Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024

Điều căn cốt của một học thuyết, nhất thiết phải bảo vệ, giữ gìn


Bá Nguyên

1. Vin vào cái cớ CNTB đương đại đang đổi mới, thích nghi và phát triển mạnh mẽ, dành nhiều thành tựu to lớn, còn Việt Nam lại “đang tụt hậu xa hơn về kinh tế”, “đổi mới không thành công”; những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta cho rằng, nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho Việt Nam “tụt hậu”, “lao dốc”, bị “dậm chân tại chỗ” là vì “Đảng Cộng sản Việt Nam bảo thủ, trì trệ”; cứ “khư khư bám lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH đã cũ, lỗi thời.

Cùng với đó, họ cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không có năng lực lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Hơn thế, Đảng không thể lãnh đạo phát triển kinh tế, không thể làm cho Việt Nam “cất cánh”, trở thành “con Rồng, con Hổ ở châu Á” nên việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng luôn bị trục trặc, “chắp vá”, không thành công; chính nó đang trở thành lực cản, kìm hãm quá trình đổi mới đất nước, làm cho Việt Nam “lao dốc”, “bị giặc ngoại bang dòm ngó”, có “mưu đồ thôn tính, xâm lược”, v.v..

Sự phi lý của luận điệu trên đã được một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị “té nước theo mưa”; đã “a dua”, vào hùa nói theo, phụ họa theo kiểu “kẻ tung người hứng” rất lố bịch với những quan điểm sai trái, hết sức phản động. Gần đây, trên các trang mạng xã hội, nhất là VOA, RFA, RFI, YOUTUBE, BBC…, người ta đã bàn nhiều về số phận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là học thuyết hình thái kinh tế – xã hội – một nội dung đặc biệt quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta; rồi quy kết hết sức phản động đối với học thuyết này.

Phần lớn các ý kiến của các học giả, chính khách đều thừa nhận giá trị tiến bộ, khoa học, cách mạng và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác – Lênin; khẳng định sự cần thiết phải có của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thế giới hiện đại. Thế nhưng, đã có không ít quan điểm sai trái cho rằng, “chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận về CNXH đã là của quá khứ”, “chỉ phù hợp với thế kỷ XX; không phù hợp với thế kỷ XXI”. Từ đó, họ quy kết một cách võ đoán đầy tính cáo buộc, rằng “học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đã tiêm nhiễm “nọc độc”, vào đầu óc của Đảng Cộng sản Việt Nam”, “làm cho các lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam rơi vào CNXH không tưởng mới”…

Tại sao khi chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, các thế lực thì địch, phản động lại chĩa mũi nhọn vào việc xuyên tạc, phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin một cách điên rồ và quyết liệt như vậy? Phải chăng học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức, biện pháp “kết liễu” mọi sự dối trá, dã man của hình thái kinh tế – xã hội với bản chất của chế độ áp bức, bóc lột, bất công; chỉ ra biện pháp kết thúc sự thống trị của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản; dẫn đường cho giai cấp vô sản đấu tranh tự giải phóng mình, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp – xã hội XHCN, giai đoạn đầu của CNCS. Vì lẽ đó, nó trở thành hòn đá tảng trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, là nền gốc và là nội dung trọng điểm trong hệ tư tưởng của giai cấp vô sản – nền tảng tư tưởng của Đảng ta, có giá trị định hướng nhận thức, chỉ đạo hành động, đóng vai trò thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng thống trị nền tảng tinh thần của phong trào công nhân, tự giác trở thành hạt nhân lý luận trong nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Những người có quan điểm đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin hiểu rằng, chừng nào còn có học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của C. Mác thì chừng ấy còn có sự thống trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, còn có Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, cũng như cuộc đấu tranh không khoan nhượng của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, đòi thủ tiêu giai cấp bóc lột.

Đó là nguy cơ đe dọa sự tồn tại của CNTB, con đường dẫn đến sự diệt vong mang tính tất yếu của gai cấp tư sản. Rõ ràng là, sự tồn tại và lan tỏa học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của C. Mác và con đường đi lên CNXH là bất lợi, hoàn toàn có hại cho CNTB. Vì vậy, họ phải hành động; phải dùng thuyết âm mưu để chống phá học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của C. Mác – một nội dung đặc biệt quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản – chủ nghĩa Mác – Lênin.

2. Đối lập với quan điểm sai trái nêu trên; đối với chúng ta, nhận thức và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin là yêu cầu khách quan để kiên định mục tiêu, con đường đi lên CNXH; tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thành công. Điều đó đòi hỏi chúng ta đồng thời phải thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kép: a) vừa phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh đập tan các quan điểm sai trái, phản động, thù địch; b) vừa phải biết vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp tục làm sáng tỏ mục tiêu, con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Đây là những vấn đề hệ trọng vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự an nguy của chế độ; vận mệnh và lợi ích quốc gia – dân tộc, sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng của Việt Nam. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ giá trị và ý nghĩa học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời điểm hiện nay là vấn đề lý luận – thực tiễn thời sự cấp bách, rất đáng quan tâm đối với danh dự, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì “còn Đảng còn mình”, còn Đảng còn có thành quả cách mạng, giá trị cao nhất bảo đảm cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Coi thường, xa rời học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng sẽ bị lung lay, chế độ ta sẽ bị đe dọa. Bài học từ sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu hơn 30 năm trước đây còn nguyên giá trị, luôn nhắc nhở chúng ta không được lặp lại “vết xe đổ” ấy./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét