Hằng năm, tổ chức
Phóng viên không biên giới (RSF) đều tự cho mình thực hiện quyền “báo cáo” với
thế giới tình hình tự do báo chí. Mới đây, RSF công bố báo cáo “Chỉ số tự do
báo chí thế giới năm 2023”, trong đó, Việt Nam xếp hạng 178. Ngay sau đó, các
trang mạng xã hội của các thế lực thù địch, báo điện tử tiếng Việt (BBC, RFA,
VOA, RFI… và một số tổ chức, cá nhân cơ hội, suy thoái về tư tưởng chính trị,
phản động tung hô, sử dụng làm tài liệu để quy kết, vu khống Việt Nam không có
tự do báo chí; báo chí ở Việt Nam bị Nhà nước quản báo chí theo chế độ “đăng
ký”, “bị kiểm duyệt”, “hà khắc”, v.v. Chúng cho rằng “Thể chế hiện nay không tạo
môi trường để thay đổi báo chí được mà phải thay đổi thể chế sâu rộng”; “Nhà nước
phải cho phép báo chí tư nhân hoạt động”,… Để có được “tự do báo chí”, chúng hô
hào, kêu gọi thay đổi thể chế chính trị, thành lập “xã hội dân sự”, tiến tới
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây
chỉ là chiêu thức cũ rích, “Bổn cũ soạn lại” và chẳng lừa được ai!
Thực
tế cho thấy, ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều được Nhà nước
đảm bảo theo quy định Hiến pháp, pháp luật và thông lệ quốc tế. Điều 25, Hiến
pháp nước Cộng hoàn XHCN Việt Nam năm 2013, khẳng định: “Công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin… Việc thực hiện các quyền này
do pháp luật quy định”. Tại Khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã
khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc
thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Điều 10, Luật Báo chí nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam năm 2016, quy định rõ quyền tự do báo chí của công dân, gồm: 1. Sáng tạo
tác phẩm báo chí; 2. Cung cấp thông tin cho báo chí; 3. Phản hồi thông tin trên
báo chí; 4. Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện
sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in. Điều 11 của Luật, quy định rõ quyền
tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, gồm: 1. Phát biểu ý kiến về tình
hình đất nước và thế giới; 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 3. Góp ý kiến, phê
bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Như
vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được Nhà nước bảo đảm theo
quy định pháp luật và tương thích với Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền:
“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến
mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin
và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên
giới”.
Không
chỉ chỉ vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, Luật Báo chí 2016
cũng đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước là phái tạo điều kiện để phát triển
báo chí. Tại Điều 5, quy định, Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí, gồm:
1. Có chiến lược, quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí; 2. Đầu tư
có trọng tâm, trọng Điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về
chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng
công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí; 3. Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ
chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng,
người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện
kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải
đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ; 4. Hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng
và địa bàn,…
Do được
Nhà nước bảo đảm bằng pháp luật, tạo điều kiện trên thực tế, nên nền báo chí Việt
Nam phát triển mạnh mẽ, quyền tự do ngôn luận, tụ do báo chí của người dân ngày
càng tốt hơn. Tính đến tháng 5, năm 2023, Việt Nam đã có 127 tờ báo, 670 tạp
chí (327 về lý luận chính trị và khoa học, 72 về văn học nghệ thuật), 72 đài
phát thanh, truyền hình, 77 kênh phát thanh trong nước, 194 kênh truyền hình (7
kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình địa phương), 57 kênh nước
ngoài, với khoảng 41.000 người làm báo trên 16 ngàn nhà báo được cấp thẻ. Các cơ
quan báo chí đều được Nhà nước định hướng xây dựng hiện đại, đa phương tiện;
các người làm báo được đạo tạo cả về đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực, kỹ
năng tác nghiệp đáp ứng với sự phát triển đất nước, nhu cầu của người dân. Báo
chí ở Việt Nam là diễn đàn tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật Nhà nước; thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân
dân; là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân; thực hiện chức năng phản biện xã hội;
định hướng dư luận; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm
an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam giàu
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Không chỉ vậy, ở Việt Nam, còn có gần 40
hãng truyền thông quốc tế, điển hình như: CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng
thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Hãng thông tấn
Rossiya Segodnya (Nga),… hợp tác và đặt trụ sở. Ở Việt Nam, các nhà báo quốc tế
được Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp; các kênh truyền thông,
báo chí, như: CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg đều được người
dân tiếp cận dễ dàng, thuận tiện mà không bị cản trở bởi biện pháp công nghệ
hay pháp lý.
Cùng
với đó, ở Việt Nam Internet đã trở thành “một phần tất yếu” trong cuộc sống
của mọi tổ chức và cá nhân. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng
Internet hàng đầu thế giới, với 69% người sử dụng, cao hơn mức trung bình của
thế giới (51,4%). Chính vì thế, ở Việt Nam, các trang mạng xã hội (Facebook,
YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram…) đều phát triển mạnh mẽ. Thông
qua các trang, mạng này, người dân Việt Nam học tập, chia sẻ thông tin, bày tỏ
quan điểm, ý kiến về mọi vấn đề, lĩnh vực đời sống xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức
trong hệ thống chính trị Việt Nam đã sử dụng mạng xã hội để làm việc, giải quyết
các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp
thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Như
vậy, ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Nhà nước tôn trọng,
bảo đảm. Đó là hiện thực khách quan không thể bác bỏ. Nhân đây, cũng xin nói rằng
RSF, có trụ sở tại Pháp, tồn tại và hoạt động bằng phần lớn nguồn hỗ trợ kinh
phí của một số tổ chức, cá nhân cơ hội, chống cộng cực đoan phương Tây. Thực chất
hoạt động của RFS là tuyên truyền nền dân chủ phương Tây, nếu quốc gia nào
không thực hiện các tiêu chí dân chủ phương Tây thì ra sức xuyên tạc, bôi nhọ,
thậm chí kích động, cổ suý cho hoạt động bạo lực gây rối loạn xã hội, lật đổ chế
độ của quốc gia đó. Việc, RSF vẫn xếp Việt Nam thứ 178, nằm trong nhóm các quốc
gia đứng cuối trong “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên năm 2023”
là không có gì lạ. Bổn cũ soạn lại của RSF chẳng lừa được ai./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét