Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

 


Theo đó, trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để bàn bạc, nghiên cứu tiếp thu, đảm bảo các chính sách được đề xuất sau khi luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, sát dân, gần dân, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần bảo đảm hài hòa các quyền, lợi ích trong xã hội.

Thông qua việc lấy ý kiến của người dân, người hoạch định chính sách sẽ có thông tin thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội hiện có. Từ đó, văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao, phù hợp với tâm tư nguyện vọng, lợi ích của đa số quần chúng nhân dân thì văn bản sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, niềm tin của nhân dân đối với chính quyền sẽ được củng cố. Việc lấy ý kiến người dân cũng là hình thức tuyên truyền mang tính tích cực, chủ động để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, thảo luận, tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật, tạo thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.                    

Âm mưu phía sau những luận điệu xuyên tạc

Thực hiện kế hoạch của Chính phủ, Bộ Công an được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật quan trọng gồm: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật Căn cước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, với âm mưu chống phá, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và các tổ chức phản động lợi dụng quá trình Bộ Công an triển khai lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật nêu trên để đưa ra đủ luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Các đối tượng cho rằng, Việt Nam muốn hạn chế các quyền tự do dân chủ rồi ban hành luật để trói buộc, gò ép người dân, thậm chí chúng còn lôi kéo, kích động người dân phản đối các dự luật khi đưa ra lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân.

Lướt qua các mạng xã hội Facebook, Youtube… hay các phương tiện truyền thông nước ngoài như đài BBC tiếng Việt, RFA, VOA cho thấy những chiêu trò chống phá khi liên tiếp đăng tải, phát tán các bài viết có nội dung xuyên tạc các dự án luật. Chẳng hạn, khi nói về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, các đối tượng tung ra bài viết cho rằng, Nhà nước muốn tạo ra một mạng lưới chân rết quần chúng sát với từng người dân để nắm được từng chân tơ kẽ tóc, mọi hoạt động của dân, rồi hạch sách, nhũng nhiễu… gây nguy hại cho dân; nếu hình thành một lực lượng như thế thì gần như là lực lượng bán vũ trang, rồi chi phí dụng cụ hành nghề, thậm chí có thể là vũ khí nóng gây bất an cho dân... Từ đó hướng lái vấn đề “lực lượng này dù có hợp nhất hay không cũng sẽ không giữ được ANTT như mong muốn của nhà cầm quyền cộng sản khi soạn luật mà nó sẽ làm mất ANTT và xã hội sẽ trở nên hỗn loạn hơn”...

Ngay sau đó, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong liền đăng tải các bài viết nhằm bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và kích động người dân. Đây là những luận điệu xuyên tạc nhằm dẫn dắt, hướng lái dư luận, tạo ra nhận thức lệch lạc, thái độ phản đối, chống phá đối với dự án luật. Từ việc xuyên tạc nội dung trong dự án luật, các đối tượng hướng đến bôi nhọ hình ảnh lực lượng vũ trang, bôi nhọ chính sách quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cho rằng cách làm như vậy là sai lầm, làm mất vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế! Cùng với việc vu khống, bôi nhọ cán bộ, đảng viên, các đối tượng tìm cách tâng bốc những người bất mãn, cơ hội chính trị, coi những đối tượng hoạt động tuyên truyền, chống phá nhà nước bị pháp luật xử lý là những “nhà dân chủ”; cổ vũ tư tưởng dân tộc cực đoan, kích động "lòng yêu nước" để tụ tập, biểu tình chống đối nhằm tới mục tiêu "cách mạng đường phố", "cách mạng màu" để thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết ban hành các dự án luật

Trái ngược với những luận điệu xuyên tạc, phá hoại nói trên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại biểu Quốc hội và người dân ở các tỉnh, thành phố qua quá trình nghiên cứu, thảo luận đã khẳng định, việc ban hành các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo nói trên là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan. Điều này xuất phát từ sự đa dạng, phức tạp của công tác bảo đảm ANTT, luôn có sự biến động, thay đổi, đòi hỏi các quy định pháp luật phải được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Với những vấn đề mới khi đưa ra thảo luận, đóng góp ý kiến, có những ý kiến đồng tình hoặc chưa tán thành nội dụng, vấn đề nào đó là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần tỉnh táo trước những luận điệu lợi dụng việc góp ý để xuyên tạc nhằm tạo ra nhận thức lệch lạc, suy giảm niềm tin, kích động tâm lý, thái độ chống đối, phá hoại dự thảo luật, sâu xa hơn là chống phá chế độ, Đảng và Nhà nước.

Các dự án luật trên có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; tăng cường quản lý nhà nước và bảo đảm quyền lợi của công dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng CAND. Tạo cơ sở vững chắc giúp lực lượng Công an chủ động trong công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách về bảo đảm an ninh trật tự, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị.

Đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động gây tâm lý hoài nghi, dao động, ảnh hưởng đến mục tiêu giữ vững sự ổn định và bảo đảm ANTT ngay từ cấp cơ sở. Do vậy, chúng ta cần nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn để có cách thức đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái.

Cần thấy rằng, việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là sự cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trong đó CAND là lực lượng nòng cốt, bảo vệ ANTT từ xa, từ sớm, từ cơ sở. Việc xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các nhà khoa học, các cơ quan chức năng trước khi hoàn thiện để Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở.

Hiện nay, cùng với lực lượng Công an, trên địa bàn cấp xã có sự tham gia bảo vệ ANTT của các lực lượng: Bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục sử dụng. Các lực lượng này được gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là lực lượng quần chúng do UBND cấp xã thành lập, quản lý, duy trì hoạt động, hỗ trợ lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa bàn cấp xã. Mặc dù vậy, hiện nay mỗi nơi từ tên gọi đến tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng khác nhau, không rõ ràng. Từ đó một số nơi gặp khó khăn trong chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, do vậy đòi hỏi cần phải được chuẩn hóa, đưa vào luật.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc bất cập, nhất là về chính sách, pháp luật. Các quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành. Mặt khác, các quy định về thẩm quyền thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ ANTT, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị chồng lấn giữa các lực lượng. Quy định về chế độ, chính sách; điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang, thiết bị hoạt động của các lực lượng này còn thiếu, chưa thống nhất.

 “Lấy dân làm gốc” là nguyên tắc cơ bản, mục tiêu xuyên suốt của dự thảo luật và phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Theo cơ quan soạn thảo, việc xây dựng, tổ chức lại lực lượng tham gia bảo vệ ANTT không làm tăng biên chế, tăng ngân sách nhà nước. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cánh tay nối dài, sâu sát với nhân dân, hỗ trợ cấp ủy, chính quyền, hỗ trợ lực lượng nòng cốt là Công an chính quy trong việc đảm bảo ANTT tại cơ sở, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã phát huy tích cực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bảo đảm ANTT địa bàn dân cư, sát dân, hiểu, nắm được tâm tư nguyện vọng nhân dân, góp phần tham gia tổ chức, thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Rõ ràng, với mục tiêu, ý nghĩa như trên, việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là thực sự cần thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, củng cố các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân và phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, những quan điểm, luận điệu lệch lạc, sai trái, chống phá việc nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành dự luật cần phải được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

"Chuồng" nào dung thứ cho những kẻ lưu manh chính trị?!

 

Chuồng chó sẽ xỉ nhục lòng trung thành của chó, chuồng heo sẽ sỉ nhục thức ăn của ta hằng ngảy. Vậy thì chuồng nào cho những kẻ lưu manh chính trị?!

Ngày 22/5/2023, Lê Trung Khoa lên trang mạng Thoibao.de xuyên tạc trắng trợn về Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tiêu đề “Trong chuồng Đảng, đồng chí nọ bóp đồng chí kia…”, Lê Trung Khoa lôi những chuyện liên quan tới việc phòng, chống tham nhũng của Đảng để xuyên tạc thành cuộc “đấu đá nội bộ”. Thậm tệ nhất là Khoa qui chụp vì độc đảng nên phe này, phái nọ thanh trừng lẫn nhau, còn như các nước có đa đảng thì không thể có chuyện phe này “bóp cổ phe kia”. Thâm ý của Khoa chính là ở chỗ, mượn cớ các vụ việc xử lý cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc đảng, dựng nên câu chuyện hoang tưởng, đậm đặc nọc độc chính trị, so sánh ông A “tội nặng” chẳng kém ông B, chức tước cũng như nhau, mà sao lại ông thì vào tù, còn ông thì cứ vô tư sống ở ngoài…; thực chất đó là trò đâm bị thóc chọc bị gạo, tung hỏa mù hòng gây chia rẽ nội bộ Đảng.

Thiếu văn hóa nhất là Khoa gọi cơ chế hoạt động của Đảng mang nặng tính “chuyên quyền, độc đoán”, giống như cái “chuồng” giam cầm tự do, dân chủ. Khoa còn xúc phạm tới thanh danh của người đứng đầu Đảng ta, loạn ngôn nói về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Dẫu biết rằng, cái trò lố bịch, rẻ tiền của Khoa chẳng làm chết được ai, nhưng nghe vẫn thấy muốn vả cho mấy cái vào mồm, ở đây không phải là bạo lực, bạo hành chính trị mà là muốn quét rác rưởi trên không gian mạng xã hội. Không biết có khi nào Khoa tự vắt tay lên trán và chất vấn lương tri, rằng mình đang bị kẻ nào nhốt trong cái chuồng chính trị, đang bị kẻ nào thao túng, dung dưỡng để ngày đêm phát loa tuyên truyền chống cộng. Vì “tự do ngôn luận”, hay vì “tự do, dân chủ, nhân quyền”, hay vì bệnh ngứa mồm chính trị. Người ta có cảm giác Khoa đang như con cuốc trong bụi rậm, ra rả kêu than cho thân phận hẩm hiu. Ai đã xua đuổi Khoa thành kẻ lưu vong, trong khi gần trăm triệu đồng bào vẫn ngày ngày gắn bó đời mình với sự biến chuyển ngày một tốt đẹp hơn trên quê hương đất nước của mình. Nguồn sống của Khoa là số lượng câu viu hay là sự bố thí bằng đồng tiền lem luốc bùn đất chống cộng do các thế lực phản động tiến hành. Dân chủ, nhân quyền “muôn năm” trong não trạng của những kẻ tuyên truyền chống phá Tổ quốc, còn độc lập, tự do thì bị chúng bán rẻ; và lương tri cũng là thứ đem ra đánh đổi lấy vài ba danh hiệu hão huyền, nào là “nhà báo tự do”, nào là “chiến sĩ đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền”. Hỡi ôi! Những thứ ấy liệu có xây thành quách làm chốn nương thân cho Khoa hay không, hay đó chỉ là những cái chuồng giam cầm lũ bò đen, nhai nấm độc, phả ra mùi chống cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị độc tôn trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, được lòng dân tin yêu, bởi toàn bộ lịch sử của Đảng cho đến nay luôn nhất quán mục tiêu, luôn giữ mãi bản chất cách mạng.     

Ngày 18/2/1930, trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản (viết bằng tiếng Anh), Nguyễn Ái Quốc có gửi kèm Lời kêu gọi nhân thành lập Đảng, mở đầu Người viết:

“Hỡi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh! Anh chị em bị áp bức, bóc lột!

Đảng Cộng sản ở Đông Dương đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta”.

Như vậy, ngay từ khi mới ra đời, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi thông điệp chính trị tới những người bị áp bức, bóc lột ở An Nam. Đây là sự tiếp nối tinh thần của Bản yêu sách 8 điểm mà Nguyễn Ái Quốc ký tên, đại diện cho những người yêu nước An Nam đang hoạt động tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc Xay (ngày 18 tháng 6 năm 1919). Giá trị cốt lõi của tinh thần cách mạng gắn liền với sự kiện ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là ở chỗ Đảng lãnh đạo giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Mục tiêu tối thượng, lợi ích tối cao của Đảng thuộc về quyền con người, toàn bộ những gì tốt đẹp nhất, mang giá trị phổ quát nhất, mà các giai tầng bị áp bức thống trị khát khao nhất sẽ được Đảng soi đường chỉ lối và hiện thực hóa. Suốt 93 năm qua, với biết bao thăng trầm lịch sử, Đảng ta luôn xứng danh là Đảng của lòng dân. Đảng là nhân lõi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự ra đời của Đảng là hiện minh cho tinh thần đại đoàn kết, bởi nếu không ý thức sâu sắc về sức mạnh đại đoàn kết thì chắc chắn 3 tổ chức cộng sản đầu tiên sẽ chẳng thể tìm gặp nhau, bàn chuyện thống nhất. Câu chuyện “Cây tre trăm đốt”, câu chuyện “Bó đũa” đều dựa vào sự cách điệu của truyền thuyết “Bọc trứng Âu Cơ”. Các triều đại phong kiến Đại Việt đánh bại những đội quân xâm lăng hùng mạnh trước hết là nhờ vào tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Trần Hưng Đạo từng khái quát: Thắng được quân Mông – Nguyên chính là nhờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước giúp sức. Nguyễn Trãi từng chỉ ra sức mạnh đánh tan quân Minh là vì nghĩa quân Lam Sơn biết tụ nghĩa, hợp sức “bốn phương manh lệ”. Sức nặng gông xiềng hơn 80 năm thực dân phát xít đô hộ bỗng chốc tan tành, chính là vì Đảng, Bác Hồ khơi dậy được sức mạnh của muôn dân, biết “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Giả sử như, trong 15 năm vận động cách mạng, các bậc tiền bối chiến sĩ cách mạng mà thiếu ý chí sắt thép, thiếu lý tưởng giải phóng dân tộc, chỉ lo đấu đá tranh giành quyền bính thì làm sao giữ được hàng ngũ của Đảng, làm sao thuyết phục, lay động được lòng người. Lời hiệu triệu của Đảng, của Bác Hồ về tổng khởi nghĩa được đồng bào cả nước hưởng ứng nhiệt huyết, sục sôi khí thế “tấn công lên trời” chính là vì lòng dân luôn hướng về Đảng, về Hồ Chí Minh. Khi đó, Đảng không sợ hy sinh, dân không sợ chết, hết thảy đều ý thức rằng, nếu có hy sinh thì sẽ có được ngày độc lập, cái mất lớn nhất trong cuộc đời đi theo Đảng đấu tranh cách mạng chính là mất thân phận vong quốc nô.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay là cuộc đấu tranh với thói hư tật xấu, loại bỏ dần khuyết tật bẩm sinh của quyền lực. Nếu ở đâu đó, có ai đó lợi dụng chống tham nhũng để gây bè, kéo cánh thì đó cũng chỉ là hiện tượng, là nhận thức và hành vi thiếu tính cộng sản, không thể là bản chất của Đảng ta. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là biểu tượng cho giá trị đạo đức, văn minh của dân tộc Việt Nam.Cho dù kẻ nào xuyên tạc thì lòng dân Việt Nam vẫn đinh ninh lời di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”./.

