Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

---Xây dựng, chỉnh đốn Đảng & Chống tham nhũng ---

Đúng là đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thế giới, trong đó có Việt Nam; đã làm cho toàn thế giới có 276.436.619 trường hợp bị nhiễm Covid-19, trong đó có 5.374.744 trường hợp tử vong (số liệu của WHO, tính đến ngày 23/12/2021). Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng dịch và cũng đang chuẩn bị mọi tinh thần và lực lượng để đối diện với làn sóng dịch tiếp theo, trước hết là đối diện với biến thể Omicron.

Song không phải vì tập trung cho nhiệm vụ phòng và chống dịch Covid-19 mà Việt Nam “lãng quên” nhiệm vụ tăng cường đấu tranh chống tham nhũng. Lịch sử cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo cho thấy rằng, ở vào những điều kiện cụ thể khác nhau, công tác phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham ô, tham nhũng có thể đậm nhạt khác nhau, song Đảng luôn nhất quán chủ trương thường xuyên phòng và đấu tranh chống tham nhũng để xây dựng Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đảm bảo vai trò tiền phong của Đảng.


Sự thật là vậy và sự thật này bác bỏ sự xuyên tạc của JB Nguyễn Hữu Vinh khi tung lên mạng xã hội bài viết “Hơn cả Covid-19” (đăng trên RFA, Tiếng Dân New ngày 24/12/2021…).

1. Khi cả nước cùng đối diện với đại dịch Covid-19, nhất là với làn sóng dịch thứ 4, với biến thể Delta, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện rõ chủ trương vừa phòng vừa chống dịch trên tinh thần như “chống giặc”; đã cố gắng thực hiện những giải pháp vừa cấp bách vừa thường xuyên một cách quyết liệt để không chỉ từng bước ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà còn chăm lo đến cuộc sống thường ngày của người dân, nhất là những người dân vùng tâm dịch như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh phía Nam… Dù vẫn còn những hạn chế cần phải rút kinh nghiệm, song không thể phủ nhận quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng và chống đại dịch Covid- 19.

Trong 2 năm qua, khi đối diện cùng đại dịch Covid-19, đâu đó có thể còn có sự lo sợ, lúng túng và hoảng loạn (nhất là trong làn sóng dịch thứ 4) vì sự diễn tiến của dịch quá nhanh, khôn lường; vì hệ thống y tế vùng tâm dịch gần như quá tải… Hơn nữa, với điều kiện cụ thể của từng địa phương, sự thiếu hụt nguồn nhân lực y tế, các thiết bị y tế chuyên dụng để điều trị Covid- 19; thậm chí cả lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu cho đội ngũ nhân viên y tế, cho người dân… đã không còn là hiện tượng đơn lẻ. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự sẻ chia, giúp đỡ của đồng bào cả nước; sự góp sức của những chiến sĩ “áo trắng” mọi miền Tổ quốc chi viện cho vùng dịch cùng sự góp sức của những người lính “bộ đội Cụ Hồ”, những người chiến sĩ công an nhân dân… thì khó khăn, bất cập ở vùng tâm dịch đã từng bước được khắc phục. Giữa muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, những gì mà người dân vùng tâm dịch nhận được (dù chưa thể đầy đủ như mong muốn) cũng đã cho thấy một hiện thực rằng, ở Việt Nam “không có ai” và đã cố gắng “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Cho nên, JB Nguyễn Hữu Vinh không thể chỉ vì nhìn thấy một vài hiện tượng mà cố tình xuyên tạc rằng “người dân không thấy được con đường sáng để có thể đi, để có thể tin tưởng”; “người dân đang lầm lũi trên con đường vô định, không lối thoát và đầy bất trắc với tính mạng, tài sản, gia đình, cộng đồng của mình” để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tổ chức, điều hành của Chính phủ trong công tác phòng và chống đại dịch Covid- 19. Phủ nhận trơ trẽn, sạch trơn như vậy là có lỗi với những cố gắng và sự hy sinh mất mát của những người đã tham gia chống dịch; đồng thời, có lỗi cả với những người đã được tận tình cứu chữa nhưng do bệnh nặng mà không qua khỏi… Không ai muốn những tổn thất vì đại dịch, song khi điều đó đã xảy ra, thì không thể chỉ vin vào cớ đó mà nói xấu chế độ và chống phá Đảng được.

2. Những nhiệm kỳ gần đây, Đảng không chỉ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, két luận liên quan đến công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng mà còn lãnh đạo chặt chẽ công tác này để nhằm mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng là trong đấu tranh chống tham nhũng phải luôn tuân thủ quy định của pháp luật; là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, những kết quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng những năm qua không chỉ tạo được bước đột phá mà còn góp phần từng bước hình thành cơ chế răn đe để mỗi cán bộ, đảng viên ở các cơ quan công quyền “không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng”…

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong từng tổ chức Đảng vẫn chưa thể ngăn chặn, đẩy lùi triệt để. Cho nên, chưa bao giờ lại có nhiều cán bộ cấp cao vướng vào vòng lao lý vì tham nhũng, cố ý làm trái pháp luật như nhiệm kỳ khóa XII của Đảng. Đồng thời, cũng chưa bao giờ việc phòng và đấu tranh chống tham nhũng gắn với phòng và chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo Quy định số 32-QĐ/TWcủa Bộ Chính trị về “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” lại trở nên cấp bách và có ý nghĩa như vậy.

Bởi rằng, cùng với việc phòng và chống dịch Covid- 1, thì đâu đó vẫn có những cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất và đi liền cùng đó là có những tiêu cực đã được chỉ ra. Việc các cơ quan chức năng đã và đang điều tra, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các tổ chức và cá nhân, trong đó có Công ty Việt Á (do Phan Quốc Việt thành lập, đang bị cáo buộc ‘thổi giá’ kit xét nghiệm Covid-19) và các cơ quan hữu quan (Giám đốc CDC Hải Dương,…) liên quan đến việc mua sản phẩm của công ty này với giá cao cho thấy tham nhũng và tiêu cực vẫn đang là vấn nạn. Cùng với đó, việc những quan chức cấp cao như Nguyễn Hữu Tín, Tất Thành Cang, Trần Vĩnh Tuyến, Nguyễn Đức Chung… đã lạm dụng/lợi dụng quyền lực được giao để mưu cầu lợi ích cho cá nhân và nhóm lợi ích, nên đã phải đứng trước vành móng ngựa vì vi phạm pháp luật cũng là những ví dụ cho thấy sự suy thoái của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn và đó vẫn đang là mối đe dọa uy tín, danh dự của một Đảng cầm quyền. Vi phạm pháp luật thì tất yếu sẽ bị xử lý, dù họ là ai, đã và đang đảm nhiệm trọng trách gì, song như vậy không có nghĩa là “bộ máy tham nhũng vẫn miệt mài hoạt động bất kể hoàn cảnh, điều kiện nào” và “hơn cả Covid-19” như JB Nguyễn Hữu Vinh quy chụp.

3. Rõ ràng là, các hành vi tham nhũng và tiêu cực trong lĩnh vực nào cùng vậy (chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực đất đai, y tế…), đều làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng và Nhà nước; đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, phẩm chất đạo đức và vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đồng thời, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì thế, càng khó khăn thử thách, Đảng càng phải đẩy mạnh công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác phòng, chống tiêu cực; nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng.

Không chỉ riêng Công ty Việt Á mà bất kể cá nhân, tổ chức nào vi phạm pháp luật, đầu cơ, tham ô, tham nhũng hay nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp thì cũng sẽ bị trừng trị nghiêm minh theo pháp luật, trên tinh thần “cắt bỏ một cành cây hỏng để cứu cả thân cây; chặt bỏ một cây sâu bệnh để cứu cả một rừng cây xanh tốt”. Thống nhất trong chủ trương và quyết liệt trong xử lý các hành vi, vụ án tham nhũng là để làm trong sạch Đảng, để Đảng mạnh khỏe chứ không phải đó “là một cái cớ để các phe nhóm trong đảng đưa nhau ra tòa, vào tù trong cuộc chiến giành quyền và lợi trong đảng”. Hơn nữa, tham nhũng là con đẻ của quyền lực, ở đâu có quyền lực thì ở đó tất yếu tiềm ẩn và sẽ có tham nhũng, chứ không phải “tham nhũng là điều tất nhiên, hiển nhiên, dĩ nhiên và được thực hiện ngang nhiên trong chế độ cộng sản độc tài” như JB Nguyễn Hữu Vinh xuyên tạc và vu khống Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo cách mạng là bởi Đảng đã khẳng định được vai trò tiền phong, lãnh đạo của mình; là bởi sự tôn vinh, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân; là bởi sự thừa nhận của các chính đảng khác như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội… và đương nhiên, đó không phải là căn nguyên dẫn đến tham nhũng. Cho nên, những luận điệu phản động này: “không được tham nhũng, thì hệ thống đảng sẽ tự rệu rã và tự giải tán”, “tham nhũng, đó cũng chỉ là một biến thể tất yếu bên cạnh các biến thể khác như bạo lực, bất nhân, dối trá và lừa đảo. Tất cả có nguồn gốc từ loại virus gốc là virus mang tên cộng sản” của JB Nguyễn Hữu Vinh mới chính là “loại virus nguy hiểm” gây rối lòng dân và rất cần có loại vaccine/thuốc đặc trị hữu hiệu để phòng ngừa và điều trị!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét