng có thể nghe và đọc để biết.

Thành quả đó không tách rời những giải pháp, công trình cung cấp nước sạch cho người dân miền Tây. Từ cuối năm 2017, Bộ Xây dựng và Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo báo cáo đầu kỳ về dự án chuẩn bị Dự án cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ, trị giá tới 1,7 tỷ USD.

Từ năm 2019, các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ…đã khẩn trương triển khai mô hình kết hợp với Trung tâm dự án phát triển nông thôn mới Việt Nam (Công ty máy lọc nước Nanomic) cung cấp máy lọc nước RO bảo đảm chất lượng theo hình thức trả góp tới từng hộ dân. Từ 20/4/2019, đã khánh thành và đưa vào vận hành nhà máy nước sạch Nhị Thành (Long An) – một dự án nước sạch trọng điểm của tỉnh Long An công suất 80.000 m3/ngày đêm. Năm 2021, Chính phủ đã đồng ý và cho triển khai dự án nhà máy nước sông Tiền 1 và tuyến ống truyền tải liên tỉnh cung cấp nước ngọt cho ba tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre tổng vốn 2.000 tỷ đồng, công suất 300.000 m3/ngày đêm; sau năm 2025 công suất sẽ tăng lên 600.000 m3 một ngày đêm. Tháng 5/2024 này sẽ hoàn thành công trình Hồ chưa nước ngọt tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có diện tích 102 ha, dung tích 3,85 triệu m3, cung cấp nước sạch cho hơn 11.000 hộ dân ở huyện U Minh, hạn chế tình trạng khai thác nước ngầm và phòng chống cháy rừng…

Thống kê gần đây cho thấy, trong tổng số 13 triệu dân nông thô vùng ĐBSCL, khoảng 8 triệu người được tiếp cận với nước từ công trình cấp nước tập trung; 5 triệu người sử dụng nước quy mô hộ gia đình từ giếng khoan, dụng cụ trữ nước mưa, từ kênh, rạch, ao, hồ. Toàn vùng có khoảng 3.900 công trình cấp nước tập trung nông thôn được đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, địa phương và xã hội hóa…

Nếu Chính phủ, chính quyền hành xử kiểu “sống chết mặc bay”, sao có được những điều cụ thể ấy?

Cùng với cung cấp nước sạch, chính quyền các địa phương, Bộ NNPTNT còn tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng nước mặt để dự trữ nguồn tài nguyên nước ngầm, góp phần hạn chế xâm nhập mặn, giảm thiểu sụt lún đất do tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực miền Tây.

Nhà máy nước sạch Nhị Thành (Long An)


Dĩ nhiên, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch cho người dân miền Tây, cần thêm nguồn tài chính và thời gian để đầu tư xây dựng thêm các nhà máy, dự án, đường ống truyền tải, phân phối, dự trữ nước sạch. Trong hoàn cảnh đó, bất đắc dĩ phải thực hiện các biện pháp “giải khát” cho người miền Tây mang tính tình thế, như: dùng tàu hải quân chở nước cấp cho bà con vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre; sinh viên chở nước ngọt về hỗ trợ bà con huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang); Công an tỉnh Cà Mau tổ chức tặng nước uống cho người dân tại ấp 1, ấp 2, ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời; tỉnh Tiền Giang mở 114 vòi nước công cộng cho người dân các khu vực khó khăn về nguồn nước…

Gánh gánh gồng gồng từng bình nước lọc; kĩu kịt từng thùng nước trong…Thủ công quá. Tuy nhiên, những việc làm đó nói lên sự quan tâm cùng cái tình, cái nghĩa, cái đằm thắm mặn mà của chính quyền và người dân miền Tây dành cho nhau. Điều đó chắc chắn khác hẳn, cao quý hơn bội phần những giọt “nước mắt cá sấu” của Việt Tân nhỏ lã chã trong những ngày này vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét