Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

Việt Tân thay Vatican đòi đất?



Thanh Yên

Ngày 23/12/2023, Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm Tổng Giám mục Marek Zalewski làm Đại diện thường trú đầu tiên của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam. Đây được xem là một sự kiện quan trọng góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, đồng thời tăng cường trao đổi giữa Việt Nam và Toà thánh. Là một lực lượng không ngừng lợi dụng các mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc để kích động người dân lật đổ chế độ, và thường xuyên tìm cách lợi dụng cộng đồng Kito giáo, giới chống cộng cờ vàng đã phản ứng với sự kiện này bằng những lời bình luận đâm chọc, nhằm mục đích phá hoại mối liên kết mới được tạo ra. Chẳng hạn, hôm 01/01/2024, fanpage của Việt Tân đã đăng bài viết nói rằng sau những tiến triển ngoại giao vừa đạt được giữa hai bên, Việt Nam nên “trả lại” khu đất từng là nơi đặt Toà Khâm sứ Hà Nội, “tức là Đại Sứ quán của Vatican ở Việt Nam”, “để tỏ ra có thiện chí và cũng là hợp đạo lý”.

Trước Việt tân, một số linh mục cực đoan và đám tay chân là “thân hữu của Việt tân” trong nước đã nêu ra yêu sách này. Tuy nhiên luận điểm nêu trên có thể hiện chút “thiện chí” và “đạo lý” nào từ phía các thành phần chống cộng khoác áo “đấu tranh dân chủ” này hay không? Chỉ cần search Wikipedia, bất cứ ai cũng có thể biết thông tin về các cuộc biểu tình đòi khu đất số 42 Nhà Chung, tức là nơi đặt Toà Khâm sứ Hà Nội trước đây, mà một số giáo dân Công giáo ở Hà Nội bị số linh mục chống phá kích động, từng thực hiện trong các năm 2007 và 2008. Chịu ảnh hưởng bởi một số linh mục cực đoan, số giáo dân này cho rằng khu đất vừa nêu lẽ ra phải thuộc sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội. Lý do là sau khi cho Hội Thừa sai Paris mượn đất để xây Toà Khâm sứ, Toà Giám mục Hà Nội đã được Hội Thừa sai làm giấy trả lại đất khi rời Hà Nội vào năm 1954. Trong khi đó, phía chính quyền thành phố Hà Nội thì cho rằng khu đất này đã trở thành đất công, vì ngày 24/11/1961, quản lý Tòa tổng Giám mục Hà Nội là linh mục Nguyễn Tùng Cương đã tiến hành bàn giao nó cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý.

Chúng ta thấy gì khi nhìn lại lịch sử tranh chấp này? Không khó để nhận ra rằng trong cả hai bên tham gia tranh chấp, là giáo dân và chính quyền thành phố Hà Nội, chẳng ai cho rằng khu đất này vẫn còn là sứ quán của Vatican. Ngay cả giáo dân cũng nhìn nhận rằng sứ quán đã trả lại đất cho Toà Giám mục Hà Nội vào năm 1954. Như vậy, Việt Tân và đám “thân hữu” kia đã bịa ra cái vấn đề “trả lại sứ quán cho Vatican” để đâm chọc mối liên kết mới hình thành, trong khi cả Vatican lẫn những giáo dân biểu tình trước đây đều không đưa ra đòi hỏi đó.

Thêm nữa, việc xem Toà Khâm sứ Hà Nội là Đại Sứ quán của Vatican tại Việt Nam có hợp logic không? Toà Khâm sứ Hà Nội tồn tại từ năm 1950 đến 1954, trong thời gian Pháp tái chiếm miền Bắc Việt Nam và thiết lập lại chính quyền bảo hộ. Như vậy, đó là sứ quán của Vatican ở Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, chứ không phải là sứ quán của Vatican tại Việt Nam. Việt Tân đưa ra một quan điểm như vậy, thì cũng không khác nào đòi thừa nhận tính chính đáng của chính quyền bảo hộ, và phủ nhận nền độc lập mà người dân Việt Nam đã mất nhiều xương máu để đạt được.

Thái độ đó của Việt Tân không hiếm gặp trong giới chống cộng. Cho đến nay, vẫn còn nhiều nhà chống cộng tuyên truyền rằng người Pháp chỉ sang Việt Nam để khai hoá văn minh, chứ không làm hại gì cho người Việt. Bản thân Việt Tân cũng không ngừng đăng tải các bài viết lặp đi lặp lại cái luận điệu “nước nào theo Mỹ thì giàu, nước nào chống Mỹ thì nghèo” để kêu gọi dựng lại một chính quyền lệ thuộc Mỹ ở Việt Nam. Đó là một luận điệu ngu xuẩn, nếu ta nhớ đến tình trạng nghèo đói, tham nhũng, loạn lạc mà Mỹ đã mang đến cho những vùng đất có chính quyền bù nhìn phụ thuộc vào họ thời gian gần đây, như Afghanistan và Iraq.

Việt Tân nói riêng, và các nhà chống cộng cờ vàng nói chung, thực ra không quan tâm đến độc lập hay đạo lý. Họ chỉ lợi dụng những khẩu hiệu đó để kích động người dân lật đổ chế độ, nhằm giúp họ trả thù và thâu tóm quyền lực ở Việt Nam. Những lời lẽ mà Việt Tân đang tung ra không hề liên quan đến Vatican, và thái độ hằn học của họ cũng không liên quan. Các giáo dân Công giáo ở Việt Nam nên nhìn rõ điều này để không bị họ lợi dụng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét