Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

Xằng bậy và Lộng ngôn!

 


Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, “lều báo” Tiengdan ngày 23/3/2022 có bài viết “Phiên tòa xét xử ông Lê Văn Dũng (Dũng vova)” của Đặng Đình Mạnh, bài viết thoạt nghe có vẻ nhẹ nhàng, không đao to, búa lớn cũng không gay gắt phản đối về bản án, không nói rõ xét xử sai quy định… nhưng dường như  ẩn sâu lại có vẻ trăn trở, hàm ý trách móc về một phiên tòa. Ở  đây, có vẻ tác giả chưa tâm phục, khẩu phục về một bản án. Chắc vì bản án này dành cho thân chủ, người bạn, người cùng chí hướng hoặc đang có lòng ái mộ của Mạnh.

Ngày 23/3/2022, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt bị cáo Lê Văn Dũng (còn gọi là Lê Dũng Vova, sinh năm 1970, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội) 5 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, khoản 1, điểm a, b, c của Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, Tòa còn quyết định áp dụng hình phạt bổ sung là quản chế 5 năm kể từ khi bị cáo Lê Văn Dũng chấp hành xong hình phạt tù.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ tháng 3/3017 đến tháng 9/2018, Lê Văn Dũng đã làm, đăng tải 12 video clip trong đó có 5 video clip có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Như vậy mà tác giả lại viết: “Ông Lê Văn Dũng được áp giải đến tòa án từ sớm. Trông sức khỏe rất ổn và ông đã giữ thái độ bình thản trong suốt phiên tòa diễn ra từ sáng cho đến tận lúc kết thúc phiên tòa”.

Ở đây, Đặng Đình Mạnh đang ca ngợi phong thái bình thản với thái độ ngưỡng mộ của mình đối với Lê Văn Dũng, chỉ có kẻ cùng chí hướng mới nhìn thấy như vậy… chưa hết, tác giả còn tiếp tục…: “Được biết, ông LÊ VĂN DŨNG là người tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động xã hội, như: Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam” thử hỏi tác giả có phải là kẻ đồng lõa với tư tưởng phản động của Lê Văn DŨng hay không mà dám ca ngợi, bợ đỡ, loạn ngôn như vậy…

Như chúng ta biết, pháp luật Việt Nam luận tội ai đều phải đủ căn cứ, bất kể ai cũng đều bình đẳng trước pháp luật, Lê Văn Dũng bắt đầu tham gia chống đối, tụ tập, biểu tình gây rối an ninh – trật tự từ những năm 2011. Đối tượng đã lợi dụng các vấn đề phức tạp về chủ quyền biên giới, khiếu kiện đất đai tại một số địa bàn như Dương Nội (Đông Anh), Tiên Lãng (Hải Phòng)… hoặc lợi dụng danh nghĩa tưởng niệm các sự kiện lịch sử, việc bắt giữ, xử lý đối tượng chống đối để hoạt động nhằm xâm phạm an ninh quốc gia. Ngoài ra, Lê Văn Dũng còn tham gia các hội nhóm chống đối như nhóm “No-U”, “Phong trào chấn hưng nước Việt”; tích cực tham gia các phong trào do các đối tượng chống đối trong và ngoài nước phát động. Đáng chú ý, từ năm 2018 Lê Văn Dũng còn nổi lên với vai trò là người đứng đầu nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt”, công khai thành lập kênh “Tiếng dân tivi”, kênh “Eva tivi”, 5 kênh “Chấn hưng tivi” trên Youtube, Facebook…

Với Nhà nước Việt Nam, chúng ta luôn đề cao vai trò của pháp luật, thượng tôn pháp luật để hoàn thiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền thì những tư tưởng, giá trị phổ biến và tiến bộ của nhà nước pháp quyền đó là, đề cao vai trò của pháp luật trong tương quan của nó với quyền lực của nhà nước. Vì vậy, đòi hỏi phải có hiến pháp và sự thượng tôn hiến pháp; tính minh bạch của pháp luật và của việc thực hiện pháp luật; pháp luật phải dễ tiếp cận và được thực hiện kịp thời, phải có sự phân quyền, phân công, phối hợp quyền lực nhà nước, trong đó phải bảo đảm sự độc lập của quyền tư pháp. Theo tác giả, “Liên tiếp trong các ngày 23 và 24/03/2022, pháp đình xứ này xét xử 02 vụ án mà theo quan điểm của những người bị buộc tội, họ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp”. Toàn xử lý những kẻ xuyên tạc, bôi xấu nhà nước, chống đối chính quyền, chẳng hiểu tại sao tác giả có thể cho đây là tự do ngôn luận được nhỉ? Thật nực cười…

Theo đó, nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật; tư tưởng về chủ quyền nhân dân với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của nhà nước; đề cao các giá trị công bằng, công lý, quyền con người, Vậy nên bản án cho Lê Văn Dũng không có gì để luận bàn ở đây./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét