Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

DÂN CHỦ - Mỹ và đồng minh không có cửa nói đến nền dân chủ của Việt Nam

 




Mới đây, trên RFA Tiếng Việt trích dẫn Báo cáo chỉ số dân chủ năm 2021 của Cơ quan Tình báo Kinh tế (Economist Intelligence Unit – EUI) thuộc tập đoàn Economist tại Anh để viết và đăng bài “Việt Nam thuộc nhóm nước phi dân chủ trong báo cáo Chỉ số dân chủ năm 2021”. Trong bài viết này, RFA xuyên tạc, quy chụp rằng: Việt Nam, nơi mà trong thời gian hai năm qua bắt giam và xử án tù thật nặng hàng loạt nhà văn, ký giả độc lập và các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới một thể chế tam quyền phân lập giả mạo, trở thành kẻ thù lâu dài của xã hội dân sự và của internet, đã biến đất nước thành một nhà tù lớn mà mọi công dân đều có thể vi phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…” và đi đến nhận định: Việt Nam thuộc nhóm nước có thể chế độc tài, toàn trị(!)

Đây là nhận định phi lý về thực tế tình hình ở Việt Nam!

Từ khi ra đời, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đến nay, gương cao ngọn cở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết đứng lên để xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu to lớn. Ngày nay, từ một đất nước thuộc địa, bị chia cắt, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, người dân sống đau khổ, lầm than dưới sự giày xéo của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc phản động, Việt Nam đã trở thành một đất nước độc lập, thống nhất, có nền chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững; người dân được sống trong tự do, hạnh phúc, tự quyết định vận mệnh của dân tộc và chính mình trên con được thực hiện khát vọng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việt Nam là nước có thu nhập trung bình.

Xin nói rằng, nền dân chủ ở Việt Nam là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là nền dân chủ của đại đa số nhân dân, mà ở đó quyền con người, quyền công dân được đảm bảo bằng pháp luật và ngày càng tốt hơn. Ở Việt Nam, nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, v.v. Thực tế cho thấy, Việt Nam luôn tích cực, chủ động bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm cho người dân được tư do “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, tư do tìm, lựa chọn việc làm, tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục,… Chỉ tính riêng năm 2021, Việt Nam tiếp tục thông qua và sửa đổi nhiều Bộ luật quan trọng, như: Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi; xem xét thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh qua các năm luôn đảm bảo nguyên tắc ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án luật nhằm triển khai thi hành các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việt Nam được thế giới ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng internet cao trên thế giới. Các nền tảng số, mạng xã hội tạo nên những kênh, giao diện kết nối quan trọng để người dân tiếp cận thông tin, trao đổi và bày tỏ quan điểm của mình. Tính tới tháng 12/2021, hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng internet, có đến 72 triệu người dùng mạng xã hội, chỉ trong năm qua đã tăng 07 triệu người dùng; hiện có hơn 76 triệu tài khoản facebook tại Việt Nam.

Thời gian qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Gói an sinh xã hội lần thứ nhất đã được triển khai có quy mô 62.000 tỷ đồng và gói an sinh xã hội lần thứ hai với tổng trị giá 26.000 tỷ đồng là nền tảng để bảo vệ các quyền con người, đồng thời cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí Việt Nam chủ động phản biện, đóng góp ý kiến về các dự thảo luật, các chính sách của Chính phủ, các kế hoạch, chiến lược, dự án lớn. Chính phủ thường xuyên lắng nghe các ý kiến phản biện xây dựng, xác đáng, điều chỉnh các chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình thực tế đất nước, điển hình là trong công tác phòng chống dịch Covid-19, giải quyết các bất cập trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2021, mặc dù bị Đại dịch Covid-19 bị tàn phá, nhưng kinh tế – xã hội Việt Nam vẫn ổn định, tốc độ phục hồi nhanh, GDP ở mức tăng trưởng dương (hơn 2,59%), nhân dân luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, tích cực làm giàu cho bản thân, gia đình và tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia thành viên, thành viên tích cực, có trách nhiệm cao của Liên hợp quốc trong thực hiện có hiệu quả phần lớn các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nhất là trong việc xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và tạo việc làm cho người dân. Đồng thời, có những đóng góp tích cực, hiệu quả trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về nhân quyền; luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân. Vì thế, uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định và không ngừng nâng cao. Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế lớn, có uy tin trên thế giới và khu vực. Không chỉ là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam còn đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền,… với số phiếu đồng thuận, tín nhiệm cao.

Đó là điều không thể phủ nhận!

Việc RFA “Nhắm mắt” đưa ra nhận định hồ đồ “Việt Nam thuộc nhóm nước phi dân chủ” là hoàn toàn phi lý, thiếu cơ sở, không phản ánh đúng bản chất dân chủ của xã hội và thực tế diễn ra tại Việt Nam. Mục đích của RFA là nhằm xuyên tạc, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phủ nhận những thành tựu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; cổ vũ cho các hoạt động phi dân chủ, vi phạm pháp luật của những tổ chức, phần tử chống cộng cực đoan, thiếu thiện chí trong và ngoài Việt Nam. Đồng thời, vi phạm quyền con người, quyên công dân, vi phạm những quy tắc cơ bản theo luật pháp quốc tế về thực thi dân chủ. Vì thế, cần phải lên án, bác bỏ./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét