Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

LONG COVID-19: Hệ lụy khôn lường thế hệ mai sau!

                 Như các báo cáo của các Nhà khoa học trên thế giới công bố, bên cạnh các di chứng kéo dài điển hình như mệt mỏi, khó thở, nhức đầu… thì COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tình dục của cả nam và nữ ra sao đang được rất nhiều người quan tâm.

 


1. Những vấn đề có liên quan đến sức khỏe sinh sản.

- Đây là vấn đề thế giới rất quan tâm. Có nhiều nghiên cứu đã được công bố khiến những bệnh nhân đã mắc COVID-19 rất lo lắng. Người ta đã chứng minh rằng virus SARS-CoV-2 sau khi nhiễm vào cơ thể con người có thể khiến tinh trùng của nam giới giảm chất lượng và số lượng.

 

COVID ảnh hưởng đến quá trình sinh sản bình thường

Còn ở nữ thì hoạt động của buồng trứng và tử cung bị ảnh hưởng làm giảm khả năng thụ thai (do nang trứng không phát triển) và giảm khả năng làm tổ của trứng.

Để giải thích mối liên hệ này, ta phải nhìn lại cơ chế gây bệnh của virus SARS-CoV-2. Cấu trúc protein của virus này có các gai S. Những gai này rất có ái lực với thụ thể ACE 2 (angiotensin-converting enzyme 2). Khi muốn xâm nhập vào tế bào cơ thể người, virus phải gắn gai S với thụ thể ACE 2 nằm trên màng tế bào. Sau đó, chúng chuyển vật liệu di truyền, hòa vào nhân tế bào con người.

Thụ thể ACE2 hiện diện rất nhiều ở màng tế bào niêm mạc miệng, phổi, tim và các cơ quan khác khắp cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục - là cơ quan đích dễ bị virus tấn công. Ở nam nhiều nhất là tinh hoàn và ở nữ là buồng trứng, nội mạc tử cung. Vì thế, khi nhiễm COVID-19 thì khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.

 

2. Những hậu quả và mức độ ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản!

- Các nghiên cứu cho biết khi virus gắn vào các thụ thể ACE2 ở tinh hoàn nam giới thì sẽ ảnh hưởng đến các cấu trúc nằm trong tinh hoàn như ống sinh tinh, tế bào nuôi dưỡng tinh trùng là tế bào Sertoli và tế bào Leydig là nơi sản xuất ra testosterone (hormone sinh dục nam).

COVID-19 ảnh hưởng đến thận (Nguồn BVND 115)

            Testosterone có vai trò quan trọng hỗ trợ cho sự sinh sản và phát triển tinh trùng. Khi tinh hoàn bị nhiễm virus thì phản ứng viêm tế bào xảy ra, làm giảm tiết nội tiết tố testosterone, giảm sự sinh tinh trùng.

Chính vì vậy, số lượng và chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng theo. Nếu phản ứng viêm nhiều sẽ gây ra hiện tượng xơ hóa, tác động xấu đến quá trình sinh tinh trùng và có sự rối loạn cương dương.

Tuy nhiên, vấn đề rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới có phải do ảnh hưởng COVID-19 hay không thì còn là vấn đề bàn cãi vì những rối loạn này cũng có thể do tâm lý căng thẳng khi mắc bệnh… Nhưng chất lượng và số lượng tinh trùng ở người bị nhiễm COVID-19 bị suy giảm thì đã được những nghiên cứu trên thế giới xác nhận.

Còn ở nữ sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nang noãn, niêm mạc tử cung bị viêm, từ đó tác động xấu đến quá trình trứng thụ tinh và làm tổ.

Riêng vấn đề ham muốn tình dục ở nữ, theo một nghiên cứu ở Pakistan từ tháng 6-2020 đến tháng 3-2021 trên 300 phụ nữ bị nhiễm COVID-19 nặng tham gia trả lời bảng câu hỏi đánh giá rối loạn tình dục (FSFI) sau khi khỏi bệnh cho thấy tỉ lệ nữ giới suy giảm ham muốn tình dục đáng kể so với trước khi mắc bệnh. Sự khác biệt trước và sau mắc bệnh có ý nghĩa thống kê.

Tại Việt Nam, từ những bệnh nhân đã từng thăm khám và qua chia sẻ của đồng nghiệp là chuyên gia nam học, không chỉ ghi nhận có bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, tình dục sau khỏi COVID-19. Tuy nhiên, kết quả này chưa được thống kê nghiên cứu tại Việt Nam đầy đủ vì chưa có dữ liệu so sánh với thời điểm trước khi họ nhiễm COVID-19.

Chẳng hạn bệnh nhân nam sau nhiễm COVID-19 đi khám hiếm muộn được cho làm xét nghiệm tinh dịch đồ thì thấy có kết quả thấp hơn tiêu chuẩn. Tuy nhiên trước khi nhiễm COVID-19, họ chưa đi khám nên bác sĩ không biết chất lượng tinh trùng của họ thế nào, vì thế không thể đưa ra kết luận có phải do COVID-19 gây ra hay không.

3. Việc mang thai và sinh con

Như phân tích nêu trên, SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng ở nam giới; nang noãn, niêm mạc tử cung ở nữ giới. Điều này có tác động không tốt đến quá trình thụ thai nhưng virus không lây truyền qua thai nhi.


               Về tỉ lệ thai nhi bị dị tật ở thai phụ nhiễm COVID-19 không có khác biệt so với thai phụ bình thường vì virus không lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 dễ sinh non hơn do khi thai phụ bị viêm phổi nặng thì cần chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ và con bất kể tuổi thai nào. Nhiều trường hợp mẹ đã phải mổ cấp cứu khi thai chưa được 30 tuần. Sau khi đem thai ra khỏi tử cung thì sự hồi sức giúp thở cho mẹ mới có hiệu quả tốt hơn./.

(To be continued)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét