Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Cảnh giác với thủ đoạn xuyên tạc Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024

 Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua. Đây là văn bản luật lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; tác động sâu, rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trước khi xem xét quyết định, Dự án luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trách nhiệm, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; được thảo luận, cho ý kiến tại bốn kỳ họp Quốc hội, hai Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáu phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, ngay sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua, mượn cớ “quan tâm”, “phản biện” những kẻ cơ hội chính trị và bọn phản động, thù địch đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân ta. Chúng xuyên tạc rằng: “Chính sách đất đai hiện nay đang vừa là cái bẫy vừa là lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu kiện và tham nhũng nhất…”, “Để mặc sức cho các bộ ngành đem bán”, v.v.

Cần khẳng định rõ: đây là những luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ hòng gây ra nhận thức lệch lạc trong xã hội, kích động những người kém hiểu biết, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị hùa theo chống phá Đảng và Nhà nước, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước.

Chúng ta đều biết Hiến pháp 2013, tại Điều 53 xác định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tại Điều 54 xác định: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất… Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. Nhà nước thu hồi đất… vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng. Việc thu hồi đất được thực hiện công khai, minh bạch, được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Tuy nhiên, khi thực thi trong thực tiễn vẫn còn một số hạn chế, bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với sự phát triển của tình hình. Vì vậy, việc Quốc hội khóa XV ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 và được thực thi sẽ khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý đất đai hiện nay, đáp ứng kịp thời với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, cụ thể: Một là, mở rộng hạn mức nhận, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp để nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. Hai là, quy định cụ thể 32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ giám sát. Ba là, bỏ khung giá đất. Bảng giá đất được xây dựng hằng năm, giúp cho bảng giá đất tiệm cận giá đất thị trường. Bốn là, bổ sung quy định về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất. Yêu cầu phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất phải theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích, công khai, minh bạch, hợp lý, hiệu quả và theo quy định của pháp luật. Năm là, trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu thầu phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu. Sáu là, quy định thông thoáng việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội. Bảy là, cho phép người sử dụng đất lựa chọn trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần. Tám là, Quốc hội cho phép áp dụng ngay một số quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 để tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất, tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định quy định về giá đất thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024.

Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được triển khai thực hiện hiệu quả trong thực tiễn sẽ đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước, kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân Việt Nam cần tích cực nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đúng các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024. Đồng thời, nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đối với  Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024./.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

“THUYẾT ÂM MƯU” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả rất quan trọng; tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị. Việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ góp phần quan trọng vào thành công của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nhưng các cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước nhân cơ hội này để tuyên truyền chống phá trên không gian mạng với luận điệu cho rằng đó là cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ… Chúng ra rả “thuyết âm mưu”, coi đây là “át chủ bài” trong hoạt động chống phá: Tham nhũng bắt nguồn từ chế độ “tập quyền”, “một đảng” (!?).

Chúng quy chụp đây là “quốc nạn, không có thuốc chữa”; “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng suy thoái, tham nhũng”. Đây là luận điệu bịa đặt, mang tính tuyệt đối hóa, cực đoan, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn Vì vậy, cần nhận diện các thủ đoạn, chiêu bài của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị để phản bác, đấu tranh hiệu quả; Không có chuyện “miễn nhiệm”, “thôi chức” là bức bình phong cho “đấu đá nội bộ” hay “thanh trừng phe phái”.

Theo thống kê của Cục An ninh Điều tra - Bộ Công an, từ năm 2004 đến nay, cơ quan an ninh điều tra các cấp đã tiến hành điều tra, xử lý gần 150 vụ án làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, với hàng trăm đối tượng có hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đáng chú ý là trong thời gian tổ chức các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc vào các giai đoạn 2005 - 2006 (Đại hội X), 2010 - 2011 (Đại hội XI), 2015 - 2016 (Đại hội XII), 2020 (Đại hội XIII), số lượng vụ án làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, trung bình 15 vụ án mỗi giai đoạn.

Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, Internet nói riêng, đã và đang tồn tại hàng trăm kênh đài, trang mạng khác nhau như: kênh RFA, VOA, BBC, RFI, YouTube; trang “Dân làm báo”, “Thông luận”, “Boxit”, “Đàm chim Việt”, “Quê mẹ”, “Việt Nam thời báo”, “Mẹ Nấm”… thường xuyên đăng tải, phát tán các thông tin xấu, độc chống phá Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ tính từ đầu năm 2020 đến trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ đã gỡ bỏ gần 400 trang giả mạo, 4.500 tin xấu độc trên Facebook và 30.000 video xấu độc trên Youtube. Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Số video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017. Tỷ lệ tin xấu độc về các đồng chí lãnh đạo chủ chốt năm 2017 lên tới trên 70% thì nay chỉ còn dưới 3%.

Những thông tin sai lệch của các đối tượng thù địch, phản động được đăng tải, phát tán tập trung tuyên truyền vào một số nội dung trọng điểm như: phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH của nước ta. Chúng thường xuyên phê phán, đả kích hệ tư tưởng của Đảng và xã hội ta lạc hậu lỗi thời; bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức “tự phong”, là người “tiếm quyền” của nhân dân, Đảng “chỉ biết đến lợi ích của Đảng”, là “Đảng đầu hàng”, “bán nước, làm tay sai”, “lệ thuộc” vào Trung Quốc; Cương lĩnh của Đảng ta, nhất là Cương lĩnh thông qua tai Đại hội XI (2011) là “giáo điều, bảo thủ”, là “ảo tưởng”... Tiếp đến, tung tin bôi nhọ, xuyên bạc, bịa đặt nhằm gây mất lòng tin của nhân dân vào phẩm chất, uy tín và năng lực lãnh đạo của những người lãnh đạo cấp cao trong Đảng, Nhà nước ta. Các trang mạng thường xuyên đăng tải những bài viết xuyên tạc, bịa đặt với mục đích chia rẽ tinh thần đoàn kết nội bội trong Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng xuyên tạc công cuộc chống tham nhũng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng ta. Thông qua các trang mạng xã hội, những phần tử xấu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam.

Hoạt động của các thế lực thù địch khi đăng tải, phát tán những thông tin sai lệch trên không gian mạng nói riêng, trong không gian địa lý của Việt Nam nói chung đã và đang tác động xấu đến công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Nó làm suy giảm niềm tin của một bộ phận quần chúng nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng; đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta; gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất an ninh chính trị, trật tự xã hội, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nói cách khác, các thế lực chống phá nước ta đang thực hiện thuyết âm mưu chính trị ở Việt Nam với những “câu chuyện bịa đặt, hư cấu”; những thông tin sai lệch, xấu độc được lan truyền trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhằm thực hiện mục đích chính trị của chúng là chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng CNXH của nước ta.

Vì vậy, để khắc chế âm mưu, thủ đoạn của các thế lực chống phá trong việc sử dụng thông tin sai lệch, đồng thời đánh bại thuyết âm mưu chính trị đó, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp như quán triệu sâu sắc, thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực chống đối nước ta. Trong đó, đặt trọng tâm vào việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và Luật An ninh mạng. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo 35, đồng thời phối hợp với các ban, bộ ngành (đặc biệt là Bộ Công an và Bộ Thông tin & Truyền thông), đơn vị, địa phương tham gia công tác đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch.

Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và nghiệp vụ về phòng chống quan điểm sai trái, thù địch nói chung, xử lý thông tin sai lệch nói riêng. Huy động các chuyên gia, nhà khoa học, phóng viên, đảng viên ưu tú,... nghiên cứu làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức thực hiện của thuyết âm mưu và thuyết âm mưu chính trị. Từ đó đăng tải những tin bài phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bọn phản động, cơ hội chính trị. Đồng thời, vạch trần bản chất xấu, độc trong thuyết âm mưu chính trị của chúng. Kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ những thông tin sai lệch, xấu độc của các thế lực chống đối nước ta. Chúng ta phải luôn luôn xác định thông tin sai lệch là “linh hồn” của thuyết âm mưu chính trị, là công cụ hữu hiệu nhất mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá Việt Nam. Vì vậy, cắt đứt chuỗi phát tán, lan truyền thông tin xấu độc, sai lệch là cách thức hiệu quả nhất trong phòng chống quan điểm sai trái, thù địch,...

Có thể thấy, những quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực chống đối, phản động, cơ hội chính trị nhằm vào nước ta trong thời gian qua về bản chất giống như một Thuyết âm mưu chính trị, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng CNXH của nước ta. Chúng lựa chọn “thông tin sai lệch” làm “át chủ bài” trong quá trình hiện thực hóa Thuyết âm mưu chính trị đó. Với việc in ấn, phát tán và đăng tải thông tin sai lệch, xấu độc, các thế lực chống đối đã và đang gây ra không ít khó khăn cho chúng ta trong công cuộc bảo vệ Đảng, Nhà nước và Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, chúng ta từng bước bóc tách, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của chúng, đồng thời “khai tử” Thuyết âm mưu chính trị của chúng đối với Việt Nam./.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục có báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

 Ngày 22/4/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền năm 2023 và tiếp tục đưa ra những thông tin phiến diện, sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đây là điều đáng tiếc khi hai quốc gia đang nỗ lực tăng cường hợp tác, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng những đặc thù, khác biệt để cùng tìm ra tiếng nói chung trong lĩnh vực quyền con người, xóa bỏ những áp đặt và tránh chính trị hóa các vụ việc hành chính, hình sự.

Việt Nam lấy làm tiếc về đánh giá thiếu khách quan của Bộ Ngoại rao Mỹ


Vẫn điệp khúc đánh giá sai lệch về nhân quyền ở Việt Nam

Trong báo cáo nhân quyền năm 2023, khi đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam dài 59 trang, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục cho rằng “chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền”. Cùng với đó, trong lần thứ 48 đưa ra báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục đưa ra những thông tin, số liệu nhằm chỉ trích, phê phán, cho rằng Việt Nam bắt, giam giữ những người vì hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội...

Để minh chứng cho những nội dung được đưa ra trong bản báo cáo, như thường lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt kê nhiều đối tượng được họ cho là “các nhà hoạt động chính trị”, “nhà bảo vệ nhân quyền” như Lê Anh Hùng, Phan Tất Thành... Thực chất, đây đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, phạm các tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự, bị bắt giữ, điều tra, có đối tượng đã được đưa ra xét xử và tuyên phạt với những bản án đúng người, đúng tội.

Việc các đối tượng có hành vi phạm tội bị xử lý nghiêm minh, được người dân Việt Nam đồng tình, ủng hộ nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ lại dẫn chứng để thông tin sai lệch về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng: “Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và những quy định mơ hồ khác của Bộ luật Hình sự để bỏ tù các nhà hoạt động bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa trên mạng và các nhà bất đồng chính kiến”...

Việt Nam luôn tôn trọng thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác

Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Đồng thời, một trong những nguyên tắc cũng mang tính chất nền tảng giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Đối với Mỹ, Việt Nam cũng đã luôn nêu cao quan điểm sẵn sàng trao đổi, đối thoại về những vấn đề còn khác biệt trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng thể chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đóng góp vào việc thúc đẩy Đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.

Những năm qua, Việt Nam luôn chủ động cung cấp, trao đổi, đối thoại về những thông tin, số liệu, tình hình về tất cả các lĩnh vực, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền mà phía Mỹ quan tâm. Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và xuất phát từ thực tiễn cụ thể của mỗi nước, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tương thích với các chuẩn mực quốc tế và tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thúc đẩy, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Vậy nhưng, bên cạnh việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra các báo cáo nhân quyền với những nội dung thông tin sai lệch, phiến diện, thiếu khách quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam thì hằng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) cũng thường xuyên đưa ra các cáo buộc sai lệch về thực tiễn đời sống tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có việc đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL) từ năm 2022.

Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, điều phi lý là việc Mỹ tự cho mình quyền đi phán xét hay áp đặt vấn đề nhân quyền lên các quốc gia khác trong khi nhiều vấn đề ngay nội tại của đất nước Mỹ cũng vi phạm nghiêm trọng về quyền con người, quyền công dân thì không được nhắc đến. Những vấn đề về phân biệt chủng tộc, sắc tộc, màu da, phân biệt giàu nghèo, nạn bạo lực, các vụ xả súng giết chết nhiều người... là những gì mà hàng triệu người dân Mỹ đang phải đối diện hằng ngày thì không được họ đề cập trong bản báo cáo về nhân quyền hằng năm?!

Việt Nam luôn nỗ lực trong bảo đảm quyền con người

Tôn trọng, bảo đảm quyền con người là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, được cụ thể trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Việt Nam luôn thể hiện tính tích cực, có trách nhiệm trong quá trình triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về quyền con người. Hiện nay, các quyền tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được thể hiện minh chứng sống động trong thực tiễn đời sống của người dân. Trong nhiều lần phát biểu trước báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thông qua các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người theo các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể như trong Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, toàn diện, có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan cũng như các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. Trong đó đã dẫn chứng cụ thể những thành tựu của Việt Nam về giảm nghèo đa chiều bền vững, đảm bảo an sinh xã hội (hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...), nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người bị nhiễm HIV/AIDS...) và các hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế và khu vực về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Từ năm 2019 đến tháng 11/2023, Việt Nam tiếp tục nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền của công dân như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình  năm 2022; Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023... Đồng thời, Việt Nam cũng đã gia nhập thêm Công ước thứ 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức và tham gia đàm phán, chính thức tham gia thỏa thuận toàn cầu về di cư an toàn và trật tự... Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao Đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia; quan hệ Đối tác chiến lược với 11 quốc gia và quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia.

Không chỉ nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, thời gian qua, Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực và trên thế giới. Minh chứng rõ nét nhất cho điều đó là thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao khi Việt Nam ứng cử tham gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 và đã có nhiều sáng kiến về bảo đảm quyền con người, quyền lợi của các nước đang phát triển, quyền của các nhóm yếu thế... được cộng đồng quốc tế và các quốc gia ghi nhận, đánh giá cao. Đó là những minh chứng điển hình về những thành tựu trong bảo đảm quyền con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đáng tiếc thay, Bộ Ngoại giao Mỹ lại phớt lờ những sự thật trên khi chỉ thu thập thông tin từ những nguồn không chính thống, từ những cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam để từ đó có những báo cáo, đánh giá sai lệch, làm ảnh hưởng đến uy tín và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

Vu cáo, xuyên tạc là bản chất




Chuyện vu cáo, xuyên tạc là bản chất của các đối tượng, phần tử xấu, không có thiện chí với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mới đây Chỉ thị 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị cũng là một điển hình như vậy. Phải khẳng định rằng đây là thủ đoạn cũ rích của các thế lực thù địch!


