Vào Ngày Nhân quyền Quốc tế, tức ngày 10/12 hằng năm, giới zân chủ cờ vàng vẫn thường tổ chức biểu tình, hội họp để công kích chế độ. Họ cũng xem những sự kiện này như một cơ hội để biểu dương lực lượng, nhằm thu hút sự chú ý của các nhà tài trợ nước ngoài và giới kiều bào. Năm nay cũng không khác: trên Facebook, Việt Tân vừa khoe rằng họ đã tổ chức một số cuộc biểu tình ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi biểu dương lực lượng, có thể họ chỉ đang cố che đi một hiện trạng rách nát.
Hãy
lấy cuộc biểu tình của họ ở Adelaide (Úc) làm ví dụ. Để giới thiệu hoạt động này, fanpage Việt Tân viết: “Người Việt ở Adelaide, Úc Châu, xuống đường tố cáo CSVN nhân dịp Quốc tế Nhân quyền
10/12/2022”. Nhưng rốt cuộc họ “tố cáo cộng sản” với ai? Đây là một điểm đáng đặt dấu hỏi.
Từ năm 2011 đến 2017, vào ngày 10/12 hàng năm, các nhà zân chủ vẫn tổ chức được vài cuộc họp hoặc cuộc gặp trong nước. Nhưng sau khoảng thời gian đó, họ chỉ còn làm được ở nước ngoài, tức là chỉ “tố cáo CSVN” với người nước ngoài mà thôi. Nhưng làm thế thì có ích gì? Khác gì họ thừa nhận rằng mình đã mất khả năng tác động đến người dân Việt Nam, giờ chỉ còn trông đợi vào ngoại viện? Và khác gì họ trao cho người nước ngoài cái quyền xét xử những tranh chấp của mình ở Việt Nam? Hành động này
thể hiện rõ tình thế co cụm, thất thế của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”.
Tình
thế đó càng rõ ràng hơn khi ta nhìn vào cách nước ngoài hồi âm các
nhà zân chủ. Trong mấy bức ảnh Việt Tân đăng tải, một hình chụp toàn cảnh cho thấy chẳng có người qua đường nào lại gần để xem hay hưởng ứng cuộc biểu tình của nhóm người kia.
Nói cách khác, Việt Tân chỉ đứng đường giơ biển để chụp ảnh tự sướng, sau đó đăng lên mạng kể công mà thôi. Còn giới chức nước ngoài, thì từ mấy năm nay vẫn chỉ giả vờ lắng nghe rồi kệ xác các đòi hỏi của họ, như họ nhiều lần than thở trên
Facebook.
Nhìn
những ảnh chụp gần hơn, ta sẽ thấy cuộc biểu tình này còn thảm hơn nữa. Vì lượng biểu ngữ đã chuẩn bị lớn hơn lượng người biểu tình, nhóm người biểu tình phải để nhiều biểu ngữ xuống đất, rồi luân phiên giơ từng cái lên để chụp ảnh, sao cho không cái nào bị bỏ sót. Tệ hơn, để lấp chỗ trống trong ảnh chụp, họ phải rủ mấy người Trung Quốc đang biểu tình cho giáo phái Pháp Luân Công vào đứng cùng mình. Nếu không tính mấy người thuộc Pháp Luân Công, thì cuộc biểu tình chỉ tập hợp được 17 người Việt – trong một thành
phố có đến 225.000 người gốc Việt! Dường như trong chính các khu cờ vàng ở nước ngoài, nơi chẳng hề có bóng công an Việt Nam, dân cờ vàng cũng không còn thiết tha với “cuộc đấu tranh” của Việt Tân nữa.
Trên
một biểu ngữ lớn trong cuộc biểu tình, người ta đọc thấy dòng chữ:
“Adelaide xuống đường đấu tranh vì đồng bào
Việt Nam”. Nhưng họ quanh quẩn ở Úc để “đấu tranh” với ai, hay
là với không khí? “Đấu tranh”
như vậy có mất gì không, hay là miễn phí? Đúng là không ai khôn như Việt Tân.
Ngoài ra, không khó để nhận thấy đa số người biểu tình là cao niên hoặc trung niên. Dường như dân cờ vàng đang chết già, và họ sẽ thiếu người kế tục. Với tất cả những vấn đề đó, cuộc biểu dương lực lượng của họ dường như chỉ cho thấy vô số điểm yếu mà họ đang mang. Nếu mấy nhà zân chủ đang ngồi tù đặt hy vọng vào cánh cờ vàng, họ sẽ phải rất thất vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét