CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE LÀ PHÙ HỢP VÀ CẦN THIẾT TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.
KỲ 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ SỰ HỢP LÝ CỦA VIỆC CHUYỂN GIAO
Việc chuyển giao nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an là phù hợp với mục tiêu của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giải quyết được những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra hiện nay đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng người lái xe về kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa hạn chế tai nạn giao thông.
Đánh giá tác động
Trước tháng 7/1995 công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái cho người điều khiển phương tiện do Ngành Công an đảm nhiệm. Thực hiện Nghị định số 36/1995/NĐ-CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ, từ ngày 1/8/1995 cho đến nay công tác quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được Chính phủ giao cho Ngành Giao thông vận tải. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Để có đánh giá tác động việc chuyển giao nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an, cần tập trung đánh giá theo các nhóm vấn đề:
Về biên chế, tổ chức bộ máy
Bộ Giao thông vận tải có tổng số 64 đơn vị trực tiếp làm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được phân thành 2 cấp, gồm: Tổng cục đường bộ Việt Nam (Vụ quản lý phương tiện và người lái) và 63 Sở Giao thông vận tải thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng quản lý phương tiện và người lái). Cụ thể: Tổng cục đường bộ Việt Nam (Vụ quản lý phương tiện và người lái) quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe trên toàn quốc; tổ chức sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe, đối tượng do Bộ Giao thông vận tải giao. Sở Giao thông vận tải (63 đầu mối) quản lý, thanh tra, kiểm tra giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, tổ chức sát hạch, cấp đối, thu hồi giấy phép lái xe tại địa phương.
Bộ Giao thông vận tải đã cấp 1.655 thẻ sát hạch viên, trong đó chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, trong đó có 589 là giáo viên dạy lái xe tại các cơ sở đào tạo được cấp thẻ sát hạch viên phục vụ sát hạch kỹ năng lái xe trên đường giao thông công cộng (không hưởng lương, không trong biên chế nhà nước). Hiện tại Bộ Giao thông vận tải biên chế 650 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý đào tạo, tổ chức sát hạch, cấp, quản lý giấy phép lái xe (trong đó 600 cán bộ, công chức được cấp thẻ sát hạch viên) tại Vụ quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục đường bộ và 63 Phòng quản lý phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải địa phương. Do đó, khi chuyển giao, Ngành Giao thông chỉ phải bố trí sắp xếp lại 650 biên chế theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm nguồn nhân lực.
Về tổ chức bộ máy, hiện nay Bộ Công an được bố trí ở 4 cấp (Bộ, tỉnh, huyện, xã) trong đó đã bố trí cán bộ làm công tác đăng ký và quản lý phương tiện theo 3 cấp (bộ, tỉnh, huyện) gồm 780 đầu mối. Cục Cảnh sát giao thông trực tiếp quản lý 12 cơ sở đào tạo, 4 khoa chuyên ngành Cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, 5 trung tâm sát hạch lái xe ô tô, mô tô. Phân cấp 63 Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PC08) đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô với tổng số 673 sát hạch viên các hạng và tiếp tục phân cấp quản lý, đào tạo, sát hạch đến Công an cấp huyện nên chỉ thêm nhiệm vụ, không tăng biên chế, đủ điều kiện tiếp nhận công tác chuyển giao từ 64 đầu mối của Ngành Giao thông. Cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đã có kinh nghiệm thực tế về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là số làm nhiệm vụ sát hạch viên sẽ được đào tạo, tập huấn theo chuẩn các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản. Từ ngày 01/7/2021, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được triển khai, Bộ Công an vận hành, quản lý, kết nối với cơ sở dữ liệu về trật tự an toàn giao thông trong đó có cơ sở dữ liệu về người điều khiển phương tiện, do đó việc chuyển giao nhiệm vụ sẽ bảo đảm quản lý chặt chẽ từ đào tạo, sát hạch, quá trình tham gia giao thông của người lái xe được thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Quá trình chuyển giao, Bộ Công an dự kiến phân công, phân cấp cấp Bộ sẽ tiếp nhận chức năng quản lý của Tổng cục đường bộ; cấp địa phương sẽ tiếp nhận chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. Cán bộ làm nhiệm vụ đăng ký, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện làm nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp quản lý giấy phép lái xe.
Như vậy, thực hiện đúng theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, căn cứ bộ máy tổ chức và biên chế hiện tại của các Bộ, ngành thì việc chuyển giao sẽ đảm bảo đúng quy định, phù họp với điều kiện thực tiễn, không phát sinh tổ chức bộ máy, biên chế lực lượng, đảm bảo tính khả thi, chuyên môn hóa, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống Cơ sở đào tạo lải xe, Trung tâm sát hạch lái xe
Thực hiện Nghị định 65/2016/NĐ-CP và Nghị định 138/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì cơ sở đào tạo lái xe và trung tâm sát hạch lái xe được xác định là loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện, cơ sở đào tạo lái xe ô tô là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng đào tạo nghề lái xe ô tô. Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cung cấp dịch vụ cho thuê sân sát hạch. Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang quản lý 328 cơ sở đào tạo lái xe, 121 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Hệ thống cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe hiện nay được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, hoạt động độc lập, là một loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện, cơ sở vật chất được đầu tư từ nguồn vốn của tổ chức, cá nhân, được tự chủ thu chi, nguồn nhân lực, do đó việc thay đổi cơ quan quản lý không ảnh hưởng đến các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe đã được xây dựng.
Các chính sách quy định trong Dự thảo Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông được xây dựng theo hướng sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa theo Luật đầu tư, tạo điều kiện về mọi mặt nhằm thúc đẩy các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia vào công tác đào tạo, xây dựng trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Tiếp tục kế thừa, phát huy những ưu điểm, thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe.
- Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ công tác quản lý giấy phép lái xe
Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng 35 triệu giấy phép lái xe mô tô, 5 triêu giấy phép lái xe ô tô, 28 nghìn chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Quản lý cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe được chia làm 2 cấp: Trung ương (Tổng cục đường bộ) và địa phương (Sở GTVT). Gồm 12 phần mềm quản lý từ đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe, hình thành Cổng thông tin điện tử về giấy phép lái xe. Bộ Giao thông vận tải đã trang bị phòng máy chủ tại Tổng cục đường bộ, các máy trạm đặt tại các điểm cấp đổi của Tổng cục đường bộ và Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch, có kết nối thống qua đường truyền mạng. Hiện công tác cấp đối GPLX đã được áp dụng dịch vụ công mức độ 3,4 trên cổng thông tin điện tử.
Để phục vụ công tác quản lý, hiện Bộ Công an đã đầu tư, triển khai và lắp đặt hệ thống hơn 700 điểm đăng ký quản lý phương tiện tại 63 địa phương, phân cấp quản lý thành 3 cấp từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện; xây dựng phần mềm quản lý Giấy phép lái xe và phần mềm in thẻ nhựa tại 63 Công an các địa phưong để cấp và quản lý giấy phép lái xe trong Công an nhân dân. Định hướng công tác quản lý giấy phép lái xe sẽ được phân cấp đến Công an cấp huyện, việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại của người dân sẽ được thực hiện từ cấp xã (hiện đã là lực lượng Công an chính quy); sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ triển khai cấp, đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công, kết hợp tiếp nhận hồ sơ theo phương pháp thủ công dành cho người dân thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, địa bàn chưa phát triển về khoa học, công nghệ. Các cơ sở vật chất, hạ tầng, phần mềm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của Bộ Công an hiện nay đủ điều kiện để nâng cấp, kết nối tiếp nhận hệ thống dữ liệu quản lý từ Bộ Giao thông vận tải, thực hiện cấp, đổi, quản lý giấy phép lái xe cho người dân, đảm bảo quá trình tiếp nhận đưa vào hoạt động sẽ không phát sinh thêm đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ hạ tầng. Bộ Công an sẽ tiếp tục đẩy mạnh công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung quản lý người điều khiển phương tiện đồng bộ với dữ liệu dân cư, sức khỏe người lái xe, xử lý vi phạm theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tác động với xã hội
- Đối với người dân: Việc chuyển giao cơ quan quản lý được xây dựng theo định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Người lái xe tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe đã cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc khi có nhu cầu đổi, cấp lại. Bên cạnh đó người dân tiếp tục được thụ hưởng những chính sách xã hội hóa của nhà nước, được tiếp cận tiến bộ khoa học trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được sử dụng những dữ liệu liên quan đến cá nhân trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe, được lựa chọn hình thức học, lựa chọn cơ sở đào tạo, giáo viên dạy lái, trung tâm sát hạch lái xe, cơ quan cấp, đối giấy phép lái xe theo điều kiện, nhu cầu cá nhân, đảm bảo tiết kiệm về thời gian, kinh phí, nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Ngoài những trường hợp đăng ký qua mạng, người dân có thể đăng ký đổi theo hình thức thủ công nộp hồ sơ từ Công an cấp xã đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân.
- Đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân kỉnh doanh dịch vụ đào tạo, sát hạch lái xe: Bộ Công an sẽ tiếp tục thực hiện xã hội hóa theo quy định của Luật Đầu tư theo hướng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước, hoạt động đào tạo lái xe và dịch vụ cung cấp cơ sở vật chất (trung tâm sát hạch lái xe) phục vụ công tác sát hạch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, theo đó các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật sẽ tiếp tục được tham gia ngành nghề này. Bộ Công an sẽ xây dựng chính sách theo hướng quản lý chặt chẽ chất lượng của người lái xe tham gia giao thông qua hoạt động tổ chức sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện sau sát hạch.
Sự hiệu quả, hợp lý
Quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là một nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Khi Dự thảo Luật được đăng trên cổng thông tin điện tử Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, đã được đa số ý kiến đồng tình, ủng hộ, một số ít còn băn khoăn
Quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là một nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Khi Dự thảo Luật được đăng trên cổng thông tin điện tử Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, đã được đa số ý kiến đồng tình, ủng hộ, một số ít còn băn khoăn hoặc đề nghị có đánh giá tác động cụ thể khi chuyển giao.
Phần lớn các ý kiến ủng hộ khi công tác này được chuyển giao cho Ngành Công an thực hiện trên cơ sở công khai, minh bạch, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ theo xu thế hiện nay, có sự kết nối liên thông giữa các bộ, ngành bảo đảm khách quan, chặt chẽ. Ngành Công an thông qua thực tiễn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để biên soạn, bổ sung các nội dung, chương trình đào tạo, biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng công tác sát hạch để khắc phục những sơ hở, bất cập trong quản lý, đánh giá thực chất tình trạng chất lượng lái xe về ý thức, kiến thức, kỹ năng điều khiển, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, nguyên nhân tai nạn giao thông. Quá trình thay đổi cơ quan quản lý không có tác động, ảnh hưởng nhiều đến các chủ thể liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp, quản lý giấy phép lái xe, người dân được hưởng các lợi ích thiết thực và quan trọng nhất xác định rõ Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội, Chính phủ và người dân về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, là hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do tai nạn giao thông gây ra./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét