“Diễn biến hòa bình” – Một kịch bản “phi nhân tính”, nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu – Những điều suy ngẫm, cần rút kinh nghiệm không được để tái diễn…
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II (1945), hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, chiếm 35% dân số thế giới. Liên Xô trở thành thành trì của hệ thống xã hội chủ nghĩa; phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh phát triển mạnh mẽ, trở thành một xu thế khách quan, phổ biến, tiến bộ xã hội được khẳng định. Không chấp nhận tình hình ấy, phương Tây tiến hành chiến lược toàn cầu phản cách mạng nhằm “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản, “hạ nhiệt cơn sốt”, sức lan tỏa bởi ảnh hưởng rộng lớn của Liên Xô đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Với chiến lược này, Mỹ và phương Tây dùng biện pháp vũ trang, sử dụng sức mạnh quân sự là chủ yếu, lấy chiến tranh là phương thức “độc chiêu”. Mỹ đã xây dựng căn cứ quân sự ở khắp nơi; NATO đã nhanh chóng ra đời. Tuy nhiên, biện pháp vũ trang và sử dụng sức mạnh quân sự đã không thể đánh sập hệ thống xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, phương Tây đã “đổi mới tư duy”, dùng biện pháp mới “phi vũ trang” mà cốt lối của nó là âm mưu, thủ đoạn và hoạt động “diễn biến hòa bình” với cuồng vọng chiến thắng chủ nghĩa xã hội mà không cần chiến tranh, không cần súng đạn.
Sự kiện nổi bật, mang dấu ấn cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của “diễn biến hòa bình” được ghi lại là ngày 22-12-1946, khi G. Kennan – đại diện của Mỹ ở Liên Xô gửi một bức điện dài 8.000 từ về Mỹ, kiến nghị với Nhà Trắng chính sách chống Liên Xô, đó là: bao vây quân sự, phong tỏa kinh tế, lật đổ chính trị, khi cần dùng vũ trang xâm lược; kiềm chế, ngăn chặn “làn sóng cộng sản” đang lan tràn, uy hiếp nền dân chủ… Cùng với đó, Akinsơn đề ra luận thuyết “chủ nghĩa dân chủ cá nhân”; Đalét với chiến lược “hòa bình giải phóng”; Kennơđi với học thuyết “gieo hạt giống tự do trong kẽ nứt tấm màn thép”,v.v.. Tuy cách tiếp cận, nội dung, “hồn cốt” của các luận thuyết ấy có nhiều điểm đề xuất khác nhau, song mục tiêu, quan điểm, biện pháp của các luận thuyết ấy cơ bản có điểm chúng, giống nhau là thay biện pháp quân sự bằng biện pháp phi quân sự, đánh vào lòng người là chủ yếu, kết hợp với đánh vào kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, ngoại giao, quốc phòng, an ninh…, để giành thắng lợi mà không cần bạo lực, không cần gây chiến tranh, không cần sử dụng vũ khí. Kennơđi – Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, đã coi phương pháp “hòa bình” là kế sách “diệu kỳ”, có sức mạnh tối ưu, có thể sử dụng nó “vô thời hạn”, “xuyên biên giới”, lấy uy hiếp quân sự và sức mạnh của vũ khí hiện dại để làm hậu thuẫn, dồn sức tập trung đánh đồng loạt vào các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo…, làm cho các “nhân tố phi xã hội chủ nghĩa lớn dẫn lên trong lòng cac nước xã hội chủ nghĩa”…, khiến các nước này sụp đổ dần dần, từ bên trong, tự tan rã, tự biến mất, nhờ đỏ “phương Tây có thể kê cao gối để ngủ”.
Tháng 3-1947, Truman – Tổng thống Mỹ đã quyết định thành lập tổ chức “Nghiên cứu các giải pháp hoà bình chống chủ nghĩa xã hội” và xác định: Mục tiêu của Mỹ là gieo rắc ở Liên Xô sự hoài nghi, bi quan trong dân chúng, hỗn loạn trong xã hội. Tháng 12-1957, Tổng thống Aixenhao tuyên bố “Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng biện pháp hòa bình” trước chủ nghĩa xã hội. Luận điểm này được coi là “hồn cốt” – nội dung cốt lõi của âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”. Sức nặng của lời tuyên bố ấy là thủ đoạn “hé bức màn sắt” – chọc thủng cánh cửa đi vào chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ Liên Xô. Z.Brzesinki trong cuốn Thất bại lớn – bản tiếng Việt, trang 158, đã thừa nhận: Từ 1981 đến 1987, khoảng 15 ngàn báo chí bí mật, 24 ngàn quyển sách và bài viết từ Mỹ và phương Tây đã được đưa vào các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là lan truyền vào Liên Xô. Với chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, Mỹ đã phát huy tác dụng của “trận đánh kép”: vừa dùng sức mạnh quân sự để răn đe, vừa đánh vào lòng người bằng “miếng mồi nhử” từ cần câu “kinh tế”, “viện trợ”, “ngoại giao thân thiện”… Ngay từ đầu, biện pháp này đã phát huy tác dụng; nhiều cán bộ cao cấp trong các Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã ý thức được tác hại của “diễn biến hòa bình”; song đáng tiếc là những người có trách nhiệm cao nhất trong các Đảng Cộng sản ở các nước ấy đã làm ngơ, để mất cảnh giác nên đã trúng mưu kế của phương Tây và các thế lực thù địch.
Mũi nhọn của “diễn biến hòa bình” là triệt để lợi dụng sóng “dân chủ hóa”, “công khai hóa” bùng phát ở Liên Xô, đang lây lan sang các nước xã hội chủ nhĩa ở Đông Âu để đẩy nhanh sự xuất hiện “các nhân tố mới lạ, xa dần với các giá trị chuẩn mực của chủ nghĩa cộng sản”, tiến tới làm thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Cuối cùng sử dụng “sự mọt ruỗng từ bên trong của các Đảng Cộng sản” để đánh sập cả hệ thống các nước xã hội chru nghĩa. Phương Tây đã chọn điểm khởi phát của thủ đoạn “diễn biến hòa bình” là đánh thẳng vào mắt khâu yếu nhất của sợi dây chuyền dẫn làm sụp đổ hệ thống chủ nghĩa xã hội là Hunggary.
Lợi dụng làn sóng cải cách, mở cửa giữa những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, phương Tây đã dùng mọi biện pháp tâm lý thông qua mạng xã hội, sách bao, tài liệu và các cuộc hội thảo khoa học, hội họp, biểu tình để kích động người dân Hunggary, khuyến khích phát triển tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, từng bước làm cho người dân Hunggary “quay lưng lại với Liên Xô”, “tẩy chay quân đội Liên Xô”; hướng về phương Tây, nuôi dưỡng tham vọng được sống sung sướng, “có cuộc đổi đời” của người dân các nước này. Đòn độc chiêu, nguy hiểm nhất mà phương Tây đã áp dụng ở Hunggary là thực hiện chiến dịch “đánh tỉa” nhằm vào giới trẻ, lóp người “năng động nhất, nhạy cảm nhất, dễ sai khiến nhất”. Trên cơ sở kích động tâm lý sùng bái hàng ngoại; tạo ra sự bất mãn của người dân với Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, mất niềm tin của sinh viên, thanh niên với Đảng Lao động Hunggary (11-1956, Đảng này đã đổi tên thành Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggary).
Sự lây nhiễm của “diễn biến hòa bình” đã tràn sang đất nước Ba Lan. So với Hunggary, phương Tây đã “khôn khéo” khoét sâu vào điểm yếu nhất của xã hội Ba Lan thời đó là nước này đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền nông nghiệp kém phát triển. Những người đóng vai trò lãnh đạo ở trong Đảng và Nhà nước Ba Lan chủ yếu đều xuất thân từ nông dân. Phương Tây đã tuyên truyền, kích động, lôi kéo những cán bộ cao cấp và tầng lớp trí thức, công nhân xuất thân từ nông dân để thành lập Công đoàn Đoàn kết, một lực lượng đối trọng với Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Nội dung chủ yếu trong màn kịch “diễn biến hòa bình” ở Ba Lan là phương Tây luôn tuyên truyền rùm beng về mức sống quá thấp trong xã hội, làm cho người dân Ba Lan so sánh thiệt hơn và nhìn thấy sự chênh lệch về mức sống của người dân Ba Lan với người dân phương Tây, qua đó làm cho họ chán nản chế độ chủ nghĩa xã hội và cho rằng, chính xã hội xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân làm cho người dân Ba Lan đói khổ, đất nước tụt hậu, không thể phát triển, tương lai mù mịt.
Triệt để lợi dụng sự rối loạn của tình hình, phương Tây đã tăng tốc sự kích động và tuyên truyền tư tưởng “chia rẽ” vào thanh niên, sinh viên sự “xâm lược của Liên Xô”, đòi Ba Lan tách khỏi “sự thống trị của Liên Xô”. Với các yêu sách đề ra, vào năm 1988, các cuộc đình công kéo dài ở Ba Lan đã diễn ra, buộc Đảng Công nhân thông nhất Ba Lan phải ngồi vào “bàn tròn” đàm phán với phe đối lập. Kết cục của cuộc gặp “bàn tròn” ấy là sự buông xuôi của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, để cho các phe đối lập, đảng phái tranh cướp quyền lực, lũng loạn trong Đảng, trong Quốc hội và Chính phủ. Việc Công đoàn Đoàn kết chiếm 99% số ghế ở Thượng viện đã đánh dấu sự thất bại cay đắng và hoàn toàn bất lực của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan.
Tình hình ở Tiệp Khắc đã diễn ra đúng như kịch bản “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã áp dụng ở Hunggary và Ba Lan. Phương Tây đã thực thi một cách “êm đẹp” các chiêu bài tranh giành thanh niên và trí thức, lợi dụng sức mạnh của lực lượng này để tạo ra các cuộc biểu tình, gây mâu thuẫn nội bộ và rối loạn xã hội. Trước tình cảnh ấy, nội bộ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc lại mất đoàn kết kéo dài; không tìm ra phương pháp hữu hiệu nào để bảo vệ Đảng, Nhà nước trước nguy cơ sụp đổ, sự “quay lưng của đảng viên và người dân”. Đó là mảnh đất màu mỡ khiến cho phương Tây “thừa thắng xông lên”, đẩy nhanh tiến độ, hoạt động “diễn biến hòa bình”. Cuối năm 1989, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc mất vai trò lãnh đạo và chính phủ mới được thành lập với các thành viên đa số không phải là đảng viên Đảng Cộng sản.
Qua việc phác thảo ba bức tranh nêu trên, có thể thấy ngón đòn ác hiểm nhất là phương Tây đã chọn và đánh trúng, đánh đúng vào điểm hiểm yếu nhất của các nước xã hội chủ nghĩa là sự non kém của bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở các nước ấy. Chính điều đó khẳng định rằng, trong thời đại hiện nay, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, nếu Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc mácxít trong lãnh đạo nhà nước và xã hội, nắm chắc lực lượng vũ trang và pháp luật – thật sự đoàn kết, thống nhất, ra sức chăm lo phát triển kinh tế, ổn định chính trị – xã hội; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tôn trọng nhân dân, lấy dân làm gốc; quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ… thì “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch dù có trăm ngàn phương kế, lắm chiêu trò “ảo thuật” cũng không thể thực hiện “diễn biến hòa bình”, gây hại cho Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nét mới, rất khác biệt trong thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Cộng hòa dân chủ Đức là phương Tây sử dụng chiêu bài tăng cường hối thúc “tự diễn biến” trong lòng Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức thông qua việc lợi dụng triệt để sự phân hóa trong giới lãnh đạo cao cấp do mâu thuẫn nội bộ Đảng và Nhà nước gây nên. Đồng thời, phương Tây rất quyết liệt trong việc tranh giành và sử dụng giới trí thức và thanh niên để kích động tính dân tộc Đức nhằm đánh thẳng vào các tổ chức và người đứng đầu Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Từng bước chia rẽ và chặt đứt mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với quần chúng nhân dân, làm cho sự hoài nghi, thiếu tin tưởng vào đường lối của Đảng, sự quản lý điều, hành của Nhà nước tăng vọt trong dân chúng với các chiêu trò vu không Đảng tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, phản bội nhân dân. Mặt khác, phương Tây và các thế lực thù địch, cơ hội đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” việc triển khai thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Hunggary, Ba Lan, Tiệp Khắc để đẩy mạnh việc chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước với Liên Xô, Trung ương và địa phương; làm cho nội bộ Đảng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức ngày càng mâu thuẫn gay gắt với nhau và với Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Trong bối cảnh ấy, Ban lãnh đạo Đảng Cộng hòa dân chủ Đức đấ tỏ ra hết sức lúng túng, bị động, họ trông chờ vào sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô nhưng bản thân Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xôviết cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức mới, tự mình chưa thể khắc phục được. Đầu tháng 10-1989, các cuộc biểu tình ngày càng phức tạp và vô cùng quyết liệt, Ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức từng bước nhượng bộ, thỏa hiệp rồi rút lui. Ngày 18-11-1989, Hội nghị Trung ương Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức đã họp và Bộ Chính trị từ chức tập thể. Mười ngày sau đó, cựu Tổng Bí thư Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức Honecker bị bắt với lời buộc tội là phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, vi phạm hiến pháp. Đó là cột mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Cộng hòa dân chủ Đức, chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức.
Kịch bản thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với Liên Xô có những nét riêng, khá độc đáo. Để đánh sập chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, phương Tây đặc biệt coi trọng việc truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, thực hiện sách lược “mưa dầm thấm sâu” luồn sâu, leo cao, thận trọng từng bước, quyết tâm “hé mở tấm màn sắt” để can thiệp ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao và quốc phòng, an ninh của Liên Xô, thực hiện đánh đổ từ bên trong kết hợp với răn đe sức mạnh quân sự từ bên ngoài, đẩy mạnh chia rẽ nội bộ Đảng Cọng sản với Nhà nước Xô viết; Ráo diết, quyết liệt thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ 15 nước cộng hòa và hệ thống chuyên chính vô sản đã được thiết lập khá vững chắc từ thời V.I. Lênin.
Chớp lấy thời cơ “ngàn năm có một” khi Liên Xô thực hiện cải tổ, phương Tây đã đẩy nhanh tiến độ “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để “phi đảng” và “phi chính trị hóa” quân đội ở nước này. Vào thời điểm đó, nền kinh tế của Liên Xô gặp vô vàn khó khăn, thách thức, tổng khủng hoảng xã hội rất nghiêm trọng. Phương Tây đã triệt để lợi dụng cái gọi là chính sách công khai hóa, dân chủ hóa của Goócbachốp – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong nhiều nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. Vì vậy, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng hỗn loạn, lạm phát, nợ công, đất nước đứng trước bờ vực thẳm. Đặc biệt, trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, lực lượng cơ hội, “cấp tiến”, phản động ngày càng chiếm ưu thế và có tiếng nói quyết định trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng. Nhiều ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phản bội Đảng Cộng sản. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, chính trị rối ren, phương Tây đã khôn khéo lợi dụng tình thế ấy, liên tục tăng viện trợ kinh tế, ép Liên Xô phải cải cách chính trị và chấp nhận cho các quốc gia vùng Ban Tích tách khỏi Liên bang Xô viết.
Vào tháng 12-1991, Liên bang Xô viết tan vỡ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau hơn 74 năm xây dựng đã sụp đổ, 15 nước cộng hòa vốn là anh em trong đại gia đình Xô viết đã quay lưng lại với nhau, thậm chí một số nước đã chĩa súng bắn vào nhau, gây nên thảm cảnh “nồi da nấu thịt”. Tình cảnh xung đột vũ trang đẫm máu ở Ucraina và Nga những năm qua đã nói lên điều đó. Năm mới nhìn lại sự kiện cũ để thấy giá trị được sống trong hòa bình, độc lập, tự do thật cao quý. Vì vậy, chúng ta hãy nêu cao cảnh giác, làm tốt trách nhiệm công dân để âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” không có cơ hội tái diễn trên đất nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét