Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

CTMMedia, những kẻ “đổ vấy”?..

Trần Dân

Sự đồi hỏi, yều cầu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường là chính đáng và công bằng . Xung quanh vấn đề này những kẻ phản quốc lưu vong ngay tại Mỹ và phương Tây lại tung lên mạng xã hội, xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa chính đáng và công bằng của Việt Nam.


Ngày 28/1/2024 trang CTMMedia lại mượn danh Đinh Hoang Thắng nào đó có bài: “…Việt Nam không nên ‘đổ vấy’ cho Mỹ!”.



Với bài này xin chia sẻ với bạn đọc mấy suy nghĩ.

Thứ nhất, thế nào là “ đổ vấy” ?..

Theo ý nghĩa thông dụng, khẩu ngữ “ đổ vấy” có nghĩa là đổ bừa lỗi cho người khác, để trút trách nhiệm ,làm hỏng lại đổ vấy cho người khác, đồng nghĩa là đổ điểu, đổ thừa, đổ vấy đổ vá…

Cũng theo nội dung chủ yếu, việc được công nhận nề kinh tế thị trường sẽ giúp Việt Nam sẽ có lợi thế trong các cuộc điều tra chống phá giá, trợ cấp.Trong khi nền tế thị trường của Việt Nam ngày càng hòa nhập với cộng đồng quốc tế, ngày càng hiệu quả tích cực. Đấy chính là lợi ích kinh tế, nhất là kinh tế xuất nhập khẩu. Tính đến nay đã có 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trong đó có các nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mới nhất, Vương quốc Anh đã có Thư chính thức công nhận quy chế thị trường của Việt Nam. Chỉ còn có Mỹ và một số nước khác chưa công nhận.

Vì thế, đây là đòi hỏi chính đáng, công bằng với các nước đã công nhận nền kinh tế thị trường. Điều này đã được công khai nêu rõ trong các cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Việt Nam. Gần nhất Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hôm 19/9 tại Washington đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đặc biệt, được thể hiện trong Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden về nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện cuối năm 2023.

Như vậy, việc ề nghị Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường là một sự đòi hỏi hoàn toàn chính đáng và công bằng, minh bạch vì lợi ích của đất nước không có gì khuất tất.Vậy đâu là sự “ đổ vấy” ? Ai đổ vấy cho ai ? Nếu có chăng thì Mỹ còn chù chừ , thiếu trách nhiệm trong quan hệ song phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã có nhiều tiến triển tích cực nhiều năm qua ?.., Càng thấy không có chuyện Việt Nam “ đổ vấy” Mỹ. Chính sự xuyên tạc này CTMMedia đã lấp liếm , xuyên tạc “ đổ vấy” cho Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam không bao giờ có kinh tế thị trường tự do…

Hiện đang tồn tại hai mô hình kinh tế thị trường . Đó là kinh tế thị trường TBCN, kinh tế thị trường tự do và Kinh tế thị trường XHCN, thị trường định hướng XHCN. Hai mô hình này đang vận hành theo những nguyên tắc , cơ chế đặc thù riêng nhưng đều bình đẳng, không mô hình nào lấn át, triệt tiêu mô hình nào.

Trái lại, đều đang hội nhập vào cộng đồng thị trường thế giới để phát triển. Đây cũng là xu thế phát triển khách quan, tất yếu chung của tất cả các mô hình kinh tế tòa cầu. Thực tiễn đã cho thấy không có sự canh tranh, chè ép tho kiểu cá lớn nuốt cá bé, hoặc kìm hãm lẫn nhau. Nếu có hiện tượng nào đó che vào thì trước, sau hiện tượng đó sẽ sớm mất đi không thể tồn tại.

Cho nên, viêc các nước công nhận nền kinh tế thị trường của nhau sẽ đem lại lợi thế cho cùng mục đích phát triển năng động, hiệu quả hơn đáp ứng lợi ích cho tất cả các bên. Chính điều này tạo nên động lực phát triển chung cho nền kinh tế toàn cầu.

Với những căn cứ khách quan trên thì không thế lấy lý do vì Việt Nam là nền kinh tế thị trường thị trường XHCN, không phải là nền kinh tế thị trường tự do, khác với Mỹ và một số nước tư bản phương Tây mà Mỹ chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam . Lại càng không thể nói Việt Nam “đổ vấy” cho Mỹ. Việt Nam cần ở Mỹ và một số nước tư bản phương Tây cần sớm tỏ rõ thiện chí của mình.

Chính vì thế, CTMMedia nêu ra điều kiện rằng : “…Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình.”.

Hay : “…Bởi vì, nếu thị trường định hướng XHCN trở thành ‘mô hình trong thực tiễn’ thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không phải chỉ thị cho Đại sứ Việt Nam ở Mỹ yêu cầu (hay thúc giục) Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam có thị trường tự do.”

Hoặc : “…Chừng nào vẫn kiên trì kinh tế thị trường định hướng XHCN, kiên trì nhà nước cảnh sát (án bỏ túi, họp án giữa các cơ quan tư pháp) và xã hội toàn trị (hiếm có nước nào lực lượng công an đông đến thế, ngân sách gấp 14 lần cho giáo dục)… Với ‘tam vị nhất thể’ ấy, thì chính Việt Nam tự dán nhãn cho mình, chứ sao lại ‘đổ vạ’ cho Mỹ?..”

Vậy, có phải là điều kiện mặc cả, bắt ép Việt Nam phải tam quyền phân lập, phải nhà nước xã hội dân sự,…theo thể chế chính trị Mỹ và phương Tây ?… Nếu đúng, thì đó lại là nhằm tuyên truyền cho luận điệu, thủ đoạn thực hiện âm mưu thay đổi chính quyền, chế độ chính trị hiên nay của Việt Nam ?..Nếu đúng thì một lần nữa, CTMMedia cùng với các lực lượng thù địch mượn cớ công nhận kinh tế thị trường can thiệp thô bạo, trắng trợn vào Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhân được.

CTMMedia và các thế lực thù địch nên nhớ với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam cùng với một số nước đang thực thực hiện đã là… mô hình trong thực tiễn …và đang đem lại kết quả tích cực , ngaỳ càng thêm tính ưu việt hơn hẳn. Kiên trì mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự, kiên trì, kiên định đúng đắn, đảm bảo ổn định, phát triển chiến lược kinh tế đất nước. Không kẻ nào, xuyên tạc, phủ nhận được. Sẽ không bao giờ có nền kinh tế thị trường tự do ở Việt Nam.

Còn việc yêu cầu Mỹ sớm công nhận vừa là thao tác nghiệp vụ, vừa là thiện chí tôn trọng quyền của Mỹ chứ không phải ý đồ gì khác .

Hãy thôi đi đừng giở trò thách đố như trò trẻ con, trò bịa đặt, xuyên tạc thâm độc, một luận điệu, thủ đoạn chống phá đất nước từ lâu CTMMedia.

Như thế chính CTMMedia và thù địch mới là những kẻ… “đổ vấy”… bậy bạ, lung tung./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét