Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Đừng đánh tráo khái niệm về Đảng

Hôm 23/01/2022, trên kênh truyền thông của Nguyễn Văn Đài tiếp tục có bài mượn cớ vụ việc Việt Á để xuyên tạc, nói xấu thể chế chính trị ở Việt Nam, bôi nhọ thanh danh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đáng lưu ý là, bài bình luận của trang mạng nêu trên đưa ra lời kết: Đảng Cộng sản Việt Nam là một sinh vật đã đến giai đoạn già cỗi và tất yếu sẽ bị diệt vong.

Thật là lực cười, luận điệu hàm hồ của nhóm gọi là “Hội anh em dân chủ” xưa nay vẫn cứ nhắm vào dự báo “hồi kết của chế độ Cộng sản” ở Việt Nam, trước hết là “sự diệt vong của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Lũ phản động ra sức hô hào kích động người dân “nổi dậy lật đổ chế độ, lật đổ Đảng” để thực hiện giấc mộng hão huyền “lập ra chế độ dân chủ”. Thứ dân chủ mà bọn lưu vong chính trị là theo mô hình Tư bản Âu – Mỹ, hay ít ra cũng theo mô hình trung lập kiểu như Áo, Thụy Điển, Phần Lan. Như vậy, thứ phao trôi giữa dòng sông chính trị của bọn phản quốc đang dựa vào mô hình của chế độ Tư bản, mô hình xã hội thường được những kẻ tự xưng dân chủ ngợi ca là tiến bộ nhất. Mấy kẻ cải lương nọ đâu hiểu bản chất xã hội của chế độ Tư bản cho dù tiến bộ hơn các chế độ trước đó, song ngay sau khi được xác lập trên phạm vi thế giới thì tự nó đã phơi bày những áp bức, bất công, nô dịch con người, đô hộ dân tộc nhược tiểu. Đối với Việt Nam, thực dân Pháp đã dùng chiêu bài “khai hóa văn minh” để gieo rắc nhiều thảm họa như: mù chữ, tệ nạn xã hội; đày đọa, tra tấn, chém giết người yêu nước, bóc lột sức lao động thợ thuyền, tróc rã sưu cao thuế nặng đối với người nông dân, khai thác khoáng sản, bắt người dân An Nam đi làm bia đỡ đạn trong đại chiến thế giới… Còn Phát xít Nhật thì lại treo chiếc bánh vẽ “đồng chủng da vàng”, “giúp An Nam giành độc lập”, gây ra nạn đói năm Ất Dậu 1945, khiến cho 2 triệu người miền Bắc bị chết thảm, đến nay vô số làng xã còn có ngày giỗ chung vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Ngay cả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – nơi được xem là chiếc nôi của văn minh Tư bản, là nước tự coi mình là cường quốc bảo kê cho dân chủ, nhân quyền thế giới, cũng theo đuổi 21 năm chiến tranh Việt Nam, đến nay còn để lại di họa hàng triệu người nhiễm chất độc da cam. Nhắc lại những điều trên không phải là nhằm khơi lại hận thù dân tộc, mà là để hiểu rằng vì sao nhân dân Việt Nam lại không đi theo mô hình Tư bản Âu – Mỹ. Sự lựa chọn mô hình chính trị một đảng lãnh đạo, một nhà nước thống nhất mang bản chất dân chủ thực sự, coi người dân là trung tâm của mọi tiến bộ xã hội, đấy là tư duy chiến lược của Đảng, Bác Hồ. Chưa thấy quốc gia nào có danh xưng độc đáo “đồng bào ta”, “Đảng ta”, “nước ta”, đấy là cách gọi tự trái tim yêu nước, thương nòi, “lòng dân yêu Đảng như là yêu con”, coi Bác Hồ là “cha già dân tộc”. Vậy thì, đâu cần phải trông đợi vào sự hướng đạo của mấy kẻ bán lương tâm cho quỉ, mượn hai tiếng “đồng bào”, đội hai chữ “dân chủ” để ngụy trang quả bom phản quốc. Đúng là so với cuộc đời một con người thì tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam trải 92 năm là khá cao, khá già dặn chính trị (nhưng gừng càng già càng cay), nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trước bất kỳ kẻ thù nham hiểm nào thì lòng dân Việt Nam vẫn một lòng một dạ đi theo Đảng. Sức sống, nhựa sống của Đảng là sức dân và lòng dân. Đảng là một tổ chức chính trị đặc biệt, đặt trong môi trường xã hội hướng tới lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Do đó, mỗi chủ trương, chính sách của Đảng luôn bám sát thực tiễn, hội tụ trí tuệ và lòng mong mỏi chính đáng của nhân dân. Như vậy, Đảng luôn tự cầu thị, làm mới tổ chức của mình theo hướng trong sạch, vững mạnh, là biểu tượng của đạo đức, văn minh. Đó không thể là dòng sông chết, mà chỉ có dòng tư tưởng đen tối phản Đảng, phản Dân, hại Tổ quốc mới là con sông chết. Đừng đánh tráo khái niệm Đảng chân chính với một thực thể sinh vật tự nhiên. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự khẳng định vị thế dẫn đường lịch sử dân tộc, đủ tầm đối nội và đối ngoại giàu chất nhân bản, nhân văn. Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều đã và đang xích lại với Việt Nam, chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt thể chế chính trị, coi Đảng Cộng sản Việt Nam là một chính đảng hợp pháp, hợp hiến, hợp lòng người. Đó là câu trả lời đích đáng đối với những kẻ phá Đảng, phản dân, phản nước./.

Hoàng Thúy Ngân

Tương lai của đất nước

             Tết Nhâm Dần đang cận kề, mọi người dường như bận rộn hơn để sắm sửa, đường phố cũng tấp nập hơn ngày thường. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên có lẽ tết cũng không được phấn khởi, tươm tất như mọi năm. Dịch covid-19 ảnh hưởng tới toàn cầu, không chừa quốc gia nào.

Ở nước ta, tình hình dịch bệnh kéo dài hơn 2 năm qua cũng khiến cho nhiều mặt của đời sống xã hội gặp khó khăn, trong đó tác động không nhỏ tới tốc độ phát kiển kinh tế, giải quyết việc làm, tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp, đời sống của nhân dân… Nhân đọc bài “Tương lai của đất nước” của Phạm Minh Vũ trên trang Việt Tân nói về hình ảnh 1 cậu bé nằm ngủ bên lề đường và từ đó suy diễn rồi nhận định về chế độ, đất nước, xin có vài điều chia sẻ với bạn đọc. 


            Câu chuyện về những trẻ em lang thang, cơ nhỡ không phải là đề tài mới và cũng không riêng gì chỉ có ở Việt Nam, kể cả ở các quốc gia phát triển như Mỹ được coi là cường quốc số 1 của thế giới thì cũng vẫn có những người dân nghèo, vô gia cư. Hơn nữa, nói đến sự phát triển của một đất nước là người ta nói đến cái tổng thể xét trên các phương diện, lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không phải chỉ xét đến từng cái đơn lẻ hay 1 cá nhân, 1 sự việc cụ thể. Vì thế không thể lấy một hình ảnh cụ thể về đứa trẻ lang thang cơ nhỡ để đánh giá và quy kết cho cả chế độ và tương lai của đất nước. Đất nước Việt Nam có phát triển hay không, phải dựa trên thực tế mọi mặt của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Để dễ dàng hơn, chúng ta hãy làm một phép so sánh với những năm trước đây thì sẽ thấy rõ. Mặc dù 2 năm nay do ảnh hưởng của đại dịch covid 19 khiến cho nhiều lĩnh vực gặp khó khăn nhất định. Song nhìn tổng thể, các mặc của đời sống xã hội vẫn được đánh giá ở mức bình ổn, phát triển, nhất là bộ mặt ở các khu đô thị, thành phố phát triển nhanh vượt bậc; còn các vùng miền cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư. Nhiều công trình, dự án, giao thông, cơ sở hạ tầng được xây dựng, văn hóa, xã hội phát triển rộng khắp, nhu cầu và chất lượng thụ hưởng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Theo báo cáo thống kê, ước GDP năm 2021 tăng 2,58%; tính thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, cụ thể năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 14,2; năm 2011 giảm còn 11,76%; năm 2012 giảm còn 9,6%; năm 2013 giảm còn 7,8%; năm 2014 giảm còn 5,97%; năm 2015 dưới 5%; năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, thiên tai, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều (tính đến nhiều mặt, nhiều yếu tố) ước khoảng 4,4%.

Như vậy rõ ràng cho thấy Đảng, Nhà nước ta quan tâm đã tới vấn đề xóa đói, giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội. Riêng trong năm 2021, dịch bệnh covid -19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, kinh tế nước ta, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định (chưa từng có tiền lệ) nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, quan tâm, hỗ trợ người nghèo, người lao động. Cụ thể: Chính Phủ đã ban hành các Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19; Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Quốc hội khóa XV; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19 để bảo đảm công tác an sinh xã hội và đời sống của nhân dân…



Theo con số thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2021, Trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí 71.482 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho gần 742 nghìn lượt người sử dụng lao động (kinh phí 13.033 tỷ đồng); trên 42,8 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác với (kinh phí 58.449 tỷ đồng). Tính riêng tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 là hơn 33.564 tỷ đồng, hỗ trợ gần 30,4 triệu lượt đối tượng. Tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm là 5.438 tỷ đồng; nhóm chính sách này hỗ trợ cho 375.857 đơn vị sử dụng lao động và gần 11,4 triệu người lao động. Đối với nhóm chính sách hỗ trợ bằng tiền, theo báo cáo, tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ là trên 25.810 tỷ đồng (tương đương 245% kế hoạch dự toán), hỗ trợ trên 18 triệu đối tượng. Trong đó, trên 1,21 triệu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ với tổng số tiền 4.259 tỷ đồng; 482.265 người lao động ngừng việc được hỗ trợ gần 635 tỷ đồng; 2.650 người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hỗ trợ 10,5 tỷ đồng; 24.400 người lao động mang thai và 376.385 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đã được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/người.

 Đối với gói hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116 của Chính phủ, theo Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết cho 12,8 triệu lao động nhận tiền từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp,  với số tiền hỗ trợ trên 30.300 tỷ đồng. … Với những con số nêu trên, rõ ràng chúng ta thấy rằng, mặc dù trong điều kiện tình hình dịch bệnh covid-19 ảnh h\ưởng nặng nề tới toàn cầu, nhưng Đảng, Nhà nước ta, các cấp, bộ, ngành, địa phương cũng đã cố gắng nhất có thể để hỗ trợ người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, để hướng tới một đất nước phát triển giàu mạnh, không còn hộ nghèo, những người già neo đơn và những trẻ em lang thang, cơ nhỡ thì cần có thời gian, lộ trình và phải là sự phấn đấu, nỗ lực, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, không thể giải quyết ngay trong ngày một, ngày hai được. Chính vì thế không thể lấy hình ảnh 1 em bé ngủ bên lề đường để đánh giá, quy kết và đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước: “Em sinh ra nơi mà lãnh đạo suốt ngày miệng thì nói những lời viển vông, hoa mỹ, có cánh để mị Dân – nào là: Không có ai bị bỏ lại phía sau, nhưng chỉ có em thì bị bỏ bên lề đường. Nào là trẻ em là tương lai của đất nước… Miệng thì họ nói rất hay, nhưng tay thì tìm cách vơ vét, xà xẻo dù cho vét cả giang sơn, cả xương máu đồng bào. Dù cho đem cả Dân tộc này lên đoạn đầu đài thì quan chức, lãnh đạo cũng không chùn tay”.

Trong bài viết, Phạm Minh Vũ còn nói rằng “cả hệ thống chính trị áp phe để cùng xà xẻo 4 ngàn tỉ thuế Dân, qua một công ty có tên Việt Á”. Điều này là vô lí. Vụ Việt Á, như các bạn đều biết hiện vẫn đang trong qúa trình mở rộng điều tra. Kết quả cuối cùng như thế nào phải đợi các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Không thể vì vụ Việt Á mà quy chụp cho tất cả các cấp lãnh đạo và cả hệ thống chính trị.  

Cuối bài, Phạm Minh Vũ đưa ra kết luận “Chúng ta, hãy nhìn đứa bé này để thấy tương lai của đất nước ta, một tương lai nghèo đói ăn bờ ngủ bụi đang bao trùm lên đất nước ta một ngày không xa”. Nói như vậy là sự quy chụp, không khách quan, toàn diện. Hình ảnh một đứa bé lang thang, cơ nhỡ không thể là biểu tượng để đại diện cho sự phát triển hay tương lai của cả đất nước. Hơn nữa, nhìn vào thực tế, những năm qua, đất nước ta vẫn trên đà phát triển. Nhất là những năm tới chúng ta tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sẽ có nhiều cơ hội để hợp tác song phương, đa phương, toàn diện với các nước trên thế giới. Cùng với quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, chúng ta có thể đặt niềm tin và hy vọng vào một tương lai tươi sáng của đất nước.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Mối chúa - mối thợ, sai phạm đều bị tống vào lò!

Lưu Huyền Trang

Danlambao vừa đăng bài “Ngài chủ lò tôn có dám lôi những con mối chúa trong vụ Việt Á tống vào lò không?” của Ngàn Hương đã gây khó chịu cho bạn đọc. Khó chịu bởi lẽ, đây là bài viết lộ rõ sự thô tục, phản cảm ngay từ tiêu đề, thể hiện kiểu năng thiếu chuẩn mực văn hóa, nên nhận được nhiều bão đá, lời chửi thậm tệ.


Ngàn Hương đã phân tích, mổ xẻ, thổi phồng rằng: “vụ Việt Á tiêu thụ hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng đã gây hậu quả vô cùng nặng nề cho hàng triệu người dân VN. Trên ba vạn nhân mạng ra đi do bàn tay tội ác của Việt Á, toàn bộ hệ thống hầu như bị vô hiệu hoá, do chất lượng bộ kít, người không bị lây nhiễm vấn có thể cho kết quả dương tính và ngược lại”. Rõ ràng, vụ Việt Á có sai phạm, chủ yếu là tội thông đồng với lãnh đạo các tỉnh phụ trách xét nghiệm covid-19 để nâng khống giá kít tes. Cơ quan chức năng đang điều tra mở rộng, củng cố hồ sơ vụ án để xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật Việt Nam.

Do đó, bạn đọc chỉ đồng tình với Ngàn Hương lên án tội của Công ty Việt Á trong vấn đề nâng giá kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Dư luận xã hội cũng lên án mạnh mẽ hành động của Công ty Việt Á, thậm chí coi đây là tội ác, mất nhân đạo, vì đã lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc.

Nhưng bạn đọc hoàn toàn không đồng tình cách của Ngàn Hương phân tích về tính chất, mức độ vi phạm vụ Việt Á. Ngàn Hương đã quy kết một cách thiếu cơ sở, khi cho rằng: “Công ty Việt Á đã đưa kít giả vào để giết người, làm cho gần trăm triệu dân suốt mấy tháng ròng hàng ngày bị đè ngửa ra ngoáy mũi bằng bộ kit giả này”.

Bạn đọc càng lên án sự xuyên tạc của Ngàn Hương khi y cho rằng: “Việt Á là công cụ, là sân sau của một thế lực  mafia trong chính quyền, dùng quyền lực nhà nước biến Việt Á, một cơ sở kinh doanh cò con, manh mún, mua đầu chợ bán cuối chợ, thành công ty quốc gia, thành cơ sở khoa học cấp nhà nước được độc quyền sản xuất kinh doanh kit giả xét nghiệm virus SARS-CoV-2”. Đặc biệt là bạn đọc vô cùng bức xúc với cách đặt câu hỏi tục tĩu và chủ quan khẳng định của Ngàn Hương rằng: “Ngài chủ lò tôn có dám lôi những con mối chúa trong vụ Việt Á tống vào lò không?”: “Không! Không! Không!  –  Đập chuột để vỡ bình à!”.

Ngàn Hương đã hỏi thừa, nghĩa là không cần hỏi câu đó, vì thực tế đã trả lời. Đến thời điểm hiện tại, các nhân vật vi phạm đã bị cơ quan chức năng tống vào lò, đó là: 1- Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt ; 2- Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương; 3- Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An; 4- Nguyễn Thành Danh, Giám đốc CDC Bình Dương; 6- Nguyễn Minh Tuấn, nguyên vụ trưởng vụ Trang thiết bị và Công trình y tế; 7- Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng vụ kế hoạch tài chính, Bộ Y tế; 8- Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ…

Ngoài những nhân vật liên quan trực tiếp đến sai phạm đã bị bắt nêu trên, cơ quan chức năng đang mở rộng vụ án, củng cố hồ sơ, thu thập chứng cứ để truy tố những nhân vật liên quan khác. Quan điểm chỉ đạo của các cơ quan chức năng là “không có vùng cấm”, nghĩa là không kể bộ trưởng hay chuyên viên, chức to hay chức nhỏ, nếu vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Hiện tại, nếu có dư luận cảm quan, nghi ngờ ai đó vi phạm vụ Việt Á nhưng chưa bị tống vào lò, thì không nên vội vã kết luận là cơ quan chức năng để lọt tội phạm hay có sự bao che. Thực chất, phải hiểu rằng: đó là vì chưa đủ chứng cứ về phạm tội, nên chưa thể truy tố, chưa đến lúc bị tống vào lò, chứ không có nghĩa là không bị xử lý.

Chắc chắn bạn đọc không thể suy nghĩ nông cạn, thô thiển giống như Ngàn Hương viết: “chỉ là những con mối thợ trong vụ Việt Á, còn những con mối chúa vẫn chưa bị lộ diện, “cần vạch mặt chỉ tên những con mối chúa nào đứng sau chống lưng cho vụ này?”.

Thực tế cho thấy, chả có ai đứng sau lưng cả, chỉ là việc cách thức quản lý chưa chặt chẽ, còn sơ hở hoặc là lãnh đạo chủ quan tin cấp dưới nên vô tình để cho sai phạm xảy ra. Đến thời điểm này, lãnh đạo Việt Nam đã quá khiếp sợ, tỉnh táo nhận ra bài học, sự răn đe, càn quét của “lò ông Trọng” đối với hành vi sai phạm, nên không dễ dàng liều mình lao vào sai phạm. Từ mấy năm nay, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là quan điểm chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu và không thể đứng ngoài được”.

Bởi vậy, không chỉ Ngàn Hương mà bạn đọc nói chung, cần có suy nghĩ tích cực, phải nhìn nhận được những thành công trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua để biết cảm ơn TBT Nguyễn Phú Trọng và những người ủng hộ chủ trương của ông Trọng. Từ đó, góp thêm trí lực vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Đừng đi theo lối mòn tư duy ấu trĩ của những kẻ phản quốc để tìm cách công kích, xuyên tạc, chống phá, cản lại con đường đi lên của dân tộc Việt Nam, gây nhiễu loạn cuộc sống của Nhân dân yêu nước chân chính./.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

LONG COVID-19: Hệ lụy khôn lường thế hệ mai sau!

                 Như các báo cáo của các Nhà khoa học trên thế giới công bố, bên cạnh các di chứng kéo dài điển hình như mệt mỏi, khó thở, nhức đầu… thì COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tình dục của cả nam và nữ ra sao đang được rất nhiều người quan tâm.

 


1. Những vấn đề có liên quan đến sức khỏe sinh sản.

- Đây là vấn đề thế giới rất quan tâm. Có nhiều nghiên cứu đã được công bố khiến những bệnh nhân đã mắc COVID-19 rất lo lắng. Người ta đã chứng minh rằng virus SARS-CoV-2 sau khi nhiễm vào cơ thể con người có thể khiến tinh trùng của nam giới giảm chất lượng và số lượng.

 

COVID ảnh hưởng đến quá trình sinh sản bình thường

Còn ở nữ thì hoạt động của buồng trứng và tử cung bị ảnh hưởng làm giảm khả năng thụ thai (do nang trứng không phát triển) và giảm khả năng làm tổ của trứng.

Để giải thích mối liên hệ này, ta phải nhìn lại cơ chế gây bệnh của virus SARS-CoV-2. Cấu trúc protein của virus này có các gai S. Những gai này rất có ái lực với thụ thể ACE 2 (angiotensin-converting enzyme 2). Khi muốn xâm nhập vào tế bào cơ thể người, virus phải gắn gai S với thụ thể ACE 2 nằm trên màng tế bào. Sau đó, chúng chuyển vật liệu di truyền, hòa vào nhân tế bào con người.

Thụ thể ACE2 hiện diện rất nhiều ở màng tế bào niêm mạc miệng, phổi, tim và các cơ quan khác khắp cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục - là cơ quan đích dễ bị virus tấn công. Ở nam nhiều nhất là tinh hoàn và ở nữ là buồng trứng, nội mạc tử cung. Vì thế, khi nhiễm COVID-19 thì khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.

 

2. Những hậu quả và mức độ ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản!

- Các nghiên cứu cho biết khi virus gắn vào các thụ thể ACE2 ở tinh hoàn nam giới thì sẽ ảnh hưởng đến các cấu trúc nằm trong tinh hoàn như ống sinh tinh, tế bào nuôi dưỡng tinh trùng là tế bào Sertoli và tế bào Leydig là nơi sản xuất ra testosterone (hormone sinh dục nam).

COVID-19 ảnh hưởng đến thận (Nguồn BVND 115)

            Testosterone có vai trò quan trọng hỗ trợ cho sự sinh sản và phát triển tinh trùng. Khi tinh hoàn bị nhiễm virus thì phản ứng viêm tế bào xảy ra, làm giảm tiết nội tiết tố testosterone, giảm sự sinh tinh trùng.

Chính vì vậy, số lượng và chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng theo. Nếu phản ứng viêm nhiều sẽ gây ra hiện tượng xơ hóa, tác động xấu đến quá trình sinh tinh trùng và có sự rối loạn cương dương.

Tuy nhiên, vấn đề rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới có phải do ảnh hưởng COVID-19 hay không thì còn là vấn đề bàn cãi vì những rối loạn này cũng có thể do tâm lý căng thẳng khi mắc bệnh… Nhưng chất lượng và số lượng tinh trùng ở người bị nhiễm COVID-19 bị suy giảm thì đã được những nghiên cứu trên thế giới xác nhận.

Còn ở nữ sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nang noãn, niêm mạc tử cung bị viêm, từ đó tác động xấu đến quá trình trứng thụ tinh và làm tổ.

Riêng vấn đề ham muốn tình dục ở nữ, theo một nghiên cứu ở Pakistan từ tháng 6-2020 đến tháng 3-2021 trên 300 phụ nữ bị nhiễm COVID-19 nặng tham gia trả lời bảng câu hỏi đánh giá rối loạn tình dục (FSFI) sau khi khỏi bệnh cho thấy tỉ lệ nữ giới suy giảm ham muốn tình dục đáng kể so với trước khi mắc bệnh. Sự khác biệt trước và sau mắc bệnh có ý nghĩa thống kê.

Tại Việt Nam, từ những bệnh nhân đã từng thăm khám và qua chia sẻ của đồng nghiệp là chuyên gia nam học, không chỉ ghi nhận có bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, tình dục sau khỏi COVID-19. Tuy nhiên, kết quả này chưa được thống kê nghiên cứu tại Việt Nam đầy đủ vì chưa có dữ liệu so sánh với thời điểm trước khi họ nhiễm COVID-19.

Chẳng hạn bệnh nhân nam sau nhiễm COVID-19 đi khám hiếm muộn được cho làm xét nghiệm tinh dịch đồ thì thấy có kết quả thấp hơn tiêu chuẩn. Tuy nhiên trước khi nhiễm COVID-19, họ chưa đi khám nên bác sĩ không biết chất lượng tinh trùng của họ thế nào, vì thế không thể đưa ra kết luận có phải do COVID-19 gây ra hay không.

3. Việc mang thai và sinh con

Như phân tích nêu trên, SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng ở nam giới; nang noãn, niêm mạc tử cung ở nữ giới. Điều này có tác động không tốt đến quá trình thụ thai nhưng virus không lây truyền qua thai nhi.


               Về tỉ lệ thai nhi bị dị tật ở thai phụ nhiễm COVID-19 không có khác biệt so với thai phụ bình thường vì virus không lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 dễ sinh non hơn do khi thai phụ bị viêm phổi nặng thì cần chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ và con bất kể tuổi thai nào. Nhiều trường hợp mẹ đã phải mổ cấp cứu khi thai chưa được 30 tuần. Sau khi đem thai ra khỏi tử cung thì sự hồi sức giúp thở cho mẹ mới có hiệu quả tốt hơn./.

(To be continued)

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

Thành tựu của chúng ta hôm nay không phải là “ăn may”, “tình cờ” mà do Đảng lãnh đạo

 

Nhân Văn-Nhân Nghĩa

Mùa Xuân Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần trên quê hương Việt Nam yêu dấu – Tổ quốc ta, đến từng mái nhà và người dân – mùa Xuân của sự hòa quyện ý Đảng – lòng dân, cùng “chung sức đồng lòng” thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chủ động đấu tranh phòng, chống đại dịch Covid-19 trong bối cảnh bình thường mới gắn với cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây cũng là thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930-3/2/2022) với tinh thần vui Xuân đón Tết Nhâm Dần không quên nhiệm vụ mới, hân hoan chào mừng những kỳ tích đặc biệt xuất sắc của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân Việt Nam anh hùng.

Chúng ta vui mừng, lạc quan, tin tưởng vì điều tốt lành đã và đang diễn ra trên quê hương, đất nước, song chúng ta cũng luôn đề cao cảnh giác cách mạng, phải để tâm đấu tranh phản bác, đập tan các quan điểm sai trái thù địch, phủ nhận vai trò, uy tín, vị thế của Đảng ta, đặc biệt chúng đang lợi dụng dịp Tết đến Xuân về, khi nhân dân mọi miền đất nước khẩn trương đón Xuân, chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Sự thật hơn 92 năm qua đã bác bỏ những luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam.

Thực tế đã chứng minh rằng, 92 năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên những kỳ tích vĩ đại, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đem lại cơ đồ, uy tín, vị thế to lớn, rất đỗi tự hào của nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, càng đổi mới, càng phát triển, tiến bộ bao nhiêu, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động lại càng tức tối, hằn học và điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước ta bấy nhiêu. Chúng luôn “đội mũ ni che tai”, làm ngơ trước những thành công, kết quả mà nhân dân ta đã đạt được bằng xương máu, mồ hôi, công sức của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ. Chúng luôn cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam có được ngày nay nhờ ăn may”, “trúng quả”, rằng “Đảng ta không có tài cán gì”, “có được thành tựu trong chiến tranh và trong đổi mới là do sự tình cờ, ngẫu nhiên do thời thế đem lại”. Điều đó đúng hay sai, thực hư như thế nào, chắc chắn trên đất nước hình chữ S, có gần 100 triệu dân là Việt Nam và bạn bè khắp năm châu đều biết rõ ai đúng, ai sai, đâu là phải, đâu là trái.

Sự thật là ở Việt Nam, không thể có và không bao giờ có chuyện: Một cuộc cách mạng diễn ra thành công như Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lại là “ngẫu nhiên, tình cờ”; cũng chẳng bao giờ có câu chuyên hoang đường: Đảng lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và lãnh đạo nhân dân ta hơn 35 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử lại là “chuyện ăn may”. Nếu “Đảng Cộng sản Việt Nam không đủ năng lực lãnh đạo đất nước”, “có ít suýt ra nhiều”, “bịa đặt” thì làm sao có uy tín, vị thế to lớn trên trường quốc tế, được nhân dân cả nước tin theo, đồng tình, ủng hộ. Những luận chứng sau đây thêm một lần nữa khẳng định sự thật và bác bỏ những quan điểm sai trái, phản động mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị vì chúng “cố tình nói lấy được”, chúng ta cần phải loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội Việt Nam để nhân dân an tâm vui Xuân đón Tết, xây dựng cuộc sống mới.

Ai cũng biết sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể nói “bịa đặt” là “ăn may”, “tình cờ”, “ngẫu nhiên” được. Đó là kết quả của sự vận dộng, phát triển chín muồi của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, là một tất yếu lịch sử, gắn với hành trình tìm con đường cứu nước, công lao vĩ đại thuộc về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và cuộc vận động lịch sử cách mạng Việt Nam diễn ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong đó, sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những người Việt Nam yêu nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Chính sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ bế tắc về đường lối chính trị, khủng khoảng về lực lượng lãnh đạo; đáp ứng kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi phải đưa phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đi theo lý tưởng cộng sản, đi theo con đường của Cách mạng Thán Mười Nga vĩ đại. Thực tế đã chứng minh, sau 15 năm thành lập và phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng “đổi đời” thành công.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có tên trên bản đồ thế giới, mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhờ có đường lối chính trị – quân sự đúng đắn, sáng tạo, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” rồi sau đó liên tục, đằng đẵng 21 năm, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh, đã đánh bại các kế hoạch xâm lược và leo thang của kẻ thù, giành thắng lợi trọn vẹn trong mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa non sông gấm vóc Việt Nam về một mối, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó khẳng định dứt khoát, rõ ràng nguyên lý: Bên giành thắng lợi phải là bên mạnh hơn, bên thất bại phải là bên yếu hơn. Nhân dân Việt Nam đã chiến thắng quân xâm lược Mỹ và tay sai. Không ai được phép xuyên tạc, tự cho mình cái quyền được “lộng ngôn” nói nhảm nhí, xằng bậy, cho rằng chiến thắng quân xâm lược Mỹ – một sự nghiệp trọng đại ấy là do “Đảng Cộng sản Việt Nam ăn may”, “là do quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam Việt Nam”, “do tình hình thế giới đem lại”, v.v..

Nhìn lại thời điểm sụp đổ của mô hình của nghĩa xã hội Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu và “cơn địa chấn chính trị dữ dội diễn ra khắp trời Âu và thế giới”, làm không ít người hoang mang, lo ngại. Thế nhưng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định, vững vàng trước “phong ba bão táp”, trước những biến động dữ dội của thời cuộc, Đảng ta rất bản lĩnh và trí tuệ, tự tin chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua giông bão, tiến lên phía trước, thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Thực tiễn khẳng định chân lý: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 35 năm qua đã chứng tỏ nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và của nhân dân ta. Đó là minh chúng thuyết phục nhất, tin cậy nhất để bác bỏ mọi tin đồn, sự xuyên tạc, điều nhảm nhí, thông tin xấu, độc nhằm hạ thấp uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để hoàn thành sứ mệnh của mình và xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, Đảng ta luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi đó là một yêu cầu bức thiết, khách quan để nâng cao phẩm chất, năng lực lãnh đạo và uy tín của một đảng cầm quyền. Vì vậy, kể từ ngày ra đời cho đến nay, 92 năm Đảng lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách; cán bộ, đảng viên cùng toàn Đảng toàn dân và toàn quân bền gan chiến đấu kien cường để đưa cách mạng đi đến thắng lợi. Trong đó, Đảng đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ. Nhờ đó, Đảng đã từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Sự rèn luyện, phấn đấu ấy là cả một quá trình tích lũy lâu dài, liên tục, không ngừng nghỉ để Đảng có đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ta “không có ba đầu sáu tay”, “không có phép màu thần thông biến hóa” để phù phép, biến dân tộc này thành “con rồng, con hổ châu Á” như ai đó thường ví von, trừu tượng hóa mà phải bằng thực tiễn hành động cách mạng, sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị… Chỉ có rèn luyện, tu dưỡng, tắm mình trong thực tiễn cách mạng, gắn bó máu thịt với nhân dân, từng bước nghiên cứu, tìm tòi con đường cách mạng; Đảng mới có đủ khả năng đưa nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, xứng đáng “là đạo đức là văn minh”.