 

Muốn không biết, trừ khi đừng làm!

 


Sau khi thông tin cơ quan chức năng sẽ yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội được đưa ra, không ít cá nhân, hội, nhóm “dân chủ” đã đăng đàn xuyên tạc. Tre Việt xin cùng độc giả cùng đi tìm lời giải: Tại sao vậy?

Thứ nhất, cứ mỗi khi các cơ quan chức năng chuẩn bị ban hành quy định nhằm siết chặt công tác quản lý đối với mạng xã hội nói riêng và an ninh mạng nói chung, những thông tin độc hại như nêu trên lại được các đối tượng xấu tung ra. Nổi bật là, trước khi Luật An ninh mạng năm 2018 được Quốc hội thông qua, giới “dân chủ” và thậm chí là cả một số người nổi tiếng nhưng có hiểu biết hạn hẹp đã lên mạng để rêu rao nhiều thông tin lệch lạc, chủ quan, cho rằng việc thông qua luật này là “cấm cản tự do ngôn luận”, “xâm phạm quyền riêng tư”, “gây tác hại xấu đến kinh tế”, “khiến các ông lớn công nghệ không dám hoạt động tại Việt Nam”, v.v. Song, trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, Luật An ninh mạng được thông qua đã góp phần làm trong sạch môi trường mạng cũng như bảo đảm hoạt động trên không gian mạng, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ hai, các thế lực thù địch và các zận “dân chủ” thời gian qua đã triệt để sử dụng mạng xã hội để chống phá Việt Nam. Chúng lợi dụng những khoảng trống, kẽ hở của pháp luật, những kẻ này đã lập, quản lý, điều hành hàng ngàn tài khoản mạng xã hội để lan truyền những thông tin thất thiệt, độc hại, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta. Bên cạnh đó còn là việc các gian thương quảng cáo, kinh doanh hàng giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng; việc các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện những hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn người, làm nhục người khác; vấn nạn bạo lực mạng; tình trạng xâm phạm đời tư của người khác, v.v.

Thứ ba, không phải bây giờ, mà từ trước, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, các zận “dân chủ”, chuyên núp dưới danh nghĩa “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để tung ra hàng loạt luận điệu xuyên tạc sai trái, độc hại, phi lý,... làm sai lệch bản chất sự việc nhằm tạo cớ vu cáo, tấn công chính quyền; thậm chí chúng còn kích động, lôi kéo tụ tập gây rối làm mất trật tự, an ninh. Vì thế, lần này trước thông tin cơ quan chức năng sẽ yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội được đưa ra thì những tấm “mặt nạ dân chủ” sẽ bị bóc gỡ; đây là điều mà các “con buôn dân chủ” không hề mong muốn. Vì vậy, như “đỉa phải vôi” chúng lập tức “lu loa” rằng: “Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi một nỗ lực đa hướng để kiểm soát bất cứ điều gì người dân Việt Nam thể hiện trên Internet, như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm kiểm duyệt bất cứ điều gì chỉ trích Chính phủ”, “bằng cách buộc người dùng mạng xã hội tiết lộ danh tính cá nhân thực của họ, nhà chức trách Việt Nam xâm phạm quyền riêng tư của họ, dễ dàng đe dọa và đàn áp người dân hơn”, v.v.

Thứ tư, thực tiễn trên thế giới đã minh chứng: không có thứ “tự do vô chính phủ”, “tự do vô hạn định”, mà tự do nhưng phải tuân thủ pháp luật. Ở Việt Nam, pháp luật luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta được thực hiện các hành động tự do vô tổ chức, tự do chà đạp pháp luật, tự do xâm phạm đến lợi ích quốc gia - dân tộc. Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin trên mạng xã hội phải tuân thủ nghiêm những quy định của pháp luật để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Và như vậy, việc định danh tài khoản mạng xã hội là điều cần thiết để mỗi người dùng mạng xã hội có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Bởi, thời gian qua, mạng xã hội đã bị lợi dụng để sử dụng vào nhiều hoạt động xấu. Và, khi định danh tài khoản mạng xã hội, các cơ quan chức năng sẽ siết chặt quản lý, nhanh chóng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương trên không gian mạng. Rõ ràng, yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội không phải là “xâm phạm quyền riêng tư” hay nhằm “đe dọa và đàn áp người dân” như những gì các đối tượng xấu cố tình thêu dệt ra.

Nếu là một công dân chân chính, luôn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì chắc chắn chúng ta sẽ hoàn toàn đồng tình, ủng hộ với quyết sách này của Nhà nước; chẳng hà cớ gì mà lại “giật mình”?. Chỉ có những kẻ đang mưu đồ lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi sai trái mới run sợ “tự giật mình” trước việc yêu cầu định danh tài khoản!

 

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

Sự trơ tráo và lố bịch trong công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

             Ngày 06/5, trang facebook Chân Trời Mới Media, đăng status quả quyết rằng: “Không thể chính xác hơn!”, với những lời lẽ xuyên tạc, lố bịch về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam bằng việc dựng lên câu hỏi: “Đảng đóng vai trò gì trong việc phòng, chống tham nhũng?”. Và tự trả lời: “Không có Đảng thì làm gì có tham nhũng mà chống!”.

Cần khẳng định rõ rằng: tham nhũng là một hiện tượng xã hội, gắn liền với quyền lực nhà nước, nên không thể xóa tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. Đó là điều mà cả thế giới đều nhận thấy. Nhìn vào bảng xếp hạng CPI năm 2021 (công bố đầu năm 2022) có thể thấy rất rõ quốc gia nào cũng có tham nhũng, khác nhau chỉ ở mức độ nghiêm trọng, bởi không có quốc gia nào đạt được điểm 100 (tức là không có tham nhũng). Những nước đứng đầu bảng xếp hạng CPI là Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand, cũng chỉ đạt 88 điểm, nghĩa là vẫn có tham nhũng. Còn những nước đứng cuối bảng là Somalia, Syria và Nam Sudan chỉ đạt từ 11 đến 13 điểm, đều là các nước theo thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Bảng xếp hạng còn cho biết trong 10 năm qua (kể từ năm 2012), 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm đáng kể về chỉ số CPI, trong đó có các nước, như: Australia, Canada và Mỹ. Điều đó cho thấy tham nhũng ở những nước này trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng.

Thực tiễn ở nước ta, cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,Đảng ta chưa bao giờ buông lỏng nhiệm vụ chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Đại hội VII, Đảng ta đã khẳng định: tham nhũng, tiêu cực là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, cản trở tiến trình phát triển của đất nước, cần phải quyết liệt xóa bỏ. Để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có bước đột phá, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) của Đảng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Với cơ chế đó, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện bài bản, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh này với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Theo tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trong giai đoạn 2012 - 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 04 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến tháng 6/2022, đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao gấp 04 lần so với nhiệm kỳ khóa XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị xử lý của nhiệm kỳ khóa XII); trong đó, có 08 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Hoạt động phòng, chống tham nhũng từng bước được mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước và sang cả lĩnh vực chống tiêu cực. Nhờ đó, tình trạng tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta. Con số 93% người dân được hỏi trong cuộc điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành thời gian qua, bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã nói lên điều đó. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam còn nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã tăng hơn 30 bậc về chỉ số CPI, năm 2021 tăng 03 bậc trong bảng xếp hạng so với năm 2020.

Những kết quả cụ thể đó đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; đồng thời, là bằng chứng thuyết phục bác bỏ mọi xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch./.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam: Thực tế nói lên tất cả - Hãy đến mà xem!

 


             Những tiến bộ về tự do tôn giáo của Việt Nam đã được thể hiện sinh động trên thực tế và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thế nhưng đây đó vẫn có những cá nhân, tổ chức bằng cái nhìn phiến diện đã đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai lệch, chưa được kiểm chứng về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trên một số trang mạng co địa chỉ ở nước ngoài, họ vẫn vu cáo rằng “Việt Nam đàn áp tôn giáo”… và đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Thực tiễn cho thấy rõ, Việt Nam là một quốc gia đa dạng các loại hình tôn giáo. Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều tích cực, tốt đẹp, phù hợp với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng,  Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 24 (Chương II) của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Không chỉ được hiến định trong Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân ở Việt Nam còn được cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.

Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với hơn 55 nghìn chức sắc, hơn 145 nghìn chức việc, hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo luôn được quan tâm; 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước.  Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo tiến hành các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn tổ chức thành công ở Việt Nam, để lại ấn tượng sâu sắc, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.


Nhìn tổng quan, hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam cơ bản ổn định, đời sống tôn giáo có nhiều chuyển biến sâu sắc, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Cơ quan chức năng làm tốt công tác hướng dẫn, quản lý, từng bước đưa hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp đăng ký hoạt động xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo ở Việt Nam luôn được quan tâm. Mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào.

Nhà nước Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con giáo dân. Việc giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn giáo luôn được chính quyền các địa phương ở Việt Nam quan tâm. Nhà nước Việt Nam luôn chú ý đến công tác báo chí, tuyên truyền, in ấn, xuất bản đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân có tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường. Các lễ hội của từng tôn giáo được tổ chức chu đáo tại các cơ sở thờ tự thu hút sự tham gia đông đảo của người dân. Trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trước các sự kiện lớn, những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, các tôn giáo ở Việt Nam luôn phát huy truyền thống tốt đẹp gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”. Bằng tinh thần trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân, các tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cần khẳng định rằng những cái nhìn tiêu cực, những giọng điệu lạc lõng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam của một vài cá nhân, tổ chức như đã nêu là hoàn toàn bóp méo, xuyên tạc, không có cơ sở. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân thời gian qua đã bác bỏ hoàn toàn những nhận định hồ đồ, sai trái đó./.

 

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Anh Đài tự tin về cái vé EAD của mình hay không?!

 


Trước sự èo uột, rã đám của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”, các nhóm chống cộng cờ vàng đang tuột dốc hơn bao giờ hết. Một số ít kẻ trong nước đang nỗ lực làm đẹp “hồ sơ tị nạn” xếp hàng tại các Đại sứ quán Mỹ, Đức, … nuôi mộng được ra chấp nhận ra nước ngoài và hưởng ưu đãi dành cho kẻ tị nạn. Còn những gương mặt cờ vàng đã đi tị nạn, vốn sống dựa vào hệ thống an sinh xã hội của nước tiếp nhận và vật vã thích ứng xã hội mới để sinh tồn như Trần Thị Nga, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,…. Họ không còn đủ ý chí và sự độc lập để theo dõi tình hình xã hội ở Việt Nam một cách khách quan, chứ chưa nói đến chuyện theo đuổi các tham vọng và họ đặt ra lúc trước.

Nguyễn Văn Đài, người sáng lập tổ chức chống cộng mang tên “Hội Anh em Dân chủ”, là một ví dụ tiêu biểu. Từ khi được bảo lãnh sang Đức, Đài không ngừng khoe khoang rằng mình đã được là một công dân của “xứ văn minh”, hơn đứt quốc tịch của những người dân trong nước. Anh ta còn khoe cả những tiện nghi vụn vặt ở nước Đức – như việc được “tắm biển tại nhà” nhờ những túi nước biển bán trong siêu thị – mà không hề biết rằng mặt hàng đó cũng đang bán tràn lan ở Việt Nam. Nhưng khi trong sự khoe mẽ thái quá của Đài, dường như đang dần lộ ra những mặc cảm tự ti của một kẻ thất bại.

Chẳng hạn, để kỷ niệm 5 năm ngày sang Đức tị nạn, Nguyễn Văn Đài đã quay lại thành phố Bad Nauheim, nơi anh ta tị nạn khi trước. Trong bài đăng về chuyến đi này trên Facebook, Đài nhận quê hương mới, và nói rằng mình sang Đức “để tị nạn vì bị cộng sản trục xuất” – như thể chính phủ Việt Nam đẩy Đài sang Đức chứ thực tâm anh ta không muốn đi. Đây là một lối nói bóp méo bản chất của sự việc, nếu ta nhìn lại quá trình tị nạn của Đài.

Nguyễn Văn Đài bị bắt giữ ngày 16/12/2015, và bị kết án 15 năm tù, 5 năm quản chế vào tháng 04/2018 vì tội “Hoạt động lật đổ”. Hai tháng sau, ngày 07/06/2018, Đài và cộng sự là Lê Thị Thu Hà được đưa sang Đức dưới lý do nhân đạo “để chữa bệnh”. Nhờ đó, Đài đã ra tù chỉ sau 2 năm rưỡi, một con số quá ngắn so với bản án 15 năm tù của Đài. Nếu so con số này với số năm tù mà những thành viên khác của Hội Anh em Dân chủ đang phải thi hành cho đến nay, ta sẽ thấy Đài rất được ưu đãi.

Vì sao lại như vậy? Từ trước khi đi tù, Nguyễn Văn Đài đã có quan hệ mật thiết với đại sứ quán Đức, không chừng đã chuẩn bị sẵn cho mình lối thoát. Tất nhiên về mặt hình thức, Đài phải có đơn gửi ĐSQ Đức và xin được sang Đức với lý do nhân đạo để được phía Đức và chính quyền Việt Nam chấp thuận; nếu không có đơn và hồ sơ “nhân quyền” chuẩn bị công phu của Đài thì Bộ Ngoại giao Đức vừa không có quyền, vừa không dại gì mà mất công đưa Đài sang. Giờ Đài nói mình đi Đức vì “bị trục xuất”, chứ không phải vì tự nguyện xin đi, thì đúng là phường ngụy quân tử.

Tương tự Nguyễn Văn Đài, các thành viên khác của Hội Anh em Dân chủ đều là anh em, đồng bọn được Đài lôi kéo tham gia, đang chấp hành án cùng tội danh với Đài, thèm muốn được sang nước ngoài tị nạn. Khi mới ra tù, Đài đã hứa sẽ vận động để các gương mặt cộm cán khác của Hội cũng được ra nước ngoài tị nạn, nhưng đến nay, vẫn chưa thực hiện được lời hứa đó. Ta sẽ thấy rõ ước mơ tị nạn của giới chống cộng nếu nhớ rằng khi Lê Thu Hà xin về nước vì nhớ nhà, đông đảo các gương mặt cờ vàng đã bu vào chửi cô ta là “ngu” và “điên”. Trong mắt họ, người xin về nước vì nhớ quê hương là kẻ “ngu” và “điên”, chứ không phải là một người yêu nước hơn họ!

Nguyễn Văn Đài cũng không khác. Khi bị thách về Việt Nam mà “đấu tranh” thay vì ở ngoài chửi đổng và nói suông, Đài vỗ ngực tuyên bố rằng mình sẽ về nước để “đưa tang” chế độ. Nói trắng ra là Đài sẽ ngồi lì ở hải ngoại, đợi đàn em và nước ngoài lật đổ chế độ hộ mình rồi mới chạy về nhận công, ngư ông đắc lợi. Trong lúc đó, bao nhiêu thành viên Hội Anh em Dân chủ mê muội tin vào viễn cảnh Đài vẽ cho họ, sẽ phải hy sinh cho tham vọng của Đài như những con tốt thí?!?.

Đa số giới chống cộng cờ vàng hiện nay cũng không khác Nguyễn Văn Đài. Tháng trước, khi Phạm Thanh Nghiên sang Mỹ tị nạn, RFA tiếng Việt đã than phiền rằng trong những năm gần đây, cái lệ đưa người đi tị nạn nhân các chuyến thăm ngoại giao cấp cao đã không được tiến hành thường xuyên lắm. Dưới phần comment của các trang chống cộng, ta có thể bắt gặp vô số ông bà cờ vàng sồn sồn khoe mẽ rằng mình được “là công dân của một nước văn minh”. Họ không ngại tỏ ra thượng đẳng so với người dân trong nước, khiến người ta phải tự hỏi họ đang muốn giành đất nước làm của riêng trong tay mình hay thật sự “đấu tranh vì dân”. Thực ra những cử chỉ khoe mẽ lố bịch của họ và Nguyễn Văn Đài chỉ nhằm khỏa lấp cái mặc cảm tự ti của kẻ thất bại lưu vong, và xoa dịu nỗi lo trước cái thực tế rằng hội nhóm của họ đang ngày càng lụi bại./.

 

Việt Nam - Mục tiêu của những điều vô lý

 


Hằng năm, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đều tự cho mình thực hiện quyền “báo cáo” với thế giới tình hình tự do báo chí. Mới đây, RSF công bố báo cáo “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2023”, trong đó, Việt Nam xếp hạng 178. Ngay sau đó, các trang mạng xã hội của các thế lực thù địch, báo điện tử tiếng Việt (BBC, RFA, VOA, RFI… và một số tổ chức, cá nhân cơ hội, suy thoái về tư tưởng chính trị, phản động tung hô, sử dụng làm tài liệu để quy kết, vu khống Việt Nam không có tự do báo chí; báo chí ở Việt Nam bị Nhà nước quản báo chí theo chế độ “đăng ký”, “bị kiểm duyệt”, “hà khắc”, v.v. Chúng cho rằng “Thể chế hiện nay không tạo môi trường để thay đổi báo chí được mà phải thay đổi thể chế sâu rộng”; “Nhà nước phải cho phép báo chí tư nhân hoạt động”,… Để có được “tự do báo chí”, chúng hô hào, kêu gọi thay đổi thể chế chính trị, thành lập “xã hội dân sự”, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây chỉ là chiêu thức cũ rích, “Bổn cũ soạn lại” và chẳng lừa được ai!

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều được Nhà nước đảm bảo theo quy định Hiến pháp, pháp luật và thông lệ quốc tế. Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hoàn XHCN Việt Nam năm 2013, khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tại Khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Điều 10, Luật Báo chí nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2016, quy định rõ quyền tự do báo chí của công dân, gồm: 1. Sáng tạo tác phẩm báo chí; 2. Cung cấp thông tin cho báo chí; 3. Phản hồi thông tin trên báo chí; 4. Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in. Điều 11 của Luật, quy định rõ quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, gồm: 1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được Nhà nước bảo đảm theo quy định pháp luật và tương thích với Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”.

Không chỉ chỉ vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, Luật Báo chí 2016 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước là phái tạo điều kiện để phát triển báo chí. Tại Điều 5, quy định, Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí, gồm: 1. Có chiến lược, quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí; 2. Đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí; 3. Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 4. Hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn,…

Do được Nhà nước bảo đảm bằng pháp luật, tạo điều kiện trên thực tế, nên nền báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ, quyền tự do ngôn luận, tụ do báo chí của người dân ngày càng tốt hơn. Tính đến tháng 5, năm 2023, Việt Nam đã có 127 tờ báo, 670 tạp chí (327 về lý luận chính trị và khoa học, 72 về văn học nghệ thuật), 72 đài phát thanh, truyền hình, 77 kênh phát thanh trong nước, 194 kênh truyền hình (7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình địa phương), 57 kênh nước ngoài, với khoảng 41.000 người làm báo trên 16 ngàn nhà báo được cấp thẻ. Các cơ quan báo chí đều được Nhà nước định hướng xây dựng hiện đại, đa phương tiện; các người làm báo được đạo tạo cả về đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực, kỹ năng tác nghiệp đáp ứng với sự phát triển đất nước, nhu cầu của người dân. Báo chí ở Việt Nam là diễn đàn tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước; thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân; thực hiện chức năng phản biện xã hội; định hướng dư luận; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Không chỉ vậy, ở Việt Nam, còn có gần 40 hãng truyền thông quốc tế, điển hình như: CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga),… hợp tác và đặt trụ sở. Ở Việt Nam, các nhà báo quốc tế được Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp; các kênh truyền thông, báo chí, như: CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg đều được người dân tiếp cận dễ dàng, thuận tiện mà không bị cản trở bởi biện pháp công nghệ hay pháp lý.

Cùng với đó, ở  Việt Nam Internet đã trở thành “một phần tất yếu” trong cuộc sống của mọi tổ chức và cá nhân. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng Internet hàng đầu thế giới, với 69% người sử dụng, cao hơn mức trung bình của thế giới (51,4%). Chính vì thế, ở Việt Nam, các trang mạng xã hội (Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram…) đều phát triển mạnh mẽ. Thông qua các trang, mạng này, người dân Việt Nam học tập, chia sẻ thông tin, bày tỏ quan điểm, ý kiến về mọi vấn đề, lĩnh vực đời sống xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đã sử dụng mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Như vậy, ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm. Đó là hiện thực khách quan không thể bác bỏ. Nhân đây, cũng xin nói rằng RSF, có trụ sở tại Pháp, tồn tại và hoạt động bằng phần lớn nguồn hỗ trợ kinh phí của một số tổ chức, cá nhân cơ hội, chống cộng cực đoan phương Tây. Thực chất hoạt động của RFS là tuyên truyền nền dân chủ phương Tây, nếu quốc gia nào không thực hiện các tiêu chí dân chủ phương Tây thì ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, thậm chí kích động, cổ suý cho hoạt động bạo lực gây rối loạn xã hội, lật đổ chế độ của quốc gia đó. Việc, RSF vẫn xếp Việt Nam thứ 178, nằm trong nhóm các quốc gia đứng cuối trong “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên năm 2023” là không có gì lạ. Bổn cũ soạn lại của RSF chẳng lừa được ai./.