Gần đây, trên các trang mạng xã hội, các bogger như VOA Tiếng Việt, Thoibao.de, The 88 Project; blogger Trần Đông A… đề cập nhiều nội dung liên quan Chỉ thị 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Chỉ thị 24-CT/TW) về “Bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”.

Mặc dù đây là Chỉ thị đóng dấu “Mật”. Tuy nhiên, không biết các phần tử xấu và các trang mạng xã hội “đào” đâu ra nội dung của Chỉ thị! Mà họ đã viện dẫn, với cái gọi là các ý kiến, nhận xét của một số tác giả, độc giả, và một số người, thậm chí, kể cả một số tờ báo ngoài nước, cùng những lời lẽ và ngôn từ xảo trá, lươn lẹo, bất bình thường, rằng “Chỉ thị 24 là chủ trương không mấy minh bạch về quá trình ngăn chặn dân chủ hóa Việt Nam. Đánh giá về tổng thể, Chỉ thị 24 nói lên não trạng “lá mặt, lá trái” quen thuộc xưa nay của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung của Chỉ thị là nhằm chấm dứt các ảnh hưởng của nước ngoài vào quá trình hoạch định chính sách, ngăn chặn các tổ chức nước ngoài và Việt Nam tăng cường sử dụng hợp tác quốc tế, như một phương tiện để thúc đẩy xã hội dân sự và các nhóm chính trị đối lập trong nước”. Và “Chỉ thị 24 được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đàn áp mạnh tay các nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến và xã hội dân sự, một chiến dịch bắt đầu từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên nắm quyền vào năm 2016”!?.

Thậm chí, họ còn đưa ra cái gọi là “nhận xét của một tờ báo Pháp”, ngày 2/3, rằng “Chỉ thị 24” thực chất là một bản sao nguyên mẫu từ “Chỉ thị số 9” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói về các nguy cơ mỗi khi các nước Cộng sản còn rơi rớt lại buộc phải hội nhập, mở cửa làm ăn với phương Tây vì sự sinh tồn”!? Cuối cùng, đám người này nhận xét, “càng hợp tác sâu rộng với thế giới dân chủ, Đảng càng lo sợ dân chúng sẽ có những giác ngộ mới, nhu cầu mới đối với dân chủ, nhân quyền và tôn giáo… Cho nên, Đảng đã quyết định “đánh chặn” trước bằng Chỉ thị 24. Điều này, Đảng thấy không cần phải giấu giếm, còn Mỹ cùng các nước phương Tây cũng “chấp nhận”, vì những lợi ích chiến lược của họ”!?.

Với những nhận xét, cùng giọng lưỡi vu cáo xỏ xiên, bậy bạ như trên, phải khẳng định rằng, Chỉ thị 24-CT/TW không đi ngược lại quy định của pháp luật và không vi phạm pháp luật Việt Nam; Chỉ thị càng không vi phạm dân chủ, nhân quyền và tôn giáo. Có thể nói, đây là trò hề bỉ ổi của lũ con buôn chính trị, chúng suy diễn, quy chụp bừa bãi, không từ một thủ đoạn nào, chuyên chọc ngoáy, vu khống, bịa đặt, hòng bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước Việt Nam.

Về vấn đề an ninh quốc gia, cần hiểu một cách toàn diện, sâu rộng hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống, mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống, như: An ninh mạng; khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính – tiền tệ; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; an ninh môi trường, dịch bệnh; thậm chí cũng cần phải bàn đến “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ”… Đó là, những vấn đề an ninh mới nổi, bắt nguồn từ những nguy cơ mới, tác động đa chiều của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển. Theo đó, an ninh quốc gia gồm: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân sự, an ninh biên giới, biển, đảo, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh xã hội, an ninh thông tin, an ninh kết nối, an ninh mạng, an ninh doanh nghiệp, an ninh tài chính – tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh dân cư, an ninh dân số, an ninh cơ sở dữ liệu, an ninh môi trường, an ninh con người… Với Việt Nam, cần “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa” và “Xác định chủ động phòng ngừa là chính”. Vì vậy, bảo vệ an ninh quốc gia mang “tính phòng ngừa” rất cao; là sự kế thừa truyền thống, nghệ thuật cách mạng của dân tộc, của cha ông ta “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Đồng thời, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, “khó dự báo”, nên để bảo đảm các mục tiêu phát triển, Việt Nam đã xác định “Chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống”. Lần đầu tiên Đảng xác định “an ninh con người”, bảo vệ “an ninh con người” nhằm cụ thể hóa các tư tưởng lập hiến đã nêu trong Hiến pháp 2013 và trở thành các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước từ năm 2021 đến 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đảng đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng.

Chính vì vậy, phản hồi câu hỏi VOA Tiếng Việt về cái gọi là “Báo cáo” của các nhóm nhân quyền quốc tế lên án Chỉ thị “mật” số 24 của Bộ Chính trị về “an ninh quốc gia”, ngày 06/04/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho VOA biết qua email, rằng “Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng đó là những thông tin “có mục đích xấu nhằm tách Việt Nam ra khỏi cộng đồng quốc tế”. “Chúng tôi phản đối những thông tin sai lệch, bịa đặt có mục đích xấu nhằm vào Việt Nam. Đây là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, âm mưu phá hoại sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và tách Việt Nam ra khỏi cộng đồng quốc tế”.

Còn cái gọi là “Báo cáo của The 88 Project”, nói “Chỉ thị này nhằm củng cố chế độ độc đảng và cho thấy “các lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến với nhân quyền”!?. Tổ chức này còn nói“nếu chỉ thị đó được thực hiện như dự định, nó sẽ dẫn đến vi phạm nhân quyền có hệ thống và trên diện rộng, bao gồm các hạn chế trái phép đối với việc hội họp, lập hội, ngôn luận, truyền thông và đi lại”!?. Ngoài ra, NPR – một hãng tin của Mỹ, cho rằng “Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Hà Nội đã ban hành một chỉ thị bí mật nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài và bảo vệ quyền lực của Đảng trước sự tiếp xúc ngày càng tăng với Hoa Kỳ và các đồng minh”!?

Tuy nhiên, cho dù có bôi nhọ, bóp méo và xuyên tạc sự thật đến đâu, thì The 88 Project, cũng như hãng tin NPR cũng đã phải thừa nhận câu trả lời của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, rằng “Đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước là Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, trong đó có các cam kết trong lĩnh vực thương mại và nhân quyền”. Và “trước những diễn biến phức tạp của thế giới và khu vực, Việt Nam đã ban hành nhiều văn kiện và tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng cường an ninh quốc gia, trong đó có phối hợp chặt chẽ với các nước nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người và bảo đảm cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân”. Việt Nam hoàn toàn bác bỏ luận điệu xuyên tạc “về khả năng Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp các cá nhân, tổ chức có hoạt động được cho là gây nguy hiểm cho sự toàn trị của đảng này”!? Cũng như, kịch liệt phản đối cái gọi là “Bộ Chính trị ra lệnh quản lý chặt chẽ việc xuất cảnh đối với cả cán bộ và công dân, ngăn cấm hình thành tổ chức chính trị đối lập; một mặt hướng dẫn việc tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động, nhưng cấm thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo”!?…

Trong tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, vì vậy, bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân. Bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.

Cho dù bọn phản động trong nước, cùng các thế lực thù địch, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cũng như các cá nhân lưu vong bất đồng chính kiến, bất mãn chế độ có ra sức chống phá Chỉ thị 24 -CT/TW đến đâu, thì đây cũng chính là lẽ phải đanh thép, bác bỏ những luận điệu vu cáo, xuyên tạc bỉ ổi trên các blog, các trang mạng xã hội nêu trên liên quan Chỉ thị 24-CT/TW. Sự khẳng định này cũng thể hiện tư duy, định hướng phát triển lĩnh vực quốc phòng, an ninh, vừa khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vừa phát huy được sức mạnh thời đại trong bảo vệ an ninh quốc gia./.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Chọn phe - chọn bên, còn Việt Nam luôn chọn cái đúng!

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ngày 12/5/2024

          Lâu nay, hễ có một sự kiện nào liên quan tới quan hệ Việt-Trung là lại có nhiều bình luận suy diễn, đoán non đoán già về tương lai chỗ đứng của Việt Nam trên con tàu hòa bình ở châu Á-Thái bình dương. Nhìn lại chuyến thăm của ông Chủ tịch Quốc hội Việt Nam qua Trung Quốc gần đây, điểm mặt đặt tên cho thấy có mấy “góc sân” mạng xã hội u ám nương náu xứ người rất xăng xái tuyên truyền bốc mùi chính trị, nhắm vào kích động mối quan hệ Việt - Trung, xoáy vào việc ứng xử của Việt Nam trên biển Đông. Trong đó, nổi lên là RFI, VOA, BBC New tiếng Việt, THOIBAO, LSTV…

          Với nhiều tiết mục, dưới các góc độ khác nhau, những trang mạng này vừa đặt ra những vấn đề liên quan tới công tác nhân sự của tứ trụ Việt Nam và cá nhân ông Vương Đình Huệ, lại vừa châm chỉa vào mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ để đối trọng bàn cờ chính trị có tính chiến lược ở châu Á-Thái bình dương. Đáng lưu ý là tiết mục của LSTV (ngày 10/4/2024) với tiêu đề Việt Nam “lỡ tàu” vì thân Tàu, hàm ý là vào lúc mà Mỹ cùng với Nhật và Philipin có cuộc họp tay ba để bàn cách đối phó với Trung Quốc tại biển Đông, thì Việt Nam lại tìm kiếm sự thân cận với Trung Quốc, thành ra bị đứng bên ngoài con tàu chiến lược tại châu Á-Thái bình dương, chơ vơ trên biển Đông.

          Tiết mục mà LSTV đưa lên trang mạng là quyền tự do bình luận của họ trước các sự kiện, vấn đề chính trị thế giới, nhưng có một vài điểm cần phản biện, đó là: Chuyến tàu mà LSTV ám chỉ là thời cơ giúp cho Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ và đồng minh ở châu Á-Thái bình dương. Đây có lẽ là chuyến tàu chọn phe chứ không phải chuyến tàu chọn lẽ phải, chuyến tàu của phương thức đối ngoại mang màu sắc “đi với người này để chống lại người kia”. Như thế đâu có phù hợp với xu thế ngoại giao trên thế giới, bởi xu thế đa phương hóa trong quan hệ quốc tế là không thể đảo ngược. Minh chứng là khối NATO, với hơn 30 thành viên do Mỹ đứng đầu dù là thế lực mạnh (đông về thành viên, giàu về kinh tế, mạnh về quân sự) có tính chất dùng sức mạnh quân sự để thao túng bàn cờ chính trị thế giới, song thực tế cho thấy nó chỉ mang lại sức mạnh và hiệu quả tức thời. Các cuộc chiến ở Cô-sô-vô, ở I-rắc, Ap ga-ni-xtan, Ukraine…đã cho thấy điều đó.

          Còn với Việt Nam, sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất kiên nhẫn tìm kiếm cơ hội 1/1000 cho sự vãn hồi hòa bình giữa Pháp và Việt Nam, nhưng vì chính phủ Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 vẫn không muốn từ bỏ quyền áp bức thống trị đối với Đông Dương, nên đã bỏ lỡ chuyến tàu hòa bình, theo đuổi cuộc chiến tranh 9 năm, cuối cùng chuốc lấy thất bại tại Điện Biên phủ. Sau 70 năm nếm trải cay đắng thảm bại, các thế hệ con cháu của người cùng thời với tướng Na va đã có dịp nhìn lại cuộc chiến một cách điềm tĩnh, họ đã rút ra được nhiều bài học về tôn trọng quyền tự quyết dân tộc. Còn với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ, thể hiện rõ lập trường, quan điểm chính trị của chính phủ cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa là buộc phía Mỹ phải rút quân, không xâm lược và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhưng với tư duy nước lớn cầm quyền bá chủ thế giới, giới cầm quyền Mỹ đã phưu lưu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, kéo dài 21 năm, cuối cùng đành cam chịu thất bại ê chề. Đến nay sau 51 năm nước Mỹ rút quân về nước, sau 49 năm chế độ ngụy quyền Sài Gòn sống dựa vào sự hà hơi tiếp sức của Mỹ bị sụp đổ, những người còn sót lại hoặc còn có những mối quan hệ với ông cha họ từng trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam, đã rất thiện tâm có những việc làm hữu ích mang tính nhân văn, góp sửa sai lịch sử của người đi trước.

          Tuy nhiên, điều mà người ta những tưởng giữa Pháp với Việt Nam, giữa Mỹ với Việt Nam vẫn luôn luôn tồn tại một hố sâu hận thù dân tộc; thì thực tế lại hoàn toàn mang tính rất cởi mở trong quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước từng là cựu thù.

          Điển hình là vào ngày 12/ 9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, nâng cấp quan hệ lên tầm cao đối tác chiến lược, toàn diện, sau đó chính ông Biden đã có lời phát biểu trước diễn đàn Liên hợp quốc nói lên cảm xúc lịch sử về tấm gương mẫu mực thể hiện điều có thể đối với việc tưởng chừng không bao giờ có thể-sự vượt qua hận thù để cùng dựng xây tương lai tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam. Cuối năm 2023, Việt Nam lại có cuộc tiếp đón ông Tập Cận Bình, đưa quan hệ Việt – Trung lên tầm cao mới, mà không gây tổn hại tới quan hệ với Mỹ hay bất kỳ nước nào khác. Năm 2023, được đánh giá là năm thành công lớn của đối ngoại Việt Nam, mở ra triển vọng hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với phần còn lại trên thế giới. Năm 2024, có thông tin là ông Putin cũng sẽ qua thăm Việt Nam lần nữa, nếu điều đó thành hiện thực thì Việt Nam sẽ tiếp tục tự chủ nâng tầm quan hệ với các siêu cường thế giới; đó cũng là một gương sáng mà Việt Nam nêu cao cho thế giới về phương châm “chọn lẽ phải, không chọn phe”.

          Vấn đề biển Đông luôn phức tạp và không thể giải quyết dựa vào sự liên kết nhóm này với nhóm kia, mà phải dựa vào tinh thần cốt lõi của luật pháp quốc tế (UNCLOT 1982 và Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông do các nước ASEAN xây dựng đang trên đà hoàn thiện). Một nước Mỹ, một nước Nhật, một nước Philippin, một nước Trung Quốc dù có thế và lực như thế nào thì cũng không thể đơn phương tự quyết các tranh chấp trên biển Đông. Đối với những hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông nếu như vi phạm công ước quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam thì nhất quyết Việt Nam lên tiếng phản đối.

          Việt Nam có mối quan hệ tốt với Mỹ, với Nhật, với Philippin nhưng không nhất thiết phải cầu lụy các nước này phải cho Việt Nam được tham gia họp bàn tìm cách đối phó với Trung Quốc trên biển Đông, vì như thế vô hình dung là đứng về phía “lợi ích nhóm” để bỏ qua lợi ích song phương bình đẳng với Trung Quốc, với Mỹ, với Nhật, với Philippin. Trong trường hợp này, Việt Nam sẽ bị kẹt trong các luồng gió xoáy giữa các bên, càng thêm gieo neo trong thế trận cuộc cờ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, chưa kể là tiềm ẩn nguy cơ mất tính trung lập trong lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình trên biển Đông.

          Chuyến tàu mà LSTV nói không phải là chuyến tàu hòa bình mà chắc chắn đó là chuyến tàu “buôn gió dữ” giữa biển Đông, chỉ có dữ chứ làm gì có lành. Thôi thì Việt Nam vẫn cứ nên kiên định đường hướng ngoại giao cây tre, giữ vững gốc tự chủ, có tự chủ ắt sẽ có hòa bình. Việt Nam không nên buôn chính trị mà chỉ nên tham gia có hội có phường tìm kiếm lẽ phải, theo đuổi những giá trị phổ quát mà nhân loại đều mong muốn: độc lập, hòa bình, bình đẳng, tự do, hạnh phúc, văn minh./.

 

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

"NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC" mang tên Việt Tân



Cũng như vài trang mạng bất lương khác, Việt Tân đang rỏ những giọt “nước mắt cá sấu” thể hiện cái gọi là “thương” (!) bà con miền Tây đang đối mặt với khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn. Cái sự “thương vờ” ấy, giấu làm sao được. Nếu thương thật, xót xa thật trước khó khăn của người dân miền Tây, mỗi tiếng, mỗi chữ, mỗi dòng phải chứa chan tình cảm chân thành, gắn với đó là những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp chính quyền, người dân vượt qua một mùa khô khắc nghiệt nữa. Nhưng không, Việt Tân rặt giọng kích động người dân, chia rẽ vùng miền, phủ nhận những gì nhà nước đã và đang làm để hỗ trợ người dân miền Tây.

Như cái stt Việt Tân vừa phóng ra mới tinh này chẳng hạn: “Miền Tây thiếu nước nhưng không có giải pháp gì, còn Hà Nội sẽ xây dựng nhà máy nước sạch trị giá hơn 5.000 tỷ đồng”.

Tin vào đó, nông dân miền Tây gắn bó với nghề nông có mà đổ…thóc giống ra xay vậy. Nhưng người miền Tây không thế. Họ thừa thông tin, thừa tỉnh táo để biết Việt Tân là ai; hiểu giọng lưỡi Việt Tân bẩn thỉu như thế nào; và Việt Tân…ngu như thế nào nữa.

Ngu, vì chẳng có lý do chính đáng nào để Việt Tân bài xích, cay cú việc Hà Nội xây dựng nhà máy nước sạch trị giá hơn 5.000 tỷ đồng cả. Người dân Hà Nội không thể, không xứng thụ hưởng nước sạch sao? Hay theo Việt Tân, dân Thủ đô ta cứ nước ao mà tắm, nước sông mà ăn trong thế kỷ 21, để những kẻ vong thân như Việt Tân từ hải ngoại nhìn về lấy đó làm điều đắc ý?

Không, người dân thủ đô có quyền thụ hưởng thành quả của đổi mới. Để xảy ra tình cảnh cư dân Khu đô thị Thanh Hà giữa Thủ đô thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng hồi tháng 10/2023, là điều không nên xảy ra. Lỗi đó thuộc về chính quyền. Hà Nội không chỉ cần 1 nhà máy nước sạch trị giá 5000 tỷ (khởi công từ năm 2017, chứ không phải mới khởi công thời điểm này, như lũ “ếch ngồi đáy giếng” Việt Tân lôi sự kiện cũ rích ra để xuyên tạc, kích động, làm nóng dư luận), mà cần xây thêm các nhà máy nước sạch khác khi điều kiện cho phép.

Mách để Việt Tân mở mắt: để cải thiện mức sống người dân, căn cứ “chỉ số nghèo đa chiều” (MPI) mà các tổ chức quốc tế, trong đó có Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) sử dụng đánh giá mức độ nghèo khổ (thay vì đo lượng nghèo đơn chiều, chỉ căn cứ vào thu nhập/chi tiêu), Việt Nam đã sử dụng chính sách giảm nghèo theo hướng đa chiều từ nhiều năm nay, với Quyết định số 1614/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020” của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 15/9/2015.

Theo đó, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 được xây dựng theo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có tiêu chí nước sạch. Nói cách khác, cay cú việc người dân Hà Nội được sử dụng nước sạch, Việt Tân mong họ trở về sống mông muội như “thời kỳ đồ đá” chăng?

Trở lại chuyện thiếu nước ở miền Tây. Thiếu – chuyện rõ rồi. Nhưng có đúng Nhà nước, chính quyền và người dân không có giải pháp gì không? Có đúng chính phủ, chính quyền “án binh bất động” hành xử kiểu “sống chết mặc bay” không?

Câu trả lời là “không”, chắc nịch, dứt khoát. Cùng trong giai đoạn 2016-2020 vắt sang giai đoạn 2021-2025, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó, số lượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ nguồn nước sạch trong sinh hoạt (gồm: nước máy, giếng khoan, giếng đào nước khe/mó được bảo vệ và nước mưa, nước đóng chai bình) đã được giảm mạnh từ 40 – 50% sau 4 năm công bố các chỉ số đo lường, được các tổ chức quốc tế, trong đó có UNDP ghi nhận, báo chí thông tin rầm rầm, ai cũng có thể nghe và đọc để biết.

Thành quả đó không tách rời những giải pháp, công trình cung cấp nước sạch cho người dân miền Tây. Từ cuối năm 2017, Bộ Xây dựng và Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo báo cáo đầu kỳ về dự án chuẩn bị Dự án cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ, trị giá tới 1,7 tỷ USD.

Từ năm 2019, các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ…đã khẩn trương triển khai mô hình kết hợp với Trung tâm dự án phát triển nông thôn mới Việt Nam (Công ty máy lọc nước Nanomic) cung cấp máy lọc nước RO bảo đảm chất lượng theo hình thức trả góp tới từng hộ dân. Từ 20/4/2019, đã khánh thành và đưa vào vận hành nhà máy nước sạch Nhị Thành (Long An) – một dự án nước sạch trọng điểm của tỉnh Long An công suất 80.000 m3/ngày đêm. Năm 2021, Chính phủ đã đồng ý và cho triển khai dự án nhà máy nước sông Tiền 1 và tuyến ống truyền tải liên tỉnh cung cấp nước ngọt cho ba tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre tổng vốn 2.000 tỷ đồng, công suất 300.000 m3/ngày đêm; sau năm 2025 công suất sẽ tăng lên 600.000 m3 một ngày đêm. Tháng 5/2024 này sẽ hoàn thành công trình Hồ chưa nước ngọt tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có diện tích 102 ha, dung tích 3,85 triệu m3, cung cấp nước sạch cho hơn 11.000 hộ dân ở huyện U Minh, hạn chế tình trạng khai thác nước ngầm và phòng chống cháy rừng…

Thống kê gần đây cho thấy, trong tổng số 13 triệu dân nông thô vùng ĐBSCL, khoảng 8 triệu người được tiếp cận với nước từ công trình cấp nước tập trung; 5 triệu người sử dụng nước quy mô hộ gia đình từ giếng khoan, dụng cụ trữ nước mưa, từ kênh, rạch, ao, hồ. Toàn vùng có khoảng 3.900 công trình cấp nước tập trung nông thôn được đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, địa phương và xã hội hóa…

Nếu Chính phủ, chính quyền hành xử kiểu “sống chết mặc bay”, sao có được những điều cụ thể ấy?

Cùng với cung cấp nước sạch, chính quyền các địa phương, Bộ NNPTNT còn tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng nước mặt để dự trữ nguồn tài nguyên nước ngầm, góp phần hạn chế xâm nhập mặn, giảm thiểu sụt lún đất do tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực miền Tây.

Nhà máy nước sạch Nhị Thành (Long An)


Dĩ nhiên, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch cho người dân miền Tây, cần thêm nguồn tài chính và thời gian để đầu tư xây dựng thêm các nhà máy, dự án, đường ống truyền tải, phân phối, dự trữ nước sạch. Trong hoàn cảnh đó, bất đắc dĩ phải thực hiện các biện pháp “giải khát” cho người miền Tây mang tính tình thế, như: dùng tàu hải quân chở nước cấp cho bà con vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre; sinh viên chở nước ngọt về hỗ trợ bà con huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang); Công an tỉnh Cà Mau tổ chức tặng nước uống cho người dân tại ấp 1, ấp 2, ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời; tỉnh Tiền Giang mở 114 vòi nước công cộng cho người dân các khu vực khó khăn về nguồn nước…

Gánh gánh gồng gồng từng bình nước lọc; kĩu kịt từng thùng nước trong…Thủ công quá. Tuy nhiên, những việc làm đó nói lên sự quan tâm cùng cái tình, cái nghĩa, cái đằm thắm mặn mà của chính quyền và người dân miền Tây dành cho nhau. Điều đó chắc chắn khác hẳn, cao quý hơn bội phần những giọt “nước mắt cá sấu” của Việt Tân nhỏ lã chã trong những ngày này vậy.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

“Trò hề” lố bịch của Văn bút Hoa Kỳ

            Ngày 11/4, tổ chức phi chính phủ Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) thông báo sẽ trao giải thưởng về tự do viết lách năm 2024 cho nhà báo Phạm Đoan Trang - người đang phải thụ án tù chín năm tại Việt Nam với cáo buộc tội Tuyên truyền chống Nhà nước. Lợi dụng việc này, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA), trích dẫn phát biểu của bà Suzanne Nossel (Giám đốc điều hành của PEN America) để tung hô, cổ súy cho chiến tích của “nữ chúa trong làng zân chủ”, rằng: “Bà đã hy sinh sức khỏe và tự do của bản thân để tìm kiếm công lý. Bất chấp những đàn áp của Chính phủ đối với các hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến, các câu chữ mạnh mẽ của bà tiếp tục khích lệ mọi người trên khắp Việt Nam và toàn thế giới”!.

Tre Việt cho rằng, việc PEN America trao giải thưởng về “tự do viết lách năm 2024” cho Phạm Đoan Trang - đối tượng đang phải chấp hành bản án 09 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo quy định tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là hành động không phù hợp. Đây là “trò hề” của PEN America khi cố tình “vinh danh”, cổ súy cho đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam và đang phải chấp hành án phạt tù trong trại giam.

Cần khẳng định, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền tự do dân chủ về chính trị rất quan trọng đã được quy định trong các quy định của quốc tế. Mặc dù luật pháp quốc tế có những quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đó không phải là quyền tự do một cách tuyệt đối; trong khi thực hiện các quyền tự do này thì lại phải chịu một số hạn chế nhất định, mà hạn chế đó là vì lý do an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội và quyền tự do của người khác. Không có nền báo chí nào, dù là của phương Đông hay phương Tây, cổ vũ cho cái gọi là tự do vô hạn độ. Ngay tại nước Mỹ, nơi được mệnh danh là “thiên đường” tự do, nhưng nếu báo chí mà cổ động để lật đổ chế độ Mỹ xem, chắc chắn báo chí sẽ không còn tồn tại. Gần đây nhất, một tờ tạp chí của Mỹ - quốc gia được mệnh danh là bình đẳng, tự do, bác ái, chỉ một bức tranh biếm họa người đứng đầu tôn giáo Mohamed, Tòa soạn đó lập tức bị tẩy chay. Trong khi đó, Phạm Thị Đoan Trang đang chịu án tù ở Việt Nam mà PEN America lại trao Giải thưởng này, đó là điều rất phi lý và không có giá trị.

Vì lẽ đó, việc giải thưởng về “tự do viết lách năm 2024” là “trò hề” lố bịch. “Trò hề” này cần bị lên án và đấu tranh bác bỏ./.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

Một báo cáo không khách quan về nhân quyền của cơ quan Liên hợp quốc

Trong thời gian qua, quá trình xây dựng báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR)  chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, toàn diện, có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, cũng như các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo riêng của cơ quan Liên hợp quốc đã không được xây dựng một cách minh bạch, tương xứng với những thiện chí hợp tác và quá trình xây dựng báo cáo quốc gia của Việt Nam; hoàn toàn không thể hiện đúng thực tiễn và tinh thần hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, các ưu tiên hợp tác mà Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc đã nhất trí.

 Thực tiễn minh chứng, ngay mở đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ, mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Nó được tiếp tục bổ sung, phát triển cùng với tiến trình của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra mục tiêu: xây dựng một xã hội do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công; có điều kiện phát triển toàn diên cá nhân. Nhận thức và quan điểm về quyền con người đã được Đảng, Nhà nước ta phát triển và hoàn thiện dần trong tiến trình đổi mới. Đại hội IX (năm 2001) của Đảng khẳng định: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”. Ngoài các văn kiện trên, Nghị quyết các Đại hội của Đảng và trực tiếp là các Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 12/7/1992, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg, ngày 2/12/2004, của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20/7/2010, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X),… cũng đã thể hiện sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng ta về vấn đề quyền con người.

Quyền con người còn được thể hiện rõ trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Mỗi Hiến pháp đều ghi nhận cốt lõi những điều khoản về Nhân quyền trong Hiến pháp. Riêng Hiến pháp 2013 có 11 chương, 120 Điều; trong đó, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có Điều luật nhiều nhất, gồm 36 Điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Và để triển khai trong thực tiễn, tính từ năm 2014 đến hết tháng 11/2019, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản Luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có những Luật cơ bản, quan trọng, như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật Trưng cầu dân ý 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Luật Trẻ em 2016, Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Đặc xá 2018,… Trong năm 2019, Quốc hội tiếp tục thông qua nhiều Luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân như: Luật Thi hành án hình sự, Bộ Luật lao động, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, v.v.

        Việc hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói trên đã phản ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tăng cường cơ chế dân chủ, công khai để mọi cá nhân trong xã hội đều có thể tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý để các cơ quan nhà nước hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp Nhân dân.

          Bởi vậy, nội dung báo cáo riêng của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đưa ra nhiều nội dung sai sự thật, không được kiểm chứng, đánh giá không khách quan, không cân bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình, nỗ lực cũng như thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, cần đấu tranh bác bỏ./.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Thực tiễn chuyến thăm bác bỏ mọi xuyên tạc

 Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 07/4 - 12/4 và thành công tốt đẹp. Với hơn 40 hoạt động chính thức cấp cao và nhiều hoạt động phong phú diễn ra tại các thành phố: Bắc Kinh, Thượng Hải và tỉnh Vân Nam đã góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; thống nhất những định hướng chiến lược cho quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua đạt được nhiều tiến triển tích cực, nhất là sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (tháng 11/2022) và chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam (tháng 12/2023). Đồng thời, tiếp tục khẳng định quan điểm rõ ràng, nhất quán về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta với nước láng giềng Trung Quốc; mong muốn hai bên cụ thể hóa, triển khai các nhận thức chung, các cam kết và thỏa thuận của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai Nhà nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chung chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược Việt Nam - Trung Quốc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, ngày 08/4, trang facebook Đài RFA đăng bài: “Chuyến đi sống còn vào Trung Nam Hải của Vương Đình Huệ”; trong đó, suy diễn, xuyên tạc cho rằng: “Có vẻ như chuyến đi của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Trung Quốc dù là để thắt chặt các mối quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản nhưng thực sự số phận của ông Huệ đang nằm trong cuộc đối thoại ngoại giao này” hay: “ đây như là một cuộc hẹn được sắp đặt trước, gấp rút và được ngoại giao hóa bề mặt bằng một lời mời,...”, v.v. Song chính kết quả, sự thành công của chuyến thăm đã bác bỏ mọi xuyên tạc; đồng thời, cho thấy: các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ và sẽ không bao giờ từ bỏ dã tâm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhất là trong khoảng thời gian từ nay đến đầu năm 2026, khi Đảng ta đẩy mạnh triển khai các mặt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Một trong những thủ đoạn của chúng là triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để phát tán, đăng tải, chia sẻ các tài liệu, bài viết có nội dung xuyên tạc công tác nhân sự trong đại hội; nói xấu, bôi nhọ uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,... nhằm kích động sự hoài nghi, chia rẽ nội bộ, gây hoang mang trong dư luận mà bài viết được đăng tải trên trang facebook Đài RFA vừa qua là điển hình. Vì vậy, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo để nhận diện và kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng./.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

Trò tuyên truyền “thiên lệch và gian dối” của Việt Tân

  Lợi dụng tình trạng thiên tai xâm nhập mặn, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ngày 09/4, facebook Việt Tân đăng status “Người miền Tây “khát” nước sạch, chính quyền không có phương án hỗ trợ” rêu rao rằng: “Bất kể sáng tối, già trẻ, lớn bé, người dân thay phiên nhau để chống chọi với cảnh “khát” nước... Không biết chính quyền cứ để tình trạng dân nhận “nước từ thiện” này tới bao giờ? Thời gian qua dân khổ cả nước đều biết, chỉ có chính quyền vẫn im ắng chẳng hé môi, án binh bất động để người dân tự chăm sóc lẫn nhau”.

Đây là chiêu trò tuyên truyền “thiên lệch và gian dối” của Việt Tân để xuyên tạc những nỗ lực tích cực của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp nhằm hỗ trợ người dân các tỉnh miền Tây trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong thời gian vừa qua.

Chúng ta đã biết, từ đầu năm 2024 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khiến khu vực đồng bằng sông Cửu Long hầu như không mưa (hụt chuẩn từ 60 – 95%), lại phải trải qua những đợt nắng nóng kéo dài làm bốc hơi một lượng lớn nước trữ trong các kênh, sông, hồ, đồng ruộng. Cùng với đó là hoạt động của các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê kông (nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam), khiến lượng nước đổ về vào tháng ba thấp hơn so với mức trung bình cùng kỳ năm ngoái đến 20%. Ngoài ra, theo số liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, do ảnh hưởng lâu dài từ biến đổi khí hậu toàn cầu, nên mực nước biển đã dâng cao thêm 10 cm. Trong khi đó, hầu hết diện tích của đồng bằng sông Cửu Long chỉ cao hơn mực nước biển chưa đầy 02 m, khiến khu vực này phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nước biển dâng.

Trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt trên, để hỗ trợ cho cho người dân, từ ngày 01/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó, các địa phương, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ đạo cơ quan chức năng xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân.

Cụ thể là, ngày 06/04, tỉnh Tiền Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, Tỉnh đã mở 60 vòi nước công cộng miễn phí cho người dân đến lấy nước sinh hoạt. Công ty Cổ phần cấp thoát nước Bến Tre đã huy động máy bơm dã chiến công suất 300.000 m3/ngày tại đập tạm Thành Triệu (Châu Thành), để bơm nước ngọt vào khu vực kênh rạch phục vụ sản xuất và nguồn nước cho nhà máy xử lý phục vụ sinh hoạt. Công ty Cổ phần cấp nước sinh hoạt Châu Thành (Tiền Giang) đã lập các điểm cấp nước ngọt miễn phí cho dân tại những vùng nhiễm mặn bằng xe bồn. Tương tự, từ ngày 22/03, phường Mỹ Đức (thành phố Hà Tiên) đã phối hợp với Xí nghiệp Điện nước thành phố Hà Tiên tổ chức ba bồn chứa nước để cấp nước công cộng cho người dân, v.v. Đó là những việc làm, hành động cụ thể để minh chứng cho thấy Chính phủ và chính quyền các cấp đã có “phương án hỗ trợ người dân” kịp thời và được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, tích cực và hiệu quả. Tự nó đã vạch trần những tuyên truyền “thiên lệch và gian dối” của Việt Tân khi chỉ nhìn vào dòng chữ “xe chở nước sạch từ thiện” của số ít doanh nghiệp và một vài cá nhân mà phủ nhận những nỗ lực hỗ trợ người dân của Chính phủ và các địa phương để kích động, phá hoại. Hành động đó cần lên án và đấu tranh bác bỏ./.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

“Lộng ngôn" - "Hàm hồ" của Thạch Đạt Lang

 


         Nhằm phủ nhận vai trò và hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, mới đây, các trang mạng phản động đã phát tán bài viết “Người cộng sản Việt Nam thiên tài” của Thạch Đạt Lang; trong bài viết, Y lộng ngôn rằng: “Cộng sản Việt Nam mà thiên tài cái gì?”. Đây là luận điệu sai trái, vô căn cứ, xuyên tạc hết sức nguy hiểm của Thạch Đạt Lang và đồng bọn cần phải lên án và đấu tranh bác bỏ.

Thực tế lịch sử đã chứng minh: từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03/02/1930) cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài nhiều năm đã chấm dứt, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngay trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình để tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược bằng những dấu son tạc vào lịch sử (Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng nẫy Năm châu, chấn động địa cầu ngày 07/5/1954; Đại thắng Mùa xuân 30/4/1975, non sông về một mối, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội). Qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó đã minh chứng sinh động khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức, đồng lòng phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Đó là sự thực không thể xuyên tạc, bác bỏ!

Sự thật đó không thể phủ nhận rằng chặng đường từ khi có Đảng là chặng đường rất đỗi vinh quang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chứng tỏ con đường cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn là hết sức đúng đắn, sáng tạo. Hiện nay đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế do Đảng ta khởi dựng, lãnh đạo, tổ chức thực hiện rất phù hợp với nhịp bước của thời đại. Đổi mới và hội nhập quốc tế là hai nhiệm vụ chiến lược thực hiện mục tiêu chung phát triển đất nước. Thành công của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi rõ rệt diện mạo của đất nước, tăng cường xung lực cho đời sống xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đất nước ta ngày càng lớn mạnh, vững chắc tạo phong độ mới, thế mới, lực mới để Việt Nam vươn tầm, có đủ sức lực và trí tuệ để sánh vai cùng bạn bè thế giới. Chúng ta tin tưởng rằng đất nước ngày càng phát triển vững chắc, tươi sáng hơn với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính điều đó đã khẳng định rằng: không một thế lực nào có thể hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Lại một suy diễn không có cơ sở của Đông A


           Lợi dụng việc vừa qua lãnh đạo Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao có các chuyến công tác, làm việc tại Trung Quốc, Mỹ, Nga, ngày 01/4, trang facebook đài VOA đăng bài: “Nền “ngoại giao trục lợi” của Hà Nội liệu sẽ hiệu quả?”. Nội dung bài viết thể hiện âm mưu kích động, chống phá đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta. Bởi vậy, cần đấu tranh, phê phán, vạch mặt việc làm phản nước, hại dân của Trần Đông A.

Cần khằng định rõ rằng Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,… với mục tiêu cao nhất là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc. Bức tranh sinh động về quá trình thực hiện đường lối đối ngoại chắc chắn về chiến lược, lợi ích; sự uyển chuyển trong cách thức tiến hành đã hình thành trường phái “ngoại giao cây tre”. Qua đó, giúp đất nước ta vượt qua những khó khăn chồng chất do hậu quả chiến tranh để lại và sự bao vây cấm vận; tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia và cộng động quốc tế; giúp Việt Nam có thêm nhiều bạn bè, đối tác, thu hút được nguồn lực đầu tư cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Những kết quả quan trọng của công tác đối ngoại và ngoại giao đã góp phần vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử: “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, được các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước lớn tôn trọng, đánh giá cao.

Một thực tế hiển nhiên trong quan hệ ngoại giao giữa các nước là phải bảo đảm sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Có như vậy mối quan hệ mới đi vào thực chất, phát triển, bền vững. Những năm qua, Việt Nam luôn xây dựng, phát triển quan hệ ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước, kể cả các nước lớn, bảo đảm cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, cùng phát triển và không chịu sự chi phối của bất kỳ quốc gia nào, thế lực nào khác. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới (có cả 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc); trong đó, hơn 30 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; 07 nước là đối tác chiến lược toàn diện (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia). Việt Nam trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), v.v. Vì thế, việc lãnh đạo Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao,… có các chuyến công tác, làm việc tại các nước, nhất là các đối tác chiến lược toàn diện, như: Trung Quốc, Mỹ, Nga để củng cố, tăng cường hợp tác,… là việc cần làm và diễn ra hoàn toàn bình thường.

Do đó, việc Trần Đông A lợi dụng các hoạt động ngoại giao trên rồi suy diễn rằng đó là “nền ngoại giao trục lợi” là vô lý, không có cơ sở; cần đấu tranh bác bỏ./.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

ĐỪNG LỢI DỤNG HAI TỪ "TUỔI TRẺ" NỮA!



Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai. Tuổi trẻ là tương lai đất nước, của thế giới, là động lực giúp cho xã hội phát triển và tiến bộ. Thế nhưng hiện nay, không ít các bạn trẻ, cả nam và nữ, cả thanh niên, cả thiếu niên lại đang lạc lối trong chính tuổi trẻ của mình.
Dạo một vòng Facbook. Thật đáng suy ngẫm! Cũng chỉ là những bức ảnh sống ảo, cũng chỉ là những video clip vô tri câu veiw, câu like, cũng chỉ là những status dạy đời, dạy "cách sống", "cách chơi" của mấy anh chàng, cô nàng tuổi mới lớn. Chỉ toàn là rác!

"Tuổi trẻ cứ sai lầm đi, coi như là trải nghiệm và cũng là bài học để sau này có cái mà để đời" hay "Ước mơ tuổi đôi mươi"... Những câu từ sao mà hay đến thế, nhưng ơ kìa.... sao kèm theo đó lại những video clip đua xe, bốc đầu, hình ảnh 1 chiếc xe độ pô... thế kia? Tại sao không phải là hình ảnh một bạn trẻ dắt người cao tuổi qua đường hay hình ảnh các bạn trẻ nhặt rác làm sạch môi trường...?

Bốc đầu xe lên, bạn thấy mình thật bản lĩnh ư? Nẹt pô, độ pô là đam mê tuổi trẻ ư? Đừng nhầm lẫn giữa "bản lĩnh" với "máu liều", giữa "đam mê" và "nghiện ngập".

Đừng lấy tuổi trẻ ra làm cái cớ để vi phạm pháp luật, để che đi những suy nghĩ biến thái trong đầu các bạn! Thứ mà các bạn đang gọi là "đam mê tuổi trẻ", "sai lầm tuổi trẻ", "bài học tuổi trẻ" chính là nỗi đau, là sức khoẻ, là tính mạng, là hạnh phúc của người khác hoặc của chính bản thân, gia đình, người thân bạn đấy.
Đừng cố cưa sừng làm nghé nữa bạn ơi! Bạn đã đủ tuổi để nhận thức đúng - sai rồi, bước ra đời và làm những việc có ích đi thôi, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình như lời Bác đã dạy.

Đừng cố sai để "ngày sau sửa"! Tai nạn rồi thì sửa làm sao? Cơ hội nào để cho bạn làm lại? Đớn đau này bạn để lại cho ai?
Đừng lợi dụng hai từ "Tuổi trẻ" nữa!./.