Một trong những minh chứng đầy sức thuyết phục bác bỏ quan điểm sai tráu cho rằng, Đảng ta có được ngày nay nhờ “ăn may”, “tình cờ” là nằm ở sự thật: Đảng đã lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập quốc tế thành công. Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, quy mô, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được nâng lên rõ rệt. Mặc dù chịu tác động tiêu cực và rủi ro của kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP trước khi Covid-19 diễn ra đạt trên 7%, cao hơn kế hoạch đề ra, Việt Nam được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá nằm trong nhóm 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019. Sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 vẫn đạt 2,58%. Nhờ có chính sách xã hội tốt, rất ưu việt nên Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành công nhất về xóa đói giảm nghèo trong số các quốc gia đang phát triển. Các mặt đời sống văn hóa, xã hội, nhất là chăm sóc sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội, phổ cập giáo dục có nhiều đổi mới, tiến bộ, thể hiện rõ tính ưu việt, rất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, ngày càng tốt hơn.

Cùng với đó, Đảng đã thành công trong lãnh đạo công tác quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, giải quyết hài hòa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, nhất là nâng cao sức mạnh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi chưa lâm nguy nhờ xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, tạo nền tảng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh. Vì vậy, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc, rất tin cậy để Đảng ta thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ với 189 nước trên thế giới. Trong đó, có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực với uy tín cao.  

Cần nói thêm rằng, dù đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng Đảng ta không tự mãn, chủ quan, duy ý chí “say sưa với chiến thắng”, “bị ngợp trong ánh hào quang của vòng nguyệt quế” như những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta châm chọc, kích bác, xuyên tạc, nói xấu Đảng ta. Nắm vững chắc diễn biến của tình hình mới, Đảng ta vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt mọi thời cơ, vận hội để tiếp tục đưa đất nước tiến lên, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu – Người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta.

Với niềm tin yêu lớn và trách nhiệm cao cả, Đảng sẽ đưa nhân dân Việt Nam bước lên đài vinh quang, sánh vai với cường quốc năm châu. Chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, chúng ta – mỗi người dân Việt Nam yêu nước luôn dành cho Đảng tình yêu, sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn, sự kính trọng và hết lòng hết sức phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, biến nghị quyết Đại hội XIII của Đảng thành hiện thực. Đồng thời, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phản bác các quan quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng và lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng. Đó là niềm vinh dự, tự hào và lẽ sống của chúng ta./.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

Bảo vệ Nhân dân vui Xuân, đón Tết Nhâm Dần

 



Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần! Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022; phòng, chống đại dịch Covid-19 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Người dân đang chuẩn bị về quê, sum họp gia đình, cùng người thân đón Tết, vui Xuân.

Thế nhưng, các thế lực thù địch không muốn như thế. Chúng đang triệt để lợi dụng cơ hội này để đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lúc này là đề cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết, kiên trì đấu tranh đập tan mọi hành vi, hoạt động chống phá của chúng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để nhân dân cả nước vui Xuân, đón Tết.

Trong bối cảnh này, chúng ta cần phải đề cao hơn nữa tinh thần cảnh giác cách mạng, có biện pháp phù hợp để đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch để cho nhân dân vui Xuân, đón Tết, đó là:

(1) Chủ động đối phó và xử lý hiệu quả các mối đe dọa của an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống trong dịp Tết Nhâm Dần, nhất là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 cũng như các loại dịch bệnh khác, các hành vi mê tín, dị đoan, cờ bạc, rượu chè, tai nạn giao thông. Làm tốt công tác giao ban, trực chiến; thăm hỏi các gia đình chính sách, có công với nước….Tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, đặc biệt là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm dần.

(2) Nhận thức đúng các kịch bản chống phá Đảng, Nhà nước ta, nhất là âm mưu, thủ đoạn tấn công, cản trở việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 và phòng, chống đại dịch Covid-19. Đặc biệt chú ý hành vi, thủ đoạn thổi phồng nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ta. Qua đó, phóng đại những hạn chế, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước theo kiểu “từ con muỗi biến thành con voi” để kích động tâm lý bất an, gieo rắc sự hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng, làm giảm sút niềm tin đối với Đảng, Nhà nước.

(3) Nhận diện rõ việc lợi dụng những ngày nhân dân vui Xuân, đón Tết Nhâm Dần, người dân có nhiều thời gian truy cập các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng không gian mạng, nhất là Youtube, BBC, RFA, RFI, za lô, viber… để tăng tần xuất phát tán các hình ảnh, tung tin xấu, độc nhằm bóp méo sự thật về đời tư, gia đình, quá trình công tác nhằm bôi đen, hạ thấp uy tín, vị thế, danh dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội và Công an; cố tình tạo ra các làn sóng, “bão dư luận tiêu cực”, cốt để kích hoạt, gây mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, Quốc hội; Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ với Quân đội và Công an; giữa cán bộ cấp Trung ương với cán bộ địa phương; giữa cán bộ và nhân dân miền Nam với cán bộ, nhân dân miền Bắc và miền Trung. Qua đó, chúng cổ xúy, đề cao vai trò của “xã hội dân sự”, xúc tiến “phi đảng”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, các cơ quan pháp luật, dân chính, làm tha hóa bản chất bộ máy đảng, nhà nước.

(4) Cảnh giác với thủ đoạn chống phá sau Hội nghị bất thường của Quốc hội khóa XV (đầu tháng 1-2022) và các quyết định của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, các thế lực thù địch tiếp tục tung tin xuyên tạc các sự kiện chính trị, các hội nghị quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội. Chúng tự cho mình cái quyền công khai phán xử các quyết định, thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Kết luận, Quy định của Ban Bí thư về xử lý các vụ xét xử đại án tham nhũng, những cán bộ vi phạm kỷ luật đến mức phải xử lý bằng kỷ luật của Đảng, Nhà nước, v.v.. Hơn thế, chúng xuyên tạc rằng trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội đang diễn ra quá trình “thanh lọc nhau”, hình thành “bè phái, vây cánh phía Nam và phía Bắc”, “cộng sản đang triệt hạ lẫn nhau”, trong Đảng không có sự đoàn kết, thống nhất.

(5) Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng những vấn đề bức xúc đang diễn ra trong xã hội, từ việc hàng hóa, nông sản tồn đọng, không thể thông quan ở cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh đến việc thổi phồng những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an đã bị thi hành kỷ luật, thậm chí bị khai trừ Đảng, truy tố… để nói xấu, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước; làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Qua đó, vẽ ra viễn cảnh đen tối về tương lai, tiền đồ của đất nước, khếch đại nỗi bi thương, bất hạnh của người dân nếu họ cứ tiếp tục tin tưởng, đi theo Đảng, “bám lấy chế độ cộng sản”.

(6) Thâm độc và xảo quyết hơn, chúng tung tin tác động, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong các chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước bằng cách thổi phồng nguy cơ, mối đe dọa từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam ta. Qua đó, kích động, chia rẽ mối quan hệ Việt – Trung, Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia; phá vỡ mối quan hệ đặc biệt vốn có lịch sử lâu đời và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ba nước Đông Dương, phá hoại mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga….

(7) Chúng khếch đại, thổi phồng mặt trái, những tiêu cực của cơ chế thị trường, các tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí; chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy bằng cấp và các tiêu cực xã hội khác vào dịp người dân xum họp vui Xuân, đón Tết Nhâm Dần để tác động sâu, gieo rắc ảnh hưởng tiêu cực, làm rối loạn tư tưởng, tình cảm, niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, chúng đang gieo rắc nguy cơ chết người do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để chống phá Đảng, Nhà nước tổ chức Tết Nguyên đán cho nhân dân. Chúng “đổ thêm dầu vào lửa”, kích động những vấn đề bức xúc của nông dân, buộc tội Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương không quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân… từ đó, quy kết, buộc tội Đảng, Nhà nước phản bội nông dân để tập hợp quần chúng tham gia biểu tình, bạo loạn chính trị, cướp chính quyền, không cho nhân dân đón Tết vui Xuân, v.v..



               Những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động đã và đang diễn ra là không thể chấp nhận, sai trái cả về đạo lý và pháp lý đến mức phải nghiêm trị với nhiều hình thức phù hợp. Vì vậy, bảo vệ cuộc sống an bình, vui Xuân, đón Tết của nhân dân, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

 Một là, xử lý khôn khéo hơn các mối quan hệ, các vụ việc, tình huống cụ thể, phức tạp có liên quan đến các vấn đề chiến lược, lợi ích của quốc gia – dân tộc và sinh mệnh của Đảng, Nhà nước và chế độ. Các ban, bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, công an và các lực lượng chấp pháp có liên quan, chủ động, tích cực tham gia, giúp tổ chức đảng, chính quyền ở cơ sở giải quyết mọi việc một cách thấu tình đạt lý để nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhân Dần an yên, hạnh phúc.

Hai là, đánh giá đúng diễn biến tình hình, nhìn nhận khách quan, chỉ ra những khuyết điểm, sai phạm của cá nhân, tổ chức trong thực hiện các nhiệm vụ tổ chức cho nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhân Dần, có giải pháp xử lý khôn khéo, hiệu quả các vụ việc mới phát sinh. Luôn đề cao tính tổ chức, tính kỷ luật; thực hiện đúng phương châm “sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật”, “vui xuân mới không quên nhiệm vụ mới”. Đồng thời, thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, luôn kiểm soát tốt tình hình, từng địa bàn; không để các thế lực thù địch lợi dụng những sơ hở, yếu kém của ta trong dịp Tết Nhâm Dần để xuyên tạc, nói xấu chế độ, hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta.

Ba là, nhận thức đầy đủ, sâu sắc tính khách quan, yêu cầu, nhiệm vụ và ý nghĩa của chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng, đặc biệt là vấn đề đối tác và đối tượng. Chúng ta mở cửa, đưa đón đồng bào ta định cư ở nước ngoài về quê vui Xuân, đón Tết Nguyên đán. Qua đó, đón cái mới, cái tốt vào Việt Nam để xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đi cùng với cái tốt, cái tích cực, tiến bộ là những cái xấu, cái tiêu cực, là “rác rưởi” theo đó xâm nhập vào nước ta. Vì vậy, chúng ta cần nêu tinh thần cảnh giác cách mạng, không mắc mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

 Bốn là, nhận thức đúng bản chất, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp ứng xử, giải quyết đúng đắn, hài hòa mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Mỗi người dân và chiến sĩ lực lượng vũ trang ra sức phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xác định rõ đây là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau, tạo điều kiện, tiền đề cho nhau. Qua đó, thể hiện rõ quyết tâm chính trị to lớn của mình trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong dịp vui Xuân, đón Tết Nhâm Dần.

Năm là, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, coi đó là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là niềm vinh dự, tự hào và là trách nhiệm cao cả, thiêng liêng của mỗi công dân và cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam./.

 

Đừng như thế...!

                 Để chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để công khích chính quyền các cấp, chống phá chế độ. Chúng thường xuyên dựng lên,… bài viết, hình ảnh, video clip sai sự thật để tung lên các trang mạng được chống lưng bởi các nhà đài có tư tưởng chống cộng cực đoan, chuyên chống lưng cho những tổ chức, cá nhân chống pháp Việt Nam. Ngày 20/01/2022 trên Facebook của VOA Tiếng Việt, có đưa tin về tình hình dịch bệnh covid-19 ở Việt Nam có nhiều kẻ nhảy vào bình luận với giọng điệu hằn học, cho rằng: Việt Nam không có tiền chăm sóc y tế cho dân,… lộ rõ là một lũ khốn ăn hại(!)

Tin rác và sự bất lực của kẻ tung tin!

Đây là một luận điệu hết sức phi lý, phản ánh sai sự thật, nhằm xuyên tạc, bôi nhọ thành quả phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam!

Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đời sống của người dân ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để bảo vệ sức khoẻ người dân, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã đề những chủ trương, giải pháp lớn nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và đạt được những kết quả rất quan trọng được nhân dân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới ghi nhận. Với chủ trương “Chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt phương châm “Ba không: Không nói thiếu kinh phí, phương tiện, vật tư y tế, sinh phẩm…; Không nói thiếu nhân lực; Không nói thiếu quy định và cơ chế, chính sách” một cách chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt sáng tạo, đảm bảo bảo vệ sức khoẻ người dân, ổn định tình hình kinh tế – xã hội, không làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dịch vụ và các hoạt động liên quan đến sinh kế, sức khoẻ của người dân. Quốc hội Việt Nam khoá XV đã có những quyết sách chưa có tiền lệ để hoàn thiện thể chế pháp luật. Chính phủ Việt Nam đã chủ động triển khai các gói kinh phí lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch, an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển,…; đồng thời, triển khai các gói kinh phí nhằm thực hiện “Chiến lược ngoại giao vacxin”, xây dựng Quỹ vacxin, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin trong nước, v.v. Những chủ trương, giải pháp phòng, chống đại dịch, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển của Nhà nước Việt Nam được mọi người dân đồng tình ủng hộ. Vì vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng cuộc sống, sức khoẻ của người dân, nền kinh tế, tình hình xã hội ở Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, tình hình dịch dần được không chế. Đến nay, theo thông tin từ cơ quan chức năng, Việt Nam đã tiêm được 144.132.993 liều vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên.; trong đó có 70.254.466 mũi 1; 64.814.022 mũi 2; 1.258.496 mũi 3 (đối với vacine Abdala); 2.217.588 liều bổ sung và 5.588.421 liều nhắc lại.Số liệu trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 của Việt Nam, cho thấy, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine hiện là 99,8%; tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,1% dân số từ 18 tuổi trở lên. Hiện có 47/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 trên 95%; có 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%, v.v. Trong đại dịch, hình ảnh các lực lượng trên tuyến đầu, trong tâm dịch, nhất là chiến sĩ ngành Y tế, Quân đội, Công an, Cựu chiến binh, các mạnh thường quân,… không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, nhất là ở những nơi tâm dịch, biên giới, hải đảo luôn hết lòng vì dân đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong thời địa Hồ Chí Minh. Điều này mọi người dân Việt Nam. Đó là điều mà mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế đều thấy và không thể phủ nhận!

Xin nói thêm rằng, Nhà nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Và cũng khẳng định răng, từ một đất nước là thuộc địa, bị chia cắt, nghèo nàn, lạc hậu, nhưng Việt Nam đã “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, trở thành nước có thu nhập trung bình, là thành viên có trách nhiệm cao của các tổ chức quốc tế lớn, có uy tín, là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, nhân dân được sống trong tự do, hoà bình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Có thể khẳng định rằng chưa bao Việt Nam có được tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày ngay.

Vì vậy, việc chúng cho rằng: Việt Nam không có tiền chăm sóc y tế cho dân,… lộ rõ là một lũ khốn, ăn hại; là một luận điệu phi lý, nhằm xuyên tạc sự thật, bôi nhọ hình ảnh đất nước và con người Việt Nam cần phải lên án, bác bỏ và hơn nữa, thể hiện lòng đố kỵ hẹp hòi, "bất lực" trước sự lớn mạnh của Việt Nam hôm nay./.

"Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"


                                                                                        __ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng __

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

YÊU & GHÉT!

            Yêu và Ghét là các trạng thái tình cảm, cảm xúc, thái độ của một người dành cho đối tượng nào đó (có thể là người, vật, thiên nhiên…). Đó là tình cảm, cảm xúc tự có của riêng mỗi người, không thể cưỡng cầu...

           


            Vừa rồi Báo Nhân Dân phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ giới thiệu cuốn sách “Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Nhân sự kiện này, Lê Ánh đã có bài “TÂNG BỐC ÔNG TRỌNG LÀ TRÒ “BỊP” CỦA ĐẢNG” trên Việt tân trong đó cho rằng “theo một số người ĐCSVN lấy tựa đề tâng bốc ông Trọng một cách quá đáng mà không hề có dữ kiện nào để chứng minh là “niềm tin yêu” của người dân và bạn bè quốc tế dành cho ông Trọng… để chứng minh người dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế  có tin yêu ông Trọng, Đảng có dám thực hiện một cuộc thăm dò để biết kết quả không? Nếu không dám thì chứng tỏ việc ra mắt cuốn sách về ông Trọng chỉ là trò “bịp” tâng bốc lãnh tụ mà đảng thường xuyên hay làm trong quá khứ, điển hình là tâng bốc hình ảnh không thật của ông Hồ”. Về điều này, với góc độ một người dân, xin có vài lời chia sẻ với các bạn:

             Thứ nhất, cuốn sách không phải của một tác giả viết ra. Nếu là tác phẩm của một tác giả thì có thể đó là tình cảm chủ quan của một cá nhân, nhưng đây là tập hợp những bài viết, bài thơ, bài phân tích của rất nhiều người (nhân sĩ, trí thức, người dân trong nước, điện mừng của nguyên thủ các quốc gia) dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà hầu hết các tác giả không phải là người cầm bút chuyên nghiệp. Họ xuất phát từ tình cảm rất chân thành, kính trọng dành cho Tổng Bí thư. Trong các bài viết ấy, các tác giả đã gửi gắm sự tin tưởng vào người lãnh đạo cao nhất của Đảng, một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, hết lòng vì nhân dân, đất nước, không vun vén lợi ích cho cá nhân hay gia đình. Đặc biệt,là qua những bài viết rất đỗi chân tình, những vần thơ mộc mạc, đã thể hiện niềm tin, sự kỳ vọng vào sự quyết tâm, quyết liệt và kiên trì của Tổng Bí thư trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên; nhất là công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, kiên quyết thực hiện theo phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Trong công cuộc đấu tranh đầy khó khăn, phức tạp ấy, ông Trọng được mọi người tin yêu gọi bằng biệt danh thật gần gũi: “người đốt lò vĩ đại”. Theo nhóm biên soạn cuốn sách, họ đã tìm hiểu, khai thác các bài viết từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trên nhiều báo chí, diễn đàn truyền thông, xã hội, từ nhiều tác giả thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội. Như thế càng thấy rằng tình cảm của nhân dân dành cho Tổng Bí thư xuất phát từ sự tự nguyện, tự tâm và thật đáng trân trọng, trân quý. Như vậy chẳng phải đó chính là những dữ kiện thực tế để khẳng định sự tin yêu của mọi người dành cho Tổng Bí thư sao? Vậy sao có thể nói đó là “trò bịp” của Đảng để “tâng bốc” lãnh đạo như bài viết của Lê Ánh?

Thứ hai, Thực tế cũng đã cho thấy, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đaoọ của Tổng Bí thư, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực được làm rất quyết liệt, rốt ráo, nhiều cán bộ, đảng viên, thậm chí là lãnh đạo chủ chốt, giữ chức vụ cao bị xử lý kỷ luật. Điều đó càng làm cho nhân dân thêm tin tưởng, quý trọng Tổng Bí thư, thể hiện ở chính sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong công cuộc này. Hơn nữa, trong cuộc sống đời thường, Tổng Bí thư cũng là người rất gần gũi, thân tình, nhất là không vì bản thân làm lãnh đạo mà vun vén lợi ích cho gia đình, dòng họ. Một người lãnh đạo như vậy được nhân dân tin yêu, kính trọng cũng là điều hiển nhiên. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ và hiểu biết của người dân ngày càng cao, vì thế họ đủ biết để phân biệt phải trái, đúng sai, và cũng chẳng ngại ngần gì mà không dám bày tỏ sự yêu, ghét rõ ràng, dễ gì để mà “bịp” được nhân dân?

Thứ ba, trong bài viết của Lê Ánh, có ý cho rằng “chỉ là trò “bịp” tâng bốc lãnh tụ mà đảng thường xuyên hay làm trong quá khứ, điển hình là tâng bốc hình ảnh không thật của ông Hồ”. Có lẽ nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh chắc mọi người ai cũng hiểu. Một vị lãnh tụ đã hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc, cho đất nước; một người luôn đau đáu nỗi đau của người dân mất nước nên đã quyết tâm ra đi, bôn ba khắp nơi, chịu bao vất vả, khổ cực để tìm đường cứu nước; một nhà lãnh đạo tài ba, sâu sắc; một nhà ngoại giao được bạn bè quốc tế nể trọng; một người cha, người Bác kính yêu chứa chan tình yêu thương với đồng bào, đồng chí, với tất cả mọi kiếp người, kể cả với những vật vô tri, vô giác, với cỏ cây, hoa lá, chim muông; một lãnh tụ mà giản dị đến vô cùng, gần gũi đến nỗi dường như xóa nhòa mọi khoảng cách … Có lẽ không có ngòi bút nào có thể miêu tả hết những điều cao quý ở con người Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong trái tim và tâm hồn mỗi người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế luôn dành cho Người sự quý trọng, yêu kính vô bờ. Mỗi người dân đất Việt đều tự hào được là con cháu Bác Hồ. Và vì thế, với Chủ tịch Hồ Chí Minh không cần bất cứ ai “tâng bốc” thì tên tuổi của người cũng trường tồn cùng non sông, đất nước. Chỉ có những kẻ rắp tâm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ mới cố tình xuyên tạc, đả kích để nhằm hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh mà thôi.

Trong bài viết Lê Ánh dẫn lời của Nguyễn Văn Đài “… và kết luận ông Trọng là người có tội với đất nước dân tộc chứ không phải có công. Nó phản ánh con đường ông Trọng đi là gian ngoan, xảo quyệt”.

Nguyễn Văn Đài là ai thì chắc các bạn cũng đã biết. Còn việc ông Trọng có phải là “người có tội với đất nước” hay không thì hãy nhìn vào thực tế. Thứ nhất, trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, ông Trọng là người làm rất quyết liệt, kiên quyết để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên (điều này ở trên đã phân tích và thực tế được nhân dân đồng tình ủng hộ). Thứ hai, với cương vị là người đứng đầu Đảng, trong hơn 2 nhiệm kỳ, ông đã cùng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành lãnh đạo, điều hành, đề ra nhiều chủ trương, đường lối để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù hai năm qua, do tình hình dịch bệnh covid nên không chỉ nước ta mà các nước đều gặp những khó khăn nhất định.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể mọi mặt của đời sống xã hội ở nước ta đều có bước phát triển; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế của đất nước trong khu vực cũng như trên thế giới được nâng tầm. Đó chẳng phải là công sức của tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, trong đó có vai trò quan trọng của người đứng đầu là Tổng Bí thư hay sao? Vậy nên ông Trọng là người có công hay có tội thì mọi người đã rõ!


Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Hồ Chí Minh với Tết Bính Tuất (1946)

 
                                                    "Năm mới Bính Tuất

                                                           Phụ nữ, đồng bào

                                                                Phải gắng làm sao…

Gây "Đời sống mới"
                                                                                                (Gửi chị em phụ nữ xuân Bính Tuất-1946) 


              Mặc dù công việc lãnh đạo đất nước nặng nề nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên việc đón Tết cổ truyền của dân tộc, đặc biệt đón Tết Bính Tuất là Tết đầu tiên sau khi nước nhà giành được độc lập.

 Ngày 20/1/1946 (tức ngày 18 tháng Chạp năm Ất Dậu), Hồ Chí Minh  đã viết Thư gửi đồng bào nhân dịp Tết cổ truyền sắp đến trong đó có đoạn: “Tôi kêu gọi đồng bào và các đoàn thể làm thế nào để chia sẻ cuộc vui xuân mừng tết với những chiến sĩ oanh liệt ở trước mặt trận, những gia quyến các chiến sĩ, những đồng bào nghèo nàn. Sao cho mọi người đều được hưởng các thú vui về Tết, Xuân đầu tiên của nước Việt Nam độc lập”. Cũng trong dịp này, Hồ Chí Minh còn có thư gửi một số giới. Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng có đoạn: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Trong Thư gửi phụ nữ Việt Nam có đoạn: “Năm mới Bính Tuất/Phụ nữ đồng bào/Phải gắng làm sao/Gây “Đời sống mới”. Trong Thư gửi báo Quốc gia có đoạn:”Tết này mới thực Tết dân ta /Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia /Độc lập đầy vơi ba chén rượu /Tự do vàng đỏ một rừng hoa /Mọi nhà vui đón xuân Dân chủ/Cả nước hoan nghênh phúc Cộng hoà”. Sáng mồng Một Tết, Hồ Chí Minh khai bút bằng Thư gửi đồng bào và chiến sĩ  như sau: “Hôm nay là ngày mồng Một Tết năm Bính Tuất. Ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành. Tôi riêng chúc các gia quyến của các chiến sỹ thân yêu năm mới vui vẻ. Năm mới, đồng bào ta sẽ phấn đấu cho một đời sống mới, ai cũng góp sức vào cuộc kháng chiến lâu dài để làm cho nước ta được hoàn toàn tự do, độc lập”. Cuối thư còn có câu thơ tặng đồng bào: “Trong năm Bính Tuất mới/Muôn việc đều tiến tới /Kiến quốc chóng thành công/Kháng chiến mau thắng lợi.” và câu thơ tặng các chiến sĩ: “Bao giờ kháng chiến thành công/Chúng ta cùng uống một chung rượu đào/Tết này ta tạm xa nhau/Chắc rằng ta sẽ Tết sau vui vầy”. Nội dung các bức thư chúc  tết nói trên của Hồ Chí Minh là những lời chúc tràn đầy niềm vui khi đất nước đã giành được độc lập, tự do cũng như lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ quyết tâm bảo vệ nền độc lập và thống nhất của  Tổ quốc cùng với những lời văn, câu thơ phù hợp với các đối tượng nhận thư.

Không chỉ có thư chúc tết, Hồ Chí Minh còn trực tiếp đến một số gia đình tiêu biểu thuộc các tầng lớp trong xã hội không chỉ để chúc tết mà còn để tìm hiểu hoàn cảnh sinh sống của các tầng lớp nói trên. Chiều ngày 1 – 2 – 1946 (tức 30 tết) Hồ Chí Minh cùng lái xe, hai bảo vệ và thư ký là ông Vũ Kỳ đi chúc tết. Khi biết ông Vũ Kỳ lo lắng về số người đi cùng ít và khó bảo đảm an toàn, nhất là khi các thế lực chống phá chính quyền mới hoạt động rất quyết liệt, Hồ Chí Minh nói với ông Vũ Kỳ: “Dân ta rất tốt. Chú phải tin vào dân”. Trong cuốn sách ” Bác Hồ sống mãi với chúng ta”, ông Vũ Kỳ có kể lại việc này và coi lời nhắc nhở của Hồ Chí Minh là bài học quý báu đối với ông. Lúc đầu, đoàn đến thăm một hộ nghèo ở trong ngõ phố Hàng Đũa (nay là phố Lương Sử). Khi đoàn vào nhà thấy chủ nhà đang ốm nằm trên chõng tre, không có chăn nên đắp chiếu với ngọn đèn dầu leo lét. Hồ Chí Minh nói với đoàn về cảnh ngộ của chủ nhà: “30 Tết mà chẳng có Tết” và dặn đoàn hôm sau mang thuốc, quà, thiếp chúc tết đến chủ nhà này. Sau đó, Hồ Chí Minh đến chúc tết gia đình ông Từ Lâm (bán sách cũ ở Cửa Nam); một gia đình buôn bán ở phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông); một gia đình công chức ở phố Hàng Lọng (nay là phố Lê Duẩn) và thăm Cố vấn Bảo Đại. Chiều 30 tết, sau khi nhận được bài thơ thêu trên vóc hồng của thi sĩ Ngân Giang (lúc đó là Chủ tịch Hội Phụ nữ thành Hoàng Diệu-Hà Nội ) gửi tặng, Hồ Chủ tịch đã gửi tặng lại thi sĩ Ngân Giang câu thơ lục bát: “Gửi lời cảm tạ Ngân Giang / Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”.

Theo lời kể của ông Vũ Kỳ: “Vừa về đến nhà (số 8 Lê Thái Tổ) lúc 21g30, Bác và tôi cải trang đi đón giao thừa ở đền Ngọc Sơn. Chập tối, các đường phố vắng vẻ là thế, mà lúc này, người người nối đuôi nhau trên các nẻo đường đổ về hồ Hoàn Kiếm đón giao thừa. Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn chật ních người…Bác như đang hoà vào không khí vui xuân với người dân Hà Nội”. Năm ấy, người dân Hà Nội không thể ngờ rằng, một vị Chủ tịch Chính phủ của một nước mới giành được độc lập, không quản hiểm nguy, lại bận trăm công nghìn việc đã cùng người dân chung vui đón giao thừa với lòng tin tuyệt đối vào người dân Hà Nội.

Sáng mồng một Tết, Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết Sở Cảnh sát Trung ương ở phố Hàng Trống, đến Nhà hát Thành phố chúc Tết đồng bào và đọc lời Chúc mừng năm mới. Buổi trưa, Hồ Chí Minh cùng anh em Vệ quốc đoàn đón Tết ở Bắc Bộ phủ. Buổi chiều, Hồ Chí Minh đến thăm thương, bệnh binh Pháp tại Bệnh viện Đồn Thuỷ (nay là Bệnh viện Quân đội 108) và Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức), đến Ấu trĩ viên (nay là Cung Thiếu nhi) chia kẹo và ăn Tết cùng các cháu nhi đồng.             

Không chỉ đón Tết Bính Tuất mà khi mới trở về nước năm 1941 sống và hoạt động ở Pác Bó (Cao Bằng), Hồ Chí Minh vẫn giữ truyền thống đó. Nhiều bà con trong các  dân tộc ở Cao Bằng kể lại rằng, vào dịp tết, Hồ Chí Minh đã tự tay vẽ một bức tranh Phật treo trên vách đá cho bà con có chỗ lễ, mừng tuổi mỗi người đến chúc tết một xu gói trong giấy hồng điều theo phong tục truyền thống của dân tộc. Từ Tết Bính Tuất đến các ngày tết sau này, Hồ Chí Minh vẫn duy trì việc viết thư hoặc làm thơ chúc tết, đi chúc tết đồng bào và chiến sĩ, khuyến khích việc trồng cây, bảo vệ môi trường trong dịp tết. Việc Hồ Chí Minh vui đón tết cùng đồng bào và chiến sĩ trong Tết độc lập đầu tiên cũng như trong các tết sau này cho thấy Hồ Chí Minh không chỉ  đồng cảm với  dân, chung vui với niềm vui của dân, chia sẻ với nỗi khổ của dân mà còn trân trọng những truyền thống tốt đẹp  dân, những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc.

Có một số người cho rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa quốc tế nên coi nhẹ dân tộc. Một số người khác lại cho rằng Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa dân tộc. Mới đây trong tập 3 của bộ phim tài liệu 10 tập tên là “Mùa Đông 1991” do Thông Tấn Xã Việt Nam phát hành tháng 12/2021 nhân 30 năm sự kiện Liên Xô sụp đổ, cho biết, trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã kiên trì quan điểm giai cấp vô sản phải liên minh với các dân tộc thuộc địa mới có thể đưa cách mạng đến thắng lợi. Quan điểm này là thiểu số trong Quốc tế Cộng sản vào những năm 30 của thế kỷ trước và bị cho là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc. Song toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh nói chung cũng như hoạt động của Hồ Chí Minh trong những ngày tết nói riêng cho thấy Hồ Chí Minh là hiện thân của sự thống nhất giữa chủ nghĩa quốc tế trong sáng và chủ nghĩa dân tộc chân chính, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa quốc tế hư vô và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Đã qua hơn 70 cái xuân xanh , giá trị của tinh thần dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn tồn tại trường tồn, ngày càng phát triển và sáng tạo trong thời đại hiện nay./.