 

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Can dự "thô bạo" của RFA và PEN America

 


 Trên mạng xã hội mấy ngày gần đây, RFA cho đăng bài viết “Văn Bút Hoa Kỳ: Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về bỏ tù nhà văn trong năm 2022” với chiêu trò mượn số liệu xếp hạng của Văn Bút Hoa Kỳ, viết tắt là PEN America để xuyên tạc về tình hình nhân quyền và luật pháp của Việt Nam. Điều đáng buồn cười là những kẻ mà PEN America và RFA đang nhỏ nước mắt cá sấu kia lại là những kẻ vi phạm pháp luật, biết gõ bàn phím nhưng chưa ai gọi chúng là “nhà văn, nhà báo”.

Theo RFA, PEN America cho rằng: “Nhiều nhà văn, nhà báo bị cầm tù, số khác ở tình trạng hiểm nguy” và liệt kê một số “nhà văn, nhà báo” là những Bùi Văn Thuận, Trần Hoàng Huấn, Nguyễn Vũ Bình… và cả ông Nguyễn Lân Thắng, ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Vẫn theo RFA thì họ “chỉ thổn thức với nỗi đau của quê hương” và “Văn bút Hoa Kỳ kêu gọi Nhà nước Việt Nam bãi bỏ Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015 vốn được sử dụng thường xuyên để bỏ tù nhà báo, blogger và người bất đồng chính kiến. Tổ chức này cũng kêu gọi Hoa Kỳ tái giới thiệu và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam của lưỡng đảng, và yêu cầu Chính phủ Việt Nam tuân thủ các quyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương đang mở rộng giữa hai quốc gia”. Thật là nực cười với những giọng điệu cổ súy, tung hô những kẻ gây rối và bày đặt “yêu cầu” vô lối.

Xin hỏi, mấy thành phần mà PEN America kể tên ở trên có ông nào là “nhà văn, nhà báo” không? Nếu có thể hãy kể tên một tác phẩm của các ông này. Có lẽ cả RFA và PEN America không hiểu thế nào là nhà văn, nhà báo nên nhắm mắt nói bừa. Xin thưa, theo Bách khoa toàn thư thì “nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm”. Còn “nhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phỏng vấn (viết hoặc ảnh), biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí…” và “các nhà báo thường chủ yếu đưa tin, ngoài ra nhà báo có thể viết bài phản ánh, phóng sự… Nhằm đảm báo tính khách quan của báo chí, mọi tin bài được sản xuất đều phải qua biên tập và kiểm duyệt kĩ lưỡng, phương châm đưa tin của nhà báo là “Kịp thời, chính xác”.

Có lẽ cần phải xem qua chân dung một trong đám mấy thành phần mà PEN America gọi là “nhà văn, nhà báo”, hay chỉ là “nhà dân chủ” rởm, háo danh, nhiều tham vọng… Xin được nói về cái gọi là “nhà văn” hay “nhà báo” Bùi Văn Thuận – kẻ vừa bị Toàn án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 8 năm tù giam, quản chế 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, văn phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Bùi Văn Thuận, sau khi tốt nghiệp trường đại học sư phạm Hà Nội rồi đi dạy hợp đồng của một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, trong khoảng thời gian này Bùi Văn Thuận đã bắt đầu con đường lệch lạc. Từ chỗ đăng tải các vấn đề tiêu cực trong xã hội ở Việt Nam, Thuận được các kẻ cầm đầu, cốt cán trong nhóm “Hội Anh em dân chủ” móc nối, lôi kéo tham gia các hoạt động tuần hành, tụ tập đông người, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn Hà Nội dưới danh nghĩ là những người “yêu nước”, phản đối hành vi phạm pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Từ năm 2013 mặc dù đang dạy học nhưng trên các trang mạng xã hội và blog cá nhân, Bùi Văn Thuận đã thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, bôi nhọ danh dự, uy tín, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước… Đồng thời Thuận đã công khai ủng hộ tư tưởng, hành vi vi phạm pháp luật, của các đối tượng chống phá đất nước trong “Hội Anh em dân chủ”, “Việt Tân”. Sau đó Thuận được anh em trong “Hội Anh em dân chủ” móc nối tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, lôi kéo vào tổ chức, được tin tưởng, giữ vai trò cốt cán. Bùi Văn Thuận đã lợi dụng danh nghĩa phản đối “đường lưỡi bò” để tham gia cuộc biểu tình, tuyên truyền, lôi kéo, kích động người dân, chủ yếu là học sinh, sinh viên tụ tập biểu tình, gây rối an ninh, trật tự tại Thủ đô Hà Nội. Năm 2016, Bùi Văn Thuận được kết nạp làm thành viên “Hội Anh em dân chủ” có nhiệm vụ phát triển lực lượng tại Hòa Bình. Bùi Văn Thuận đã sử dụng tài khoản Facebook để tham gia các nhóm kín trên Facebook và họp trực tuyến của “Hội Anh em dân chủ”. Sau đó Bùi Văn Thuận được bầu làm thành viên “ban truyền thông” với nhiệm vụ quản lý các trang web, fanpage, nhóm kín. Năm 2017, Bùi Văn Thuận trực tiếp lập nhóm chống đối “nghiên cứu thể chế” cùng với các đối tượng Nguyễn Vũ Bình và Lê Anh Hùng với mục đích nghiên cứu, chuyển đổi thể chế Việt Nam từ “độc tài toàn trị” sang “dân chủ pháp trị”. Trong khoảng thời gian này một số đối tượng trong “Hội Anh em dân chủ” đã bị công an thành phố Hà Nội bắt, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử, tuyên phạt các đối tượng những bản án thích đáng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngày 30/8/2021 cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam Bùi Văn Thuận về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, văn phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Qua đó đủ để thấy Bùi Văn Thuận mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ chi phí học tập khi đang học tập tại trường đại học sư phạm nhưng bị cám dỗ của lực lượng phản động Việt Tân với những đồng tiền ô nhục mà Việt Tân hỗ trợ dần biến chất thành những biểu hiện chống phá, trở thành công cụ đắc lực cho những kẻ phản động Việt Tân. Nực cười với chân dung một con rối khoác áo “nhà văn, nhà báo”, “nhà dân chủ” mà PEN America đang xướng danh, tung hô, cổ súy.

Cuối cùng muốn nói, tất cả những kẻ tự coi mình là nhà này nhà nọ trước khi muốn viết gì thì hãy tìm hiểu về pháp luật trước đã, tự do ngôn luận là rõ rồi, nhưng nó khác với ngôn luận tự do đấy! Việt Nam không cần và cũng chẳng quan tâm đến tổ chức hay cá nhân nào đó thống kê và xếp hạng rồi đưa “cây gậy nhân quyền” vào. Vì rằng chính họ, những kẻ chuyên cướp đoạt đi nhân quyền của người khác thì không có tư cách gì nói chuyện nhân quyền với Việt Nam. Tất cả những kẻ vi phạm pháp luật ở Việt Nam đều sẽ bị xử lý theo pháp luật, đơn giản có thế thôi!

 

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Sự trơ tráo của Zận “dân chủ” Nguyễn Văn Đài

            Lợi dụng Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) họp nhằm đánh giá kết quả, phân tích hạn chế, yếu kém; phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; dự báo bối cảnh tình hình, đề ra những chủ trương, quyết sách lớn cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nửa cuối của nhiệm kỳ (khóa XIII). Đây là việc làm hoàn toàn bình thường, theo đúng quy định của Đảng. Ấy thế mà, Nguyễn Văn Đài – một Zận “dân chủ” lại vừa làm một việc trơ tráo hết cỡ. Y chường mặt ra trên kênh truyền thông mang tên chính y (kênh truyền thông của luật sư Nguyễn Văn Đài) để tuôn ra những lời xuyên tạc, vu khống hết sức trơ trẽn, lố bịch, rằng: đây là một cuộc “tranh giành quyền lực” (!). Và, một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ là lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư (khóa XIII) đã được quy định rõ trong Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị” về quan điểm, nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, thành phần, thời điểm,… thế mà Đài trắng trợn xuyên tạc là một thủ đoạn “phe cánh đánh nhau” trong Đảng. Rồi y nói như đúng rồi rằng: qua cuộc bỏ phiếu này, nhiều quan chức sẽ “ngã ngựa”.

Việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư là giúp các đồng chí  được lấy phiếu tín nhiệm “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, v.v. Quá trình này được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoàn toàn khách quan, công tâm; không có áp đặt ý chí của bất kỳ ai, dù đó là người đứng đầu Đảng. Người bỏ phiếu hoàn toàn có quyền thể hiện chính kiến của mình, không chịu một ràng buộc, càng không chịu một tác động, chi phối nào. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong phát biểu khai mạc Hội nghị, đã yêu cầu (từng Ủy viên Trung ương) “thể hiện rõ chính kiến của mình về mức độ tín nhiệm đối với từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo đúng Quy định số 96-QĐ/TW và Kế hoạch số 16-KH/TW của Bộ Chính trị. Qua đó, bảo đảm phát huy sức mạnh, trí tuệ của mỗi cá nhân, đồng thời phát huy sức mạnh, trí tuệ của tập thể giúp việc đánh giá các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư một cách toàn diện, khách quan, sâu sắc, công tâm; phòng ngừa được những góc nhìn cực đoan, một chiều, phiến diện và phòng luôn việc lợi dụng gây chia rẽ nội bộ.

Và thực tế minh chứng cho thấy: sau lấy phiếu tín nhiệm, đã chẳng có Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư (khóa XIII) nào “ngã ngựa” hay “rời khỏi ghế quyền lực” như sự lộng ngôn “quả quyết” của Nguyễn Văn Đài. Điều đó cho thấy: Đài là một kẻ trơ tráo chuyên ăn ốc nói mò, nói bậy bạ, hàm hồ theo kiểu nói lấy được.

Cũng may, thiên hạ đều nhẵn mặt Đài, biết tường tận y là một gã luật sư rởm, “nhà dân chủ” rởm; còn trang mạng của Hội anh em dân chủ – một tổ chức tổ chức núp bóng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chuyên chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó, Nguyễn Văn Đài là một thành phần cốt, nên chẳng ai tin./

Thất bại về “tiến trình dân chủ hóa đất nước từ hải ngoại”

 


Vừa qua, Tiếng Dân có đăng bài “Nhận xét tổng quan về tiến trình dân chủ hóa đất nước từ hải ngoại” của tác giả Đào Tăng Dực. Khái niệm “dân chủ hóa đất nước” mà Đào Tăng Dực đưa ra là việc chuyển đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sang chế độ dân chủ tư sản theo mô hình các nước phương Tây. Đào Tăng Dực tự cho mình là “người quan tâm đến vận mệnh đất nước, cũng đã tham gia tiến trình dân chủ hóa từ hải ngoại ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975”. Với “kinh nghiệm gần 50 năm tham gia tích cực” vào tiến trình lật đổ chế độ ở quê nhà, Đào Tăng Dực đã tự “nhận diện và phân tích khách quan” về “tình hình thực hiện dân chủ hóa đất nước từ hải ngoại” và “thất vọng, chán nản vì hiện tượng đình động và suy thoái phổ biến trong cộng đồng và các tổ chức cũng như đảng phái không cộng sản tại hải ngoại”.

Phải khẳng định rằng chỉ một bộ phận rất nhỏ trong số hơn 5,2 triệu người Việt Nam ở hải ngoại tham gia vào cái gọi là “tiến trình dân chủ hóa”. Bộ phận này chủ yếu là ngụy quân, ngụy quyền mang nặng hận thù với đất nước, những tên chống cộng khét tiếng, di tản ra nước ngoài sau tháng 4 năm 1975. Bọn chúng thành lập một số tổ chức như  đảng Việt Tân (được thành lập năm 1982, bởi một nhóm người Mỹ gốc Việt tại Califonia (Mỹ), Chủ tịch Đảng Việt Tân đầu tiên là Hoàng Cơ Minh). Mục đích của Đảng Việt Tân là “đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản tại Việt Nam và canh tân đất nước”; Tổ chức tự xưng “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”, hay còn gọi là “Đệ tam cộng hòa” (thành lập năm 1991, tại California do ông Đào Minh Quân tự xưng là Tổng thống). Mục tiêu của tổ chức này là “muốn giải thể chế độ cộng sản, lấy lại đất nước Việt Nam bằng đường lối ôn hòa là trưng cầu dân ý”… các tổ chức này hoạt động tại Mỹ như một hội đoàn, không có tư cách pháp nhân. Còn chúng ta, Bộ Công an Việt Nam đã khẳng định các tổ chức trên là các tổ chức khủng bố. Các tổ chức Việt Tân, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” … được thành lập để thực hiện “tiến trình dân chủ hóa đất nước từ hải ngoại”. Nhưng theo “nhận diện và phân tích khách quan” của Đào Tăng Dực, các tổ chức này có 5 hiện tượng đình động và suy thoái và 10 nguyên nhân của đình động và suy thoái, tóm tắt là:“vắng bóng một cấu trúc tư tưởng đấu tranh nghiêm chỉnh, quy tụ được tổng lực đấu tranh và tạo ra niềm tin trong cộng đồng và các tổ chức; không phát triển được nhân sự; nhân sự lão hóa vì rất ít giới trẻ tham gia; không duy trì được hạ tầng cơ sở của Tổ chức vì suy thoái trong các đơn vị địa phương; đồng bào đóng góp tài chính cho các tổ chức đấu tranh giảm thiểu; niềm tin vào hiệu năng đấu tranh của các tổ chức giảm thiểu…”.Tổ chức thì như vậy, còn nguồn lực con người tham gia vào “tiến trình dân chủ hóa”, vẫn theo tự  đánh giá của Đào Tăng Dực thì “Thiếu lý tưởng; thiếu dấn thân; thiếu khả năng khống chế bản ngã cá nhân; không có thế hệ kế thừa; tính gian dối và lừa gạt trong hàng ngũ một số tổ chức quốc gia hủy hoại niềm tin; tình yêu Tổ quốc chưa đầy đủ…”. Vậy thì, các con người này, các tổ chức này làm được gì ? làm sao có thể thực hiện được mục đích:“ lật đổ chế độ cộng sản tại Việt Nam và canh tân đất nước”? Và thật hão huyền khi Đào Tăng Dực hy vọng, tin tưởng: “Chúng ta (người Việt ở hải ngoại) không thể chết trước họ (Cộng sản Việt Nam). Nếu chúng ta  tư duy đúng và hành động đúng, chúng ta chắc chắn sẽ ném họ vào thùng phân thối tha của lịch sử sớm hơn họ mong đợi”. Có “niềm tin vào lẽ tất thắng của tiến trình dân chủ hóa” là bởi Đào Tăng Dực nhận thức rằng “các lực lượng quốc gia yếu kém nhưng kỳ thực chúng ta đang đứng bên lề phải của lịch sử. Cộng sản Việt Nam tuy có vẻ mạnh và bất bại, nhưng họ đang đứng bên lề trái của lịch sử, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào như Liên bang Xô viết vậy”. “Lịch sử” mà Đào Tăng Dực dựa vào để phân biệt lề phải, lề trái là “lịc sử” nào ?của ai? thì mọi người chắc đều đã rõ. Còn Lịch sử Việt Nam thì bọn ôm chân giặc, bọn phản quốc thì chẳng có lề nào cả mà bọn chúng bị nhân dân sỉ nhục muôn đời.

Trong 10 nguyên nhân gây nên đình động và suy thoái phổ biến trong cộng đồng và các tổ chức cũng như đảng phái không cộng sản tại hải ngoại, nguyên nhân Đào Tăng Dực cho là quan trọng nhất là “sự vắng bóng của một lực lượng chính trị đối trọng với Đảng CSVN”. Đào Tăng Dực viết: “Đã nhiều thập niên qua, quần chúng trong lẫn ngoài nước mong mỏi sự xuất hiện của một lực lượng chính trị đại diện cho người Việt quốc gia trong nước lẫn hải ngoại, được quốc tế công nhận, hầu đối trọng với CSVN. Tuy nhiên đến ngày hôm nay, vẫn chưa thấy xuất hiện và điều này củng cố sự tuyệt vọng và mất niềm tin của một số người”. Về vấn đề này, đúng như Đào Tăng Dực đánh giá là “Quan trọng nhất”. Chính phủ Mỹ đã có âm mưu và thực hiện âm mưu này từ hơn 40 năm qua. Ngày 18 và 19/10 /1983, Chính phủ Mỹ mở hội nghị về “dân chủ hóa các nước xã hội chủ nghĩa” nhằm mục đích “xác định và tìm biện pháp thúc đẩy tự do hóa và dân chủ hóa trong chính quyền cộng sản, giúp đỡ họ tiến hành cuộc đấu tranh giành quyền tự do”(!). Trong Hội nghị, ngoại trưởng Mỹ Shultz tuyên bố : “Phải thông qua tuyên truyền nhân quyền, liên minh mọi lực lượng để ủng hộ sự xuất hiện của những thế lực đòi dân chủ ở các nước cộng sản, giúp đỡ cuộc đấu tranh giành tự do của họ”(!). Và Mỹ quyết định thành lập “quỹ giành dân chủ toàn quốc Mỹ, nhằm giúp đỡ phong trào dân chủ các nước xã hội chủ nghĩa”. Thực tiễn ở Liên Xô và Đông Âu năm 1990, hay cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi từ cuối năm 2010, năm 2012 đã cho thấy: các thế lực bên ngoài đặc biệt chú trọng thúc đẩy, hình thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây, từng bước tạo ra tổ chức đối lập, hình thành xã hội đa đảng; áp đặt các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa theo kiểu của họ, thực hiện “Cách mạng màu”, “Mùa xuân Ả Rập” … coi đó là phương thức hoạt động chủ yếu nhằm lật đổ chế độ xã hội ở các quốc gia này.

Đối với Việt Nam, đã nhiều thập kỷ qua, các thế lực thù địch điển hình là tổ chức Việt Tân tìm mọi cách tạo “môi trường” cho sự xuất hiện ở nước ta các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua hoạt động dưới vỏ bọc XHDS để làm suy yếu, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Bọn chúng tìm mọi cách thúc đẩy hình thành thể chế “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” mà tiền đề là hình thành các tổ chức XHDS chính trị. Về tổ chức, các tổ chức XHDS thường được tạo dựng bởi những nhân vật có quan điểm chính trị đối lập, những người “bất đồng chính kiến” được gọi là “ngọn cờ”. Về thủ đoạn chính trị , các tổ chức XHDS thường dựa vào cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế. Về khẩu hiệu, các tổ chức XHDS thường tuyên bố mục tiêu của họ là vì quyền lợi của người dân, vì sự tiến bộ của xã hội và chỉ hoạt động “ôn hòa”, “bất bạo động”. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của họ luôn hướng vào mục tiêu làm xói mòn uy tín, công kích vào chế độ và đảng cầm quyền. Đồng thời họ tuyên truyền các quan điểm dân chủ, nhân quyền của phương Tây, bất chấp các đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, hoàn cảnh chính trị và pháp luật quốc gia.Về phương thức hoạt động, trước hết bọn chúng lợi dụng quy định của Hiến pháp, các công ước quốc tế về quyền con người thu hút người tham gia, đăng tải bài viết, cổ vũ, thành lập nhóm sáng lập hội, đoàn để thúc đẩy ở Việt Nam một mô hình XHDS độc lập về chính trị, nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chịu sự quản lý của Nhà nước. Bọn chúng kêu gọi thúc đẩy nhanh chóng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, kêu gọi móc nối giữa các tổ chức XHDS này với các NGOs quốc tế; kêu gọi phong trào dân sự cần được đẩy mạnh, không chỉ là diễn đàn trên mạng, mà phải hình thành các hội, nhóm công khai trong đời sống (như chúng đã thành lập những cái gọi là “Hội Anh em dân chủ”, “Hội Phụ nữ nhân quyền”, “Hội Cựu tù nhân lương tâm”, “Hiệp hội dân oan Việt Nam”… mà không thể hoạt động hoặc hoạt động không được như chúng kỳ vọng). Được các tổ chức quốc tế không thân thiện với Việt Nam hậu thuẫn, nhưng các tổ chức, các đảng phái không cộng sản tại hải ngoại, như đảng Việt Tân, hay “Đệ tam cộng hòa”, rất tích cực thực hiện điều quan trọng nhất này, nhưng cho đến nay vẫn “chưa thấy xuất hiện một tổ chức chính trị đối trọng với CSVN”.Và xin nói chắc chắn rằng không bao giờ, tại Việt Nam, các thế lực thù địch có thể thành lập được tổ chức chính trị đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì Việt Nam không cho thành lập các hội, các tổ chức không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Tức là không cho thành lập và hoạt động các hội độc lập về chính trị, nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chịu sự quản lý của Nhà nước. Ở Việt Nam, thể chế quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Đại đa số người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động ở nước ngoài đang nỗ lực vươn lên để có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, tuân thủ pháp luật và hội nhập vào xã hội sở tại. Nhà nước Việt Nam coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam và mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trở thành cầu nối, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. Đào Tăng Dực, ông là người “đã tham gia tiến trình dân chủ hóa từ hải ngoại ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975” và đến nay quan trọng nhất là ông cũng đã nhận ra sự thất bại của “tiến trình dân chủ hóa đất nước từ hải ngoại” và “thất vọng, chán nản vì hiện tượng đình động và suy thoái phổ biến trong cộng đồng và các tổ chức cũng như đảng phái không cộng sản tại hải ngoại”. Vì vậy, tôi có lời khuyên ông hãy nghĩ và làm theo cách nghĩ, cách làm của đa số người Việt Nam ở nước ngoài. Ít nhất là giảm và nhiều hơn là không có những hành động chống phá, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc.