1. Hiện nay các thế lực thù địch tận dung mạng xã hội làm công cụ thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam. Trong đó, có thủ đoạn lợi dụng tâm lý đám đông, lôi kéo sự quan tâm tới các “điểm nóng chính trị – xã hội”, kích động bạo lực, chống phá Đảng, chính quyền. Mục đích mà các đối tượng chống đối, các thế lực thù địch hướng tới là lợi dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai lệch, xuyên tạc để dẫn dắt, lôi kéo cư dân mạng hoạt động gây mất ổn định an ninh trật tự.
Chúng
ta cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động thông qua
những biểu hiện sau đây:
1)
Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng một số sự kiện mà nhân dân đang bức
xúc và tính toán các địa điểm, thời điểm phù hợp để hành động. Thường là chúng
“dẫn dắt tạo dư luận sai”, “cổ súy hành động chống đối”, “kích động gây loạn,
biểu tình, chống đối”, “xúi dục tấn công trụ sơ cơ quan Đảng, chính quyền, công
ty, xí nghiệp”, “tố cáo xuyên tạc về sự lãnh đạo của Đảng, đổ lỗi do Đảng độc
quyền nên mất dân chủ”.
2)
Khi xảy ra sự kiện nào đó, các thế lực thù địch, phản động tìm cách chiếm lĩnh
truyền thông, rồi dẫn dắt dư luận xã hội bằng cách lập các trang, nhóm trên mạng
xã hội mang tên các kiến nghị, khuyến cáo, thư ngỏ, sau đó ra lời kêu gọi tổng
biểu tình, nêu rõ thời gian, địa điểm, lộ trình, kèm theo mẫu truyền đơn, khẩu
hiệu, băng rôn để người tham gia sử dụng hoặc in sẵn, phát cho người biểu tình,
đồng thời tán phát những tài liệu cẩm nang, hướng dẫn người tham gia biểu tình đối
phó với lực lượng giữ gìn anh ninh trật tự.
3)
Khi xảy ra biểu tình, thì các thế lực thù địch, phản động đóng vai trò tổ chức
sẽ đứng ra hô hào, kích động, trưng khẩu hiệu, quay phim, chụp ảnh, livetream để
tường thuật, biểu tình trên mạng xã hội, hòng lôi kéo đông người tham gia, lan
tỏa tin xấu, gây hoang mang, hiểu lầm trong dư luận.
Các
thế lực chống phá chuẩn bị kỹ lưỡng những thông điệp kêu gọi, mang tính kích động
đám đông. Các khẩu hiệu lời kêu gọi này mang tính xuyên tạc, bóp méo bản chất sự
việc, thổi phồng về nguy cơ, đẩy cao sự phẫn nộ và khơi gợi những quyền lợi mà
người dân có thể bị xâm hại. Đơn giản như chọn một thông tin mang tính điểm nhấn
của một chính sách sau đó lồng ghép vào những vấn đề nhạy cảm như chủ quyền dân
tộc.
4)
Phương thức chúng thường sử dụng là xoáy sâu vào những vấn đề người dân bức
xúc, chưa được giải quyết thỏa đáng để xuyên tạc, lôi kéo, kích động. Cũng
không thể không nói đến các tổ chức chống phá đã trả tiền cho những nhà cung cấp
dịch vụ MXH để quảng bá thông tin; bằng cách này khi mua quảng cáo, các bài viết
kích động, gây rối sẽ được ưu tiên phát tán đến mục tiêu do người mua quảng cáo
lựa chọn.
Thực
tế cho thấy, trong nhiều trường hợp hành động của số đông bị cuốn theo hiệu ứng
“tâm lý đám đông” với sự lan truyền nhanh chóng mà người trong cuộc không đủ tỉnh
táo để chẩn đoán tình hình và điều chỉnh hành vi của chính mình. Chỉ đến khi phải
hứng chịu hậu quả sai lầm thì mới phản tỉnh, nhưng thường đã muộn, bởi “hiệu ứng
đám đông” đã qua đi.
5)
Các thế lực thù địch, phản động thường dùng các “con rối của họ” như là “cánh
tay nối dài chọc vào ngõ ngách”. Số đối tượng phản động chống đối như Cấn Thị
Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm (“Tâm Dương Nội”) đóng vai
trò đầu mối thu thập, phát tán thông tin; xuyên tạc cảnh lực lượng chức năng trấn
áp các đối tượng, thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình, kêu gọi số đối tượng
chống đối trong, ngoài nước gia tăng tán phát trên không gian mạng gây phức tạp
tình hình.
2. Nêu cao cảnh
giác với chiêu trò của địch lợi dụng tâm lý đám đông để kích động bạo lực, chống
phá nền tảng tư tưởng của Đảng, cư dân mạng ngoài việc nhận diện rõ những chiêu
bài ấy của địch để “tự miễn dịch” thì rất cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức
năng, kiên quyết đấu tranh trên mạng xã hội, cụ thể là:
Một là, cư dân mạng hợp tác với cơ quan quản
lý thông tin, các lực lượng lãnh đạo để ngăn chặn, chỉ rõ âm mưu địch lợi dụng
tâm lý đám đông hòng chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Cư dân mạng, nhất là
cán bộ, đảng viên, người đang công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, trường học cần nêu cao phẩm
chất, năng lực sử dụng mạng xã hội, nâng cao hiểu biết về Luật An ninh mạng,
tuyệt đối không đưa thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Đòi
hỏi cán bộ quản lý phải hiểu sâu sắc về tâm lý học đám đông, có lập trường bản
lĩnh vững vàng, nhạy bén đồng thời phải có kỹ năng điều khiển tâm lý đám đông. Hiện
nay, một bộ phận cán bộ trẻ có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tốt nhưng phẩm
chất chính trị, kinh nghiệm công tác lại hạn chế. Trong khi đó những người có bản
lĩnh lập trường tốt thì lại không thành thạo kỹ năng sử dụng MXH. Nhiều cán bộ
lớn tuổi chưa biết cách tận dụng MXH làm phương tiện nắm bắt tư tưởng, những biểu
hiện ban đầu của tâm lý đám đông; trau dồi kiến thức, tư duy linh hoạt, nhạy
bén, sử dụng các thủ thuật để có thể ám thị, lây lan, tác động làm thay đổi trạng
thái tâm lý đám đông một cách nhanh chóng…
Hai là, kịp thời đưa thông tin chính thống, định
hướng dư luận xã hội về các vụ việc, các tình huống có thể xảy ra điểm nóng
chính trị – xã hội.
Trong
các điểm nóng vừa qua, mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng nhìn chung nội dung
thông tin chính thống, thông tin phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên
MXH hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Thông tin trên các trang fanpage của báo
chí chính thống về cơ bản vẫn là nội dung thông tin được chọn lọc trên phiên bản
điện tử của tờ báo đó. Điều này chỉ phù hợp với đối tượng cán bộ, đảng viên,
trí thức, chưa phù hợp với giới trẻ vốn thích những thông tin ngắn gọn, ít mang
tính chính trị. Có hiện tượng biến trang MXH thành những tờ báo điện tử.
Ba là, cần phân luồng, phân nhóm đối tượng để
đưa thông tin chính thống trên MXH về các điểm nóng chính trị – xã hội hợp lý,
hiệu quả, có nội dung (thông điệp), hình thức, kênh tuyên truyền phù hợp với
yêu cầu và điều kiện của nhóm các tiêu chí theo lợi ích (được hưởng lợi, không được
hưởng lợi và bị thiệt thòi); theo vị thế xã hội (nhóm cán bộ và người dân);
theo vùng hay địa lý (nhóm nông thôn và thành thị)…
Bốn là, nâng cao chất lượng bài viết
phản bác thông tin sai lệch, xuyên tạc trực tiếp trên MXH về điểm nóng chính trị
– xã hội, tâm lý đám đông.
Hiện
nay, nhìn chung nội dung bài viết còn nặng về tính chính trị, hô hào, sáo rỗng,
thiếu sức hấp dẫn, chưa phù hợp với tâm lý cư dân mạng, nên ít người đọc,
thích, bình luận, chia sẻ rộng rãi. Tâm lý của cư dân mạng là không thích, thậm
chí tẩy chay báo chí điện tử, trang thông tin điện tử, blog, website chỉ đăng tải
thông tin một chiều về mặt tốt xã hội và các bài viết đấu tranh phản bác thông
tin xấu độc, vì họ cho rằng như thế là thông tin xơ cứng, giáo điều, một chiều,
coi thường bạn đọc. Đồng thời, xu hướng chủ yếu thường quan tâm đến thông tin
giật gân, mổ xẻ các sự việc tiêu cực trong xã hội. Từ đó, dẫn đến có người
thích chia sẻ (share), thích (like) hông tin phản ánh tiêu cực xã hội một cách
vô thức, không cần tính đến hậu quả của nó.
Năm là, cách tốt nhất là cư dân mạng
thật tỉnh táo khi tiếp cận thông tin về điểm nóng chính trị – xã hội; tránh kẻ
xấu lợi dụng kích động, lôi kéo vào hành động phi pháp.
Cần
có bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng; nhận thức
khách quan về thành quả cách mạng do Đảng lãnh đạo; nêu cao trách nhiệm bảo vệ Đảng,
Nhà nước, chế độ ta; cảnh giác với thông tin xấu – độc, tránh xa quan điểm sai
trái, thù địch; không a du theo đám đông, không bị dư luận xã hội lệch lạc lôi
kéo.
Không
một ai trên trái đất này lại không mong muốn có cuộc sống hòa bình, phát triển,
hợp tác, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tiến, sức khỏe tốt, gia đình
hạnh phúc. Với đất nước Việt Nam, nhờ ơn Bác Hồ, nhờ lãnh đạo của Đảng mà hiện
nay nhân dân đang được hưởng cuộc sống thanh bình, tự do, hạnh phúc. Thực tế đó,
ai đang sinh sống tại Việt Nam cũng cảm nhận rõ và càng thấm thía khi đến định
cư ở nước ngoài đầy khủng bố, đảo chính, ám sát cá nhân.
Vậy
thử hỏi: có ai ngu ngốc mà không biết bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ Việt Nam?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét