Năm 2022 là năm thứ 2 dịch bệnh COVID-19, người dân Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung phải sống và làm việc trong nỗi lo âu, về sức khỏe, về việc làm, về tiền bạc, về học hành cho con trẻ và còn bao nhiêu nỗi lo khác. Chính vì lẽ đó, người Việt Nam không còn nhiều thời gian dành cho Tết nhất, không bắn pháo hoa trong đêm giao thừa, không đi lễ chùa đầu năm, không tổ chức lễ hội như những năm trước. Nhiều người đã xác định sẽ ở lại thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và các nơi khác mà không nhất thiết phải về quê ăn Tết để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình, bản thân và làng xóm. Nhịp sống mới hiện tại đã có những biến đổi vì COVID-19. Bình thường hóa ngày Tết, không nhất thiết phải bằng mọi giá để về quê ăn Tết; không nhất thiết phải tập trung đông người ăn uống, nhậu nhẹt triền miên trong “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nhiều cơ quan ban ngành đã làm việc xuyên Tết. Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Sáng nay, vào mạng xã hội đọc được bài viết “Tết năm nay sao mà buồn quá” của Nguyễn Thị Thanh Bình với nhiều bình luận và những câu thơ “Tết buồn”. Được biết Nguyễn Thị Thanh Bình quê gốc tại Huế, sau 1975 di tản và trưởng thành, nổi lên nhờ một số tác phẩm văn học, tuyển tập thơ được xuất bản tại hải ngoại và hiện đang sống định cư tại Hoa Kỳ, là thành viên của Ban Vận động Văn Đoàn Độc lập Việt Nam. Trong mỗi dịp Tết đến, xuân về như thế này, tâm trạng cũng những người con xa Tổ quốc buồn vì không được về sum họp gia đình, lễ bái tổ tiên, dòng họ âu cũng là một lẽ thường tình. “Tết năm nay, sao mà buồn quá” cũng có một phần đúng vì dịch giã mà, đâu có được không khí như những năm trước? Tuy nhiên hầu hết mọi người dân đều thích ứng phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, vẫn đào, quất, bánh chứng, giò chả…đủ cả, đồng thời vẫn thực hiện nghiêm phòng dịch. Nhưng mà viết mấy dòng mở đầu như thế này thì thấy u ám, tiêu cực quá, do nắm bắt những thông tin tại quê nhà không chuẩn xác, nên Nguyễn Thị Thanh Bình đã quá chủ quan khi dùng một số cụm từ thái quá, hàm ý quy chụp: “Vậy là Tết nhất cũng đã dồn đuổi tới lưng. Nhiều bà con ở Việt Nam rất hụt hẫng vì không lãnh được lương, kinh tế yếu kém và không ít bà con ở hải ngoại năm nay cũng phải ca bài Xuân này Con không Về nên nhìn chung bức tranh Tết mình thật xám ngoét…Chưa kể nhìn đâu cũng thấy mọi người đã quá khánh kiệt niềm tin, và không biết tìm kiếm nơi đâu, níu áo ai đây để lấy lại. Rồi thì vụ Việt Á này nọ…sao mà “nản chí anh hùng” mục ruỗng từ trên xuống, làm sao cứu vãn những chiếc bình vỡ”.
Không phải chỉ có Nguyễn Thị Thanh Bình đâu mà là tâm trạng của khá nhiều người vọng tưởng, hoài niệm về những cái Tết thủa thiếu thời với bao nhiêu kỷ niệm đẹp. Hãy “cho tôi mua một vé về với tuổi thơ” để được đón giao thừa, xem bắn pháo hoa, được quây quần xung quanh nồi bánh chưng, pháo nổ vang trời, với những bao lì xì đỏ chót, bánh mứt, hạt dưa, mâm ngũ quả, cành đào, chậu quất, tranh Tết, xúng xính trong bộ quần áo mới, rộn ràng đón khách xuân, trao cho nhau những câu chúc Tết ngọt ngào và vui vẻ đi du xuân… Bây giờ mọi thứ đã đều khác, thức ăn, vật phẩm lo lắng cho mấy ngày Tết giờ đã có siêu thị lo cho hầu hết, chẳng thiếu thứ gì, dọn dẹp nhà cửa trang hoàng cho ngày Tết cũng không như xưa, sát Tết đào, quất, hoa tươi không thiếu…trong một số nhà ở thành phố, thị xã, thị tứ… thì tivi bật cả ngày, mỗi người trong gia đình đều có smartphone. Khi sum họp gia đình, thì mỗi người đều cắm cúi vào smartphone. Tâm trạng vui, buồn mỗi khi Tết đến xuân về ở mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh rất khác nhau và cũng do mọi người cảm nhận. Những cán bộ, đảng viên bị khởi tố, bắt tạm giam thì rõ ràng bản thân đang buồn rũ trong trại tạm giam, gia đình bố, me, vợ, con những người thân cận thì còn thiết gì đến Tết với nhất nữa. Những kẻ phản bội Tổ quốc, thành phần “khoác áo dân chủ” bị khởi tố bắt tạm giam vì phạm tội tuyên truyền chống phá hoặc những tội danh hình sự khác…thì tất nhiên buồn hết chỗ nói trong dịp Tết còn gì. Nguyễn Thị Thanh Bình có nhắc đến cái tên “nhà báo tự do Phạm Thị Đoan Trang” vừa bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 9 năm về tội “tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với giọng điệu mỉa mai, thâm hiểm cho rằng: “… nên khuyến mại thêm một giải Nobel Hòa Bình cho nữ lưu Phạm Đoan Trang mới ngon cơm chứ”. Nguyễn Thị Thanh Bình dùng từ “Hổ TNLT” trong câu: “Nhất là quá thương những chú “Hổ TNLT” đang phải “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt” để muốn ám chỉ những “tù nhân lương tâm” (TNLT) đang bị giam giữ. Phải nói luôn và ngay cho Nguyễn Thị Thanh Bình biết rằng, ở Việt Nam không có khái niệm “tù nhân lương tâm” mà cái tên đó là do các thế lực phản động, thù địch luôn tìm cách cổ súy các đối tượng vi phạm pháp luật, bất mãn, cơ hội chính trị, gán cho cái tên đó hòng đánh lừa dư luận, đánh tráo khái niệm nhằm vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, trong đó có Phạm Thị Đoan Trang là một trong những cái tên được các thế lực phản động, thù địch đặt cho cái gọi là TNLT, được nhắc tới trên các diễn đàn như cá nhân “dũng cảm đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ở Việt Nam”. Thực tế thì Phạm Thị Đoan Trang đã vi phạm pháp luật và bị xử lý; những chú “Hổ TNLT” mà Nguyễn Thị Thanh Bình đề cập đến là Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu, Đoàn Khánh Vinh Quang, Huỳnh Trương Ca, Lê Đình Lượng… hiện đang ngồi bóc lịch, đón Tết trong nhà tù. Việc các đối tượng này vướng vòng lao lý bị xử lý là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Buồn là đúng rồi, bởi dường như cùng hội cùng thuyền xót xa nhau, Nguyễn Thị Thanh Bình đang cố ý cổ súy những kẻ chống phá chế độ khá tinh vi.
Về việc Việt kiều về quê hương sum họp gia đình dịp Tết Nhâm Dần 2022 cũng cần phải nói rõ cho Nguyễn Thị Thanh Bình biết. Do dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho việc trở về quê hương với những người con xa xứ không hề dễ dàng như mọi năm. Chính sách nhập cảnh đối với người có hộ chiếu vaccine của Chính phủ Việt Nam đã giúp nhiều gia đình đoàn tụ. Khi trở về nước, nếu test nhanh âm tính sẽ cách ly tập trung 3 ngày, rồi mới trở về gia đình. Tất nhiên nếu chưa tiêm vaccine và xét nghiệm dương tính thì phải xử lý theo quy định hiện hành. Đã có một số Việt kiều may mắn được trở về nhà hưởng một cái Tết sum vầy. Chính phủ đã có công văn đồng ý chủ trương tạo thuận lợi về thủ tục nhập cảnh đối với người dân ở nước ngoài cùng thân nhân về nước đón Tết cùng với việc tăng tần suất bay thường lệ quốc tế. Tối 22/01/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra “Chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu ý kiến trong đó có thông báo: “…gần 600 chuyến bay đã đưa 120.000 đồng bào ta ở nước ngoài trở về Việt Nam…Lượng kiều hối năm 2021 tiếp tục tăng với con số gần 14 tỷ USD…”. Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, NHNN cho biết “Con số của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là con số được kiểm chứng, có địa chỉ người gửi rõ ràng qua các công ty kiều hối, tổ chức tín dụng”.
Hai năm vừa qua, do dịch bệnh COVID-19 một số thủ tục đã được lược bỏ sao cho Tết đoàn viên phải vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, mọi người đều chăm lo sức khỏe, chuẩn bị cho một năm dài lao động, học hành, cống hiến cho sự phục hồi kinh tế và phát triển đất nước, nếu là người dân yêu nước thì không lấy đó làm buồn, mà đó chính là đang thích ứng linh hoạt trong điều kiện dịch bệnh, khi hết dịch chắc chắn không khí đón xuân sẽ rộn ràng, náo nhiệt hơn xưa. Vậy nên Nguyễn Thị Thanh Bình đừng lợi dụng điều đó để công kích, bôi đen chế độ rồi cổ súy, tung hô những kẻ chuyên rắp tâm gây rối, chống phá đất nước nữa nhé, làm như thế là đang phá hoại cuộc sống của người dân Việt Nam đấy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét