Trên thực tế làm gì có Đảng Cộng sản nguyên thủy mà chỉ có chế độ cộng sản nguyên thủy. Chẳng ai đi so sánh một chế độ xã hội ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với một chế độ xã hội ở thời kỳ nguyên thủy, mọi người sinh sống theo chế độ thị tộc, bộ lạc. Thời kỳ cộng sản nguyên thủy, lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ, sự hiểu biết về thế giới tự nhiên của người lao động còn lạc hậu, họ cùng nhau lao động, chủ yếu dựa vào săn bắt và hái lượm rồi cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Chính vì thế mà dẫn đến nguyên tắc phân phối đặc trưng, đó là nguyên tắc bình quân. Với những đặc tính như vậy, tất yếu sản phẩm lao động chỉ đủ dùng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, sẽ không tạo ra giá trị thặng dư, nếu cứ duy trì mãi hình thái kinh tế xã hội này sẽ không thể có sự phát triển. Theo quy luật, khi các mặt của hình thái kinh tế – xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Và rồi sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi. Do vậy, từ những yếu tố cấu trúc của mỗi một hình thái kinh tế xã hội thay đổi dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn. Theo chủ nghĩa Mác-Lenin, trong lịch sử loài người sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao: Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy); Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ; Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến; Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa; Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Ở nước ta, bỏ qua hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa để đi lên chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản). Tuy nhiên đó là một quá trình lâu dài, mà chúng ta đang ở thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nói đến vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời kỳ chưa có Đảng, đất nước ta đắm chìm trong ách thống trị, kìm kẹp của chế độ phong kiến phương Bắc và thực dân. Đời sống của nhân dân cùng cực, bị nô dịch về văn hóa, bóc lột về kinh tế, đàn áp, thống trị về mọi mặt. Kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, đứng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Cùng với công cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ qyền của Tổ quốc, Đảng còn đề ra chủ trương, đường lối, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước đang phát triển, có vị thế trong khu vực và trên thế giới. Nhìn vào thực tế đời sống xã hội nước ta ngày hôm nay, không phải quá tự hào nhưng rõ ràng chúng ta thấy sự đổi thay về mọi mặt. Tất nhiên, chẳng có quốc gia nào là hoàn hảo, cho dù kể cả những quốc gia lớn hàng đầu thế giới thì trong xã hội cũng vẫn có những tỷ lệ người dân nghèo, đói và những tệ nạn xã hội khác. Ở nước ta, mặc dù vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo và chưa thể hoàn toàn dẹp bỏ được hết tệ nạn xã hội nhất là nạn tham nhũng. Song nhìn một cách toàn diện thì đất nước ta đang ngày càng phát triển đi lên. Sự đổi thay được thấy rõ chính là sự phát triển về kinh tế, mặc dù còn gặp không ít khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định; các mặt văn hóa, xã hội được quan tâm; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước giảm dần (theo thống kê giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 giảm trên 1,4%/năm); chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân đạt được nhiều kết quả quan trọng, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được khẳng định. Nếu không có Đảng lãnh đạo thì liệu rằng đất nước ta có được những thành quả như vậy hay không? Vì vậy, không thể nói “Đảng CS đã thoái hóa… Đất nước từ nghèo đến mạt. Gần nửa thế kỹ hòa bình, Việt Nam vẫn còn thua nhiều nước nhỏ ở Á Châu” như lời của Cau Ut Long Xuyen.
Muốn hiểu được những điều vô lí mà Cau Ut Long Xuyen nói bắt nguồn từ đâu và nhằm mục đích gì, chúng ta xem đoạn cuối này sẽ rõ: “Vì tiền đồ dân tộc, vì tồn vong của đất nước, nhân dịp nầy, những đảng viên CS yêu nước nên đứng ra cứu nước bằng cách tuyên bố vứt bỏ Đảng Cộng Sản …”. Thì ra, mọi việc làm, mọi lời nói xuyên tạc, áp đặt vô lí đều có mục đich rõ ràng. Đó chính là nhằm bôi nhọ, nói xấu Đảng và chế độ để kích động biểu tình, bạo loạn lật đổ, chống phá Đảng và chế độ. Đây cũng là thủ đoạn mà những đối tượng chống phá hay dùng. Chúng ta cần cảnh giác và tỉnh táo!
Yêu nước không phải chỉ là hô hào suông. Yêu nước cũng không phải là đi nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền xuyen tạc, càng không phải là đi xúi bẩy, kích động biểu tình, chống phá. Yêu nước chính là bằng hành động và việc làm có ý nghĩa, mà thiết thực nhất chính là mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành theo hiến pháp và pháp luật, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, phát triển, văